TẠO LIÊN KẾ T

Một phần của tài liệu UNG DUNG CNTT TRONG THIET KE BAI GIANG DIEN TU ( DHSP HUE ) (Trang 29 - 86)

Liên kết (hyperlink) cho phép, trong khi đang trình diễn, di chuyển đến một slide trong tài liệu hay mở một tập tin khác khi thực hiện click lên một đối tượng, một đoạn text. Tạo các liên kết hợp lý cho phép quá trình trình diễn linh hoạt hơn. Chẳng hạn tạo liên kết từ slide tóm tắt nội dung đến các slide chứa các nội dung tương ứng, tạo liên kết đến các đẫn chứng minh họa, các giải thích thêm dùng trong trường hợp cần thiết…

Để tạo liên kết, ta chọn đối tượng hay văn bản, thực hiện menu

[Insert]\Hyperlink Hoặc click phải chuột, chọn Hyperlink, Hộp hội thoại Insert Hyperlink xuất hiện:

Các chọn lựa:

Existing file or Web page: liên kết đến 1 file hay trang web

Place in This Document: liên kết đến một vị trí trong bản trình diễn. Có thể

kế tiếp (Next Slide), slide trước (Previous Slide), một cách trình diễn riêng (Custom Show) hay chọn cụ thể một slide nào đó.

II. THIẾT LẬP CÁC HÀNH ĐỘNG

Với việc sử dụng chức năng hyperlink, ta có thể tạo các liên kết nhanh chóng. Ngoài ra chúng ta có thể tạo liên kết với các tùy chọn mở rộng hơn nhờ vào chức năng Action Settings.

Để tạo hành động, ta chọn đối tượng hay văn bản, thực hiện menu [Slide Show]\Action Settings...

Hai loại hành động:

Mouse click: Xảy ra khi click lên đối tượng

Mouse over: Xảy ra khi chuột đi ngang qua trên đối tượng

Các hành động:

oNone: Không có hành động

oHyperlink to: Liên kết, như chức năng Hyperlink nói trên.

oRun program: Thực hiện chương trình

oRun macro: Thực thi một macro

BÀI 6. HOÀN THÀNH BN TRÌNH DIN

I. THIẾT LẬP CUSTOM SHOW

Một Custom Show là một cách trình diễn, sử dụng một số slides nào đó theo trình tự chọn lựa. Cùng một bản trình diễn, chúng ta có thể tạo ra nhiều Custom Show khác nhau để trình cho các đối tượng người nghe khác nhau.

Cách tạo: sử dụng menu [Slide Show]\Custom Show. Hộp hội thoại sau xuất hiện:

Các nút chức năng:

+ New: Tạo Custom Show mới

+ Edit: Sửa Custom Show đang chọn

+ Remove: Xóa

+ Copy: Sao chép Custom Show Trong khi tạo mới hay sửa chữa Custom Show, Chọn các Slide ở mục

Slide in presentation bên trái và click Add

để thêm vào Custom Show. Ngược lại, chọn Slide ở Custom Show bên phải và bấm Remove để loại nó ra khỏi Custom Show. Các nút mũi tên bên phải là để thay

đổi thứ tự trình diễn của Custom Show.

II. THIẾT LẬP CÁCH TRÌNH DIỄN

Ta có thể vào menu [Slide Show]\Set Up Show để thiết lập một số thông số về

cách trình diễn. Một số tuỳ chọn thường dùng:

o Loop continuously until ‘ESC’: Trình diễn lặp lại đến khi ấn phím ESC, khi trình diễn đến slide cuối cùng thì tự động quay lại slide đầu tiên, thoát khỏi chế độ trình diễn khi ta ấn phím ESC.

