Nghiên cứu về phân bón và chế độ phân bón

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh dòng, giống và một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai lang có triển vọng tại việt yên - bắc giang (Trang 25 - 29)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.2.Nghiên cứu về phân bón và chế độ phân bón

1.4. Những nghiên cứu khoai lang trên thế giới và trong nước

1.4.2.Nghiên cứu về phân bón và chế độ phân bón

Với mỗi cây trồng, nhu cầu dinh dưỡng khoáng được biểu thị ở số lượng và tốc độ hấp thu các chất khống trong suốt q trình cây sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu dinh dưỡng là chỉ số tương đối ổn định nhưng nhu cầu phân bón lại thay đổi tùy theo đặc điểm đất đai, phân bón và điều kiện khí hậu, thời tiết. Với cây khoai lang, theo kết quả nghiên cứu của ISo E (Đài Loan) cho thấy muốn đạt năng suất củ 15 tấn/ha, cây cần lấy đi từ đất khoảng 70 kg N + 20 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha (Dẫn theo Đinh Thế Lộc, 1997)[10]. Về liều lượng, trong suốt quá trình sinh trưởng, cây khoai lang cần nhiều nhất là kali, kế đến là đạm và cuối cùng là lân. Cây khoai lang cần nhiều đạm nhất vào thời kỳ đầu (thời kỳ sinh trưởng thân lá), cần nhiều kali nhất vào giai đoạn sau (giai đoạn phát triển phình to của củ), cịn lân thì cây cần trong suốt q trình

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh trưởng, nhất là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của bộ rễ (Đinh Thế Lộc, 1997)[10].

Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp và tích lũy chất khơ về củ: Mối quan hệ giữa mức phân bón và chỉ số diện tích lá là mối tương quan thuận, nghĩa là khi phân bón tăng, chỉ số diện tích lá cũng tăng theo (Đinh Thế Lộc, 1989)[9]. Tuy nhiên, do có sự che khuất lá với nhau lớn nên nếu chỉ số diện tích lá tăng q cao thì hiệu suất quang hợp thuần sẽ giảm. Theo Đinh Thế Lộc, hiệu suất quang hợp thuần cao nhất là ở chỉ số diện tích lá từ 3,5 – 4,2. Quan hệ giữa mức phân bón và hiệu suất quang hợp thuần khá phức tạp. Nhìn chung, mức phân bón tăng thì hiệu suất quang hợp thuần tăng, nhưng mức phân bón tăng q cao thì hiệu suất quang hợp thuần lại giảm (Bùi Huy Đáp, 1984)[3]. Như vậy, mỗi loại giống khoai lang có một mức phân bón thích hợp ổn định tùy theo điều kiện đất đai và vùng sinh thái nhất định.

Các giống khoai lang cho năng suất củ cao thì khối lượng chất khơ ở rễ củ thường tăng dần theo thời gian sinh trưởng và phụ thuộc chặt chẽ vào diện tích lá. Ở chỉ số diện tích lá trên dưới 4 thì độ tăng chất khơ ở rễ củ lớn nhất (Đinh Thế Lộc, 1989)[9]. Nếu chỉ số diện tích lá quá cao, đặc biệt lại giảm ít vào thời kỳ cuối, thì lại càng ảnh hưởng lớn đến tốc độ tích lũy chất khơ về củ. Ở những ruộng khoai lang khơng được bón đủ phân, đất q nghèo dinh dưỡng, bộ lá xuống mã sớm thì lượng vật chất khơ tạo thành ít, dẫn đến năng suất thân lá và năng suất củ đều giảm (O’Sullivan và cs, 1997)[21]. Phạm Văn Cường (2009)[2] nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính quang hợp, chất khơ tích lũy và năng suất củ của khoai lang trồng trong vụ Đơng có kết luận: năng suất củ khoai lang có quan hệ chặt với cường độ quang hợp và với lượng chất khơ tích lũy vào cuối giai đoạn sinh trưởng.

Các nghiên cứu về phân bón và bón phân cho khoai lang:

Đạm là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình thâm canh tăng năng suất khoai lang. Tổ công tác chuyên gia khoai lang tiến hành

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tại Hà Bắc năm 1966 cho biết: Bón phân đạm làm năng suất khoai lang tăng 6 – 12% (Đinh Thế Lộc, 1979) [8]. Nghiên cứu về thời kỳ bón thúc đạm cho khoai lang, Đinh Thế Lộc và cs (1979) [8] có kết luận: Bón thúc đạm sớm (sau trồng 20 – 45 ngày) làm năng suất tăng 10 – 20% so với đối chứng khơng bón đạm, nhưng nếu bón thúc đạm muộn (sau trồng 80 – 90 ngày) sẽ làm năng suất củ giảm 10% so với đối chứng. Bón lót đạm tuy khơng làm tăng năng suất củ như bón thúc, nhưng cũng làm năng suất tăng 7%.

