Tình hình nghiên cứu về hoa la nở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan hồ điệp (phalaenopsis) tại thái nguyên (Trang 29 - 32)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.2. Tình hình nghiên cứu về hoa la nở Việt Nam

1.4.2.1. Các nghiên cứu về phân bón

Theo tác giả Nguyễn Hạc Thuý (2001) [14], hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng trên 40 loại phân bón lá khác nhau trong đó có rất nhiều loại phân bón lá vơ cơ dùng cho lan mà phần lớn là các sản phẩm ngoại nhập hoặc sản xuất theo quy trình nước ngoài như Grow more (Hoa Kỳ), Yogen (Nhật), Agricomik (Thái Lan). Chính vì có những chủng loại như vậy cho nên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bón phân gì, bón như thế nào có lợi cho sinh trưởng phát triển của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao đó là một bài tốn khó. Do nhu cầu về dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng là khác nhau nên phân bón cũng thay đổi tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Phân bón qua lá gồm: phân hố học (vô cơ), phân hữu cơ (xác bã động, thực vật) và phân phức hữu cơ.

- Cách sử dụng với phân hoá học: tuỳ theo từng loài và tuỳ theo giai

đoạn sinh trưởng phát triển của cây

Phân có tỷ lệ đạm cao (30:10:10): rất phù hợp cho cây con, những cây đang nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa.

Phân có tỷ lệ lân cao: kích thích ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng của cây.

Việc sử dụng phân có hàm lượng lân cao cần thận trọng vì nếu cây đang ở giai đoạn sung yếu (do sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng) càng làm cho cây chậm lớn và ra hoa cũng xấu.

Phân có tỷ lệ kali cao: giúp cây khoẻ, chống hạn, sâu bệnh tốt. So với cây trồng khác thì cây lan cần lượng kali tương đối nhiều vì mục đích chính của ni trồng lan là thưởng thức hoa, kali giúp hoa có màu sắc đẹp, bền thường sử dụng phân kali vào lúc cây lan có hoa.

Với lan Hồ điệp dùng phân bón vơ cơ là tốt nhất và chỉ nên bón vào mùa mưa (từ tháng 5- tháng 8). Sau khi cây hết hoa có thể thúc cho cây ra khi phun 3 lần liên tục hỗn hợp 0,5% của (Urê +KH2PO4+ FeSO4) theo tỷ lệ (1:1:1).

Theo Trung tâm kỹ thuật Rau- Hoa- Quả Thường Tín, giai đoạn cây con (15 ngày sau trồng) phun dinh dưỡng NPK có tỷ lệ 30:10:10 với nồng độ 0,2% định kỳ 5 ngày 1 lần cây con sinh trưởng rất tốt.

- Cách sử dụng phân hữu cơ: ngồi nguồn phân bón vơ cơ ra, phân hữu cơ cũng rất tốt cho lan, phân hữu cơ dễ chế biến, nguyên liệu phong phú.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong phân hữu cơ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây như axítamin, vitamin, vi lượng... Điều chú ý là các dạng phân hữu cơ dùng cho hoa lan phải hồn tồn hoai mục, khơng có mùi.

Phân hữu cơ ở các dạng: nước tiểu người và động vật, phân động vật, xác bã động vật, than xương. Sự pha chế phân hiện nay dễ hơn nhờ ngun liệu sẵn có, dễ tìm nhưng thành phần của phân khơng rõ rệt.

+ Nước tiểu: hồ lỗng nước tiểu với tỷ lệ 1:10 hay loãng hơn, tưới cách nhật tốt nhất 1 tuần tưới 2 lần. Phù hợp với tất cả các loài lan. Hoặc 100ml nước tiểu + 100g bã đậu phụ ngâm với 0,8 lít nước cho lên men từ 7 - 10 ngày để lắng lọc lấy phần nước trong (nguyên chất). Mỗi tháng tưới 1 - 2 lần pha tỷ lệ 1:4 rất thích hợp với Dendrobium, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Oncidium, Renather.

+ Xác bã động vật: theo các nhà trồng lan Đài Loan thì nước ngâm lơng gà, vịt, bột cá là tốt nhất đối với lan Hồ Điệp mà không mọc rêu xanh.

Cách tưới phân: việc lựa chọn phân cho lan rất quan trọng nhưng cách

tưới phân cũng không kém phần quan trọng. Tưới phân sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất. Tưới phân sao cho có hiệu quả kinh tế nhất.

Phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi: phân ở dạng dung dịch, dung dịch ấy bám vào rễ, lá và giá thể. Các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên qua màng tế bào chất để vào bên trong nguyên sinh chất của tế bào. Vì vậy, phân mà ta tưới vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào chừng cịn ở dạng dung dịch. Ngược lại tưới khơng lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vệt trắng ở ngồi của lá thì chỉ ít phân được hấp thụ vào lá.

Khoảng cách giữa những lần tưới: tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, giá thể, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân, việc tưới nên tiến hành từ nồng độ thấp đến cao, như vậy sẽ tốn công lao động nhưng không nguy hại cho lan.

Với lan con 5 ngày tưới 1 lần, lan trưởng thành 7 ngày/1lần (mùa hè), từ 7 - 10 ngày (mùa đông). Sau khi tưới phân, ngày hôm sau nên gia tăng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lượng nước tưới với mục đích nếu lượng phân chưa hấp thụ hết thì vẫn có thể tiếp tục đồng thời giúp rửa sạch muối đọng trên lá và trong giá thể.

Sản phẩm phức hữu cơ có nguồn gốc từ EDTA (etilendiamin tetraaxetic axit) và các Aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ giàu protein (Pomior-polymicroelements organic). Sản phẩm ở dạng dung dịch màu xanh lá mạ, trong, đặc sánh; tỷ trọng từ 1,18 - 1,22; độ pH 6,5 - 7. Kết quả phun phân bón lá Pomior với nồng độ 0,4% định kỳ phun 5 ngày 1 lần, làm tăng năng suất và chất lượng hoa Cúc đồng tiền rất rõ rệt, tỷ lệ hoa loại I đạt 31,2% (Hồng Ngọc Thuận, 2005) [17]. Phân bón Pomior cũng làm tăng năng suất chất lượng hoa hồng, hoa cúc một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan hồ điệp (phalaenopsis) tại thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)