Tùy chọn này thường được dùng kết hợp với chức năng tựđộng chuyển slide (xem phần thiết lập chuyển cảnh – transition) để tạo các bản trình diễn giới thiệu đơn vị, giới thiệu các hoạt động, quảng cáo nơi công cộng… không cần người thuyết trình.

o Show Slides: Chọn những slide hoặc một “Custom Show” cần trình diễn.

o Slide Show Resolution: Chọn độ phân giải cho màn hình

III.CÁC THAO TÁC CƠ BẢN KHI TRÌNH DIỄN

Di chuyển đến một slide nào đó:

Khi đang trình diễn, nếu muốn di chuyển đến một slide nào đó, ta click phải chuột, chọn:

o Next: Sang slide tiếp theo

o Previous: Về slide trước

o Last Viewed: Về slide trình diễn trước

đó

o Goto Slide: chọn mục này thì danh sách các slide hiện ra để ta chọn một slide cần di chuyển tới.

Ngoài ra, nếu muốn di chuyển đến một slide theo số thứ tự của nó, ta có thể gõ số thứ tự slide, sau đó gõ tiếp Enter.

Đánh dấu trên bản trình diễn:

Powerpoint cho phép ta vẽ thêm, đánh dấu lên slide khi đang trình diễn. Để thực hiện điều này, ta click phải chuột, chọn

Pointer Option, các tùy chọn về trỏ chuột hiện ra. Ta có thể chọn một loại mực, sau đó dùng chuột vẽ lên nền slide. Ngoài ra, công cụ Higlighter cho phép làm nối bật văn bản hay hình ảnh cần nhấn mạnh.

Khi muốn trở về bình thường, chọn

Arrow.

IV. IN BẢN TRÌNH DIỄN

Để in nội dung các slide ra máy in, có thể thực hiện lệnh [File]\ Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.

Hộp thoại Print xuất hiện:

oMục Printer để chọn máy in sẽ in;

oMục Print range- chọn phạm vi in: + All - in toàn bộ các slide;

+ Current slide - chỉ in slide hiện tại (đang chọn);

+ Slides - để in một phạm vi các slide nào đó. Ví dụ: 1,3,5-12 – tức là sẽ in ra các slide 1, slide 3 và các slide từ 5 đến 12.

oMục Print what - chọn nội dung cần in trên các slide:

+ Slides - in nội dung các slide, mỗi slide sẽ in ra một trang giấy;

+ Handouts - in nội dung các slide, có thể in nhiều slide lên trên cùng một trang giấy. Số slide được in trên một trang giấy có thể chọn ở mục Slides per page;

+ Note page - in ra những thông tin dạng chú thích các slide; + Outline - chỉ in ra những thông tin chính (outline) trên các slide.

Copies - để nhập số bản in;

oNgoài ra còn có một số các tuỳ chọn in như sau:

+ Grayscale: In theo các màu đã thiết kế trên slide;

+ Scale to fit paper: Tựđộng căn chỉnh nội dung in vừa khít với trang in;

+ Frame slides: In cả khung bao quanh mỗi slide (frame);

+ Pure black and white: Chỉ in màu đen trắng.

V. LƯU, ĐÓNG GÓI BẢN TRÌNH DIỄN 1. Tuỳ chọn lưu file 1. Tuỳ chọn lưu file

Thực hiện menu [Tools]\Options để vào hộp hội thoại Options. Các tùy chọn liên quan đến việc lưu văn bản nằm trong trang Save:

+ Allow fast saves: Cho phép lưu nhanh, nhưng kích thước file lơn dần lên.

+ Save AutoRecover info every … minutes: Tựđộng lưu văn bản thành bản

recover sau bao nhiêu phút do ta nhập vào. Chức năng này cho phép chúng ta đỡ mất thông tin trong trường hơp Powerpoint thoát không bình thường (mất điện, treo máy…)

+ Embeb True Type fonts: Nhúng font chữ vào trong file trình diễn. Điều này cho phép ta mang bản trình diễn sang bất kỳ máy khác vẫn hiển thị tốt tiếng việt mà không cần cài font chữ cho máy đó, tuy nhiên lựa chọn này làm cho kích thước tập tin lớn lên.

2. Đặt mật khẩu bảo vệ

[Tools]\Options, vào trang Security, các chọn lựa:

o Password to open: mật khẩu để mở file

o Password to modify: mật khẩu để sửa nột dung

Sau khi nhập mật khẩu vào ô tương ứng, bấm OK, Powerpoint sẽ yêu cầu nhập lại mật khẩu. 3. Đóng gói để ghi CD Việc đóng gói cho phép ta tạo một đĩa CD chứa các bản trình diễn để có thể trình diễn trên máy khác với chức năng Autorun và có thể

trình diễn cho dù máy đó có cài MS Powerpoint hay không.

Để thực hiện đóng gói, chọn menu [File]\Package for CD

o Chọn Add Files để thêm danh sách các tập tin

o Vào mục Optionsđể khai báo nhúng font hay đặt mật khẩu

o Chọn Copy to CD để ghi vao đĩa CD hoặc Copy to Folderđểđóng gói vào thư mục nào đó.

CÁC BÀI TH HÀNH MS POWERPOINT

Bài 1. Dùng chức năng AutoContent wizard tạo một bản trình diễn (dưới dạng cấu trúc tổng quát) về dạng Project Training. Quan sát dưới các chế độ nhìn (View) khác nhau, chỉnh sửa tiêu đề và một vài slide, cuối cùng lưu bản trình diễn với tên baith1.ppt

Bài 2. Tạo một bản trình diễn trắng và thêm các thông tin tượng trưng như dưới đây. Chú ý sử dụng Silde Master đểđưa những phần xuất hiện chung. Từ slide thứ tư trở đi dùng chức năng Duplicate Slide để tạo các slide giống nhau.

Sau khi tạo đầy đủ cho các mục, bản trình diễn sẽ gồm 8 slide

Bài 3. Tạo một bản trình diễn theo mẫu thiết kế sẳn. Và thực hiện:

ƒ Sửa Slide Master để thay đổi nền bản trình diễn, đưa vào các thông tin chung ƒ Tạo slide đầu tiên và slide thứ 2 như hình dưới

ƒ Tạo tiếp 4 slide cho 4 con vật khác (dog, monkey, bear, Elephant), sao chép từ

slide 2

ƒ Áp dụng chuyển cảnh bất ký cho bản trình diễn

Ghi chú: Để có các bức tranh, vào trang Web www.google.com.vn, mục hình ảnh, gõ từ

khoá là tên các con vật để tìm tranh.

Khi tìm thấy các bức tranh, có thể lưu lại bằng cách R-click, chọn Save Picture As. Cũng có thể R-click, chọn Copy và vào Paste trực tiếp trên Powerpoint

Bài 4. Tạo bản trình diễn, chèn các đối tượng vào slide. Trong đó:

ƒ Slide 2: Chèn tranh và phim (phía dưới tranh). Khi click vào đối tượng phim thì phim sẽ chiếu và phóng to hết màn hình

ƒ Thiết lập chuyển cảnh sao cho khi trình diễn, cứ 5 giây sẽ tựđộng chuyển slide,

đến hết thì quay lại slide đầu.

:

Ghi chú: Để có phim và tranh, vào tranh Web

www.dhsphue.edu.vn, vào mục Tng quan-> Phim-Hình nh.

Để lấy phim, click vào dòng link “ngôi trường bên bờ sông hương”. Trong cửa sổ nhỏ chứa phim, R-click, chọn Properties. Trong cửa sổ

properties, chọn copy dòng địa chỉ phía sau

Location, sau đó vào trình duyệt (Internet Explorer) dán vào chổ Address và gõ Enter.

Bài 5. Tạo slide như hình bên với các hiệu ứng

Khi trình diễn, tất cả nội dung xuất hiện, ngoại trừ các dấu >,<,=.

Sau đó, với mỗi click trên slide, các dấu >,<,= sẽ lần lượt bay vào vị trí.

Bài 6. Tạo slide như hình bên, chú ý các cột A, B

được bố trí trên 2 placeholder khác nhau. Thêm hiệu ứng như sau: ƒ Ngay khi trình chiếu,

tiêu đề “vocabulary” và dòng “Math a word…” lần lượt xuất hiện dưới dạng lắc tròn và bay vòng vào. ƒ Click tiếp: Cột A xuất hiện lần lượt từng dòng, sau đó đến cột B

ƒ Với mỗi lần click tiếp theo, từng đường nối từ cột A sang B xuất hiện. ƒ Thêm âm thanh cho các hiệu ứng

Bài 7. Thực hiện trò chơi ô chữ:

ƒ Các dòng chữđáp án ban đầu bị che khuất

ƒ Khi click vào các số 1, 2, 3… bên trái thì sẽ xuất hiện các câu hỏi (bố trí ở slide khác). ƒ Khi click vào hình mặt người bên phải, các đáp án tương ứng sẽ xuất hiện

ƒ Trong slide chứa các câu hỏi phải có liên kết trở về và chữ “Hết giờ” xuất hiện sau 30 giây kể từ khi slide trình chiếu.

PHẦN II

BÀI I. CHNH SA PHIM VI WINDOWS MOVIE MAKER

I. MỞĐẦU

Windows Movie Maker là phần mềm chỉnh sửa phim có sẳn trong Windows XP. Sử dụng Windows Movie Maker có thực hiện các thao tác chỉnh sửa phim đơn giản như cắt phim, lắp ghép, lồng tiếng, thêm phụđề và các văn bản khác… Đây là một phần mềm dễ sử dụng, hiệu quả cho việc tạo tư liệu từ các nguồn có sẳn.

Các bước tạo phim bằng Windows Movie Maker:

o Lấy tài liệu nguồn:

+ Chọn file phim, tranh ảnh, âm thanh từđĩa

+ Thu từ camera, Webcam

o Tiến hành cắt xén, lắp ghép, lồng âm thanh

o Thêm các hiệu ứng, chuyển cảnh, phụđề o Xuất phim

Để khởi động Khởi độngWindows Movie Maker, ta chọn:

StartÆProgramsÆWindows Movie Maker (Màn hình làm việc)

Các tài liệu

nguồn

Màn hình xem

thử

Phim mới (Movie) sẽ được tạo trên Timeline

từ các Clip

Các thành phần trên cửa sổ Windows Movie Maker thông thường bao gồm:

o Movie Task chứa các chức năng cơ bản theo thứ tự các bước tạo phim. Các chức năng này gộp thành 3 công đoạn: Capture Video (Lấy phim vào), Edit Movie (sửa phim) và Finish Movie (Hoàn thành phim). Để bật tắt Movie

Task, ta click vào nút Tasks trên thanh công cụ.

o Khung giữa thường để chứa bộ sưu tập (Collection), chứa các đoạn phim nguồn làm nguyên liệu.

o Phía dưới chứa Timeline hoặc Storyboard, đây chính là nơi ta bố trí, lắp ghép và thêm các yếu tố khác để tạo phim. Timeline và Storyboard là hai hình thức hiển thị khác nhau.

Một đoạn phim nguồn dùng để tạo phim gọi là một Clip, chúng ta sẽ chọn và đưa chúng lên Timeline để ghép thành phim cuối cùng, gọi là Movie.

Timeline được chia thành các thanh song song năm ngang:

+ Video chứa hình ảnh

+ Transition chứa các hiệu ứng chuyển cảnh.

+ Audio chứa phần âm thanh của clip nguồn.

+ Audio/Music chứa âm thanh mà ta lồng thêm vào.

+ Title Overlay chứa các phụđề.

Việc bố trí như thế cho phép chúng ta chọn riêng các thành phần để chỉnh sửa dễ dàng.

o Bên phải của màn hình Windows Movie Maker còn có một khung hình

II. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN ĐỂ TẠO PHIM 1. Lấy tài liệu nguồn

Để lấy tài liệu nguồn ta có thể chọn các chức năng sau trong Movie Tasks:

+ Import video: lấy phim vào

+ Import pictures: lấy tranh vào

+ Import audio or music: lấy file âm thanh

+ Capture form video device: thu hình trưucj tiếp từ thiết bị video như camera

kỹ thuật số, webcam, card TV,

microphone…

Ta cũng có có thể sử dụng menu

[File]\Import into Collections để chọn phim, nhạc, tranh từ đĩa hay [File]\Capture Video để

thu hình trực tiếp từ các thiết bị.

Các thành phần lấy vào sẽ được đưa vào trong bộ sưu tâp (Collection).

2. Lắp ghép các thành phần

Để lắp ghép phim từ các clip lấy vào, ta dùng chuột kéo tài liệu nguồn từ bộ

sưu tập đến thả vào Timeline.

Ngoài ra, ta cũng có thể kéo thảđể di chuyển các thành phần trên Timeline.

3. Định vị tại một frame

Phim được tạo nên từ các khung hình liên tiếp gọi là Frame, dĩ nhiên số lượng frame lớn nên không thể hiển thị hết trên Timeline. Tuy nhiên chúng ta có thể định vị và xem từng frame. Việc đánh dấu vị trí frame hiện thời thông qua một thanh thẳng đứng trên Timeline.

Để định vị tương đối một frame, ta click lên thước thời gian ở phía trên của Timeline. Sau đó có thể di chuyển tiến, lùi nhờ các nút trên khung

Preview hay sử dụng menu Play.

4. Cắt xén clip trên Timeline

Sau khi đưa clip lên Timeline, chúng ta có thể cắt bỏ bớt một đoạn nào đó. Thực chất của việc cắt bỏ này là chỉ tạm che dấu đoạn đó đi, nó không ảnh hưởng

đến clip nguồn và có thể khôi phục lại. Để thực hiện cắt bớt clip ta định vị tại một vị

vị trí hịện tại hay [Clip]\Set End Trim Point cắt bỏ từ vị trí hịện tại đến cuối.

Để khôi phục lại clip, ta xóa bỏ các điểm cắt (trim point) bằng cách thực hiện menu [Clip]\Clear Trim Points.

Ngoài ra ta cũng có thể cắt các clip bằng cách Drag chuột vào các vị trí biên của Clip.

5. Chia một Clip làm đôi

Để chia một clip làm 2, ta xác vị trí (frame) cần cắt, chọn menu [Clip]\Split để cắt.

6. Xử lý lấy âm thanh

a. Tách lấy âm thanh của clip

Ta có thể bỏđi phần hình, chỉ lấy âm của một clip. Khi một clip có âm thanh, phần âm xuất hiện trên thanh Audio ta có thể tách lấy bằng cách kéo rê nó xuống thanh Audio/Music. Phần Video sẽ bị biến mất chỉ còn lại phần tiếng.

b. Thay đổi phần âm thanh

Muốn xóa tiếng của clip gốc, ta chỉ click trên Timeline để chọn clip và thực hiện menu phải [Clip]\Audio\Mute.

Muốn đưa âm thanh khác vào, ta kéo âm thanh từ bộ sưu tập vào thanh

Audio/Music trên Timeline.

Muốn lồng tiếng trực tiếp từ microphone, ta chọn định vị frame bắt đầu, sau đó chọn biểu tượng Narrate Timeline (phía trước Timeline) để bắt đầu lồng tiếng.

7. Thêm hiệu ứng

Click View Video Effects trong cửa sổ Movie Tasks, các hiệu ứng xuất hiện dưới dang biểu tượng ở vùng collection. Kéo rê một hiệu ứng xuống thả vào trong một clip để áp dụng cho nó.

Hiệu ứng áp dụng cho nguyên clip, thiết lập hiệu ứng (ví dụ quay chậm) cho một đoạn ở giữa clip, ta phải chia nhỏ clip đó ra.

Xoá hiệu ứng

Click phải chuột trên clip, chọn Video Effects

Một phần của tài liệu UNG DUNG CNTT TRONG THIET KE BAI GIANG DIEN TU ( DHSP HUE ) (Trang 29 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)