Đối với các giống khoai lang lấy thân lá làm thức ăn gia súc, đạm có tác dụng rất rõ đến việc làm tăng năng suất thân lá. Nguyễn Thế Yên (1999)[14] cho biết: Khi tăng liều lượng đạm từ 60 – 120 kg N/ha, năng suất thân lá của các dòng, giống khoai lang làm thức ăn gia súc tăng từ 50 – 100%, năng suất củ đạt cao nhất ở mức bón 80 kg N/ha, ở mức bón cao hơn năng suất củ có xu hướng giảm.

Nghiên cứu về liều lượng bón phân kali cho khoai lang, Đinh Thế Lộc và cs (1989)[9] có kết luận: liều lượng phân kali thích hợp cho khoai lang Đông Xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ ở nền phân bón thấp (8 tấn phân chuồng + 20 kg N + 20 kg P2O5/ha) là 80 – 100 kg K2O/ha và ở nền phân bón cao (16 tấn phân chuồng + 40 kg N + 40 kg P2O5/ha) là 100 – 120 kg K2O/ha. Bón phân kali ở mức cao hơn, năng suất củ có xu hướng giảm và tất nhiên hiệu quả kinh tế cũng giảm thấp. Về thời điểm bón kali cho khoai lang, Đinh Thế Lộc và cs (1989)[9] cũng đã xác định rằng: bón thúc kali thích hợp nhất là vào giai đoạn 45 – 60 NST, làm tăng năng suất 18 – 55%. Bón thúc kali quá sớm (20 NST) hoặc quá muộn (90 NST), tác dụng tăng năng suất của kali không rõ.

Về hiệu lực của phân kali, Nguyễn Thị Lan và cs (2004)[7] tiến hành thí nghiệm với giống TV1 trồng trong vụ Xuân, trên nền 10 tấn phân chuồng + 60 kg N + 30 kg P2O5/ha, với 4 mức bón kali (80, 120, 160 và 200 kg K2O/ha) so với cơng thức đối chứng (nền, khơng bón kali) cho thấy: bón kali đến mức 160 kg K2O/ha tuy có làm tăng năng suất so công thức bón 80 và 120 K2O/ha,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhưng sai khác này khơng có ý nghĩa. Mức bón đến 200 kg K2O/ha làm năng suất giảm rõ rệt, do mức cân đối N:P:K. Hiệu quả tăng năng suất của kali đạt 31,0 – 66,2 kg củ/kg K2O trong vụ xuân và đạt 25,9 – 58,3 kg củ/kg K2O trong vụ Đơng. Bón kali ở mức 120 kg K2O/ha cho lãi suất cao nhất trong cả 2 vụ.

Nghiên cứu về bón phối hợp NPK: trong q trình sinh trưởng phát triển, cây khoai lang cần cả 3 yếu tố dinh dưỡng NPK. Vì vậy, cần bón phối hợp NPK để cây sinh trưởng phát triển cân đối. Tùy từng loại đất mà tỷ lệ phối hợp NPK cần được điều chỉnh cho thích hợp với từng loại giống, để tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Theo Đinh Thế Lộc và cs (1997)[10], những loại đất nghèo dinh dưỡng (đất cát ven biển, đất bạc màu) nên bón với tỷ lệ NPK là 2:1:3. Theo Nguyễn Thị Lan (2004)[7], liều lượng NPK thích hợp cho vùng đất cát ven biển Thanh Hóa trên nền 10 tấn phân chuồng/ha là 60N + 30 P2O5 + 120 K2O hoặc 80N + 40 P2O5 + 120 K2O (kg/ha). Với những giống cho năng suất củ cao, nên bón kali ở mức 90 – 120 kg K2O/ha, để vừa đạt năng suất và chất lượng củ cao, vừa có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nguyễn Thế Yên và Đỗ Thị Thu Trang (2011)[14] nghiên cứu liều lượng phân bón tại các tỉnh miền Trung có kết luận về các liều lượng phân bón thích hợp với 3 loại chân đất như sau: đất có lúa 75 kg N + 37,5 kg P2O5 + 112,5 kg K2O/ha; đất chuyên màu 90 kg N + 45 kg P2O5 + 135 kg K2O/ha; và đất cát ven biển 105 kg N + 52,5 kg P2O5 + 157,5 kg K2O/ha.

Nghiên cứu về thời điểm bón phân hợp lý cho khoai lang: Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp I về thời điểm bón thúc cho khoai lang vụ Đông Xuân (Đinh Thế Lộc và cs, 1997)[10] cho thấy các cơng thức có bón thúc đều tăng năng suất so với khơng bón thúc từ 2 – 28%. Những cơng thức bón thúc sau trồng 20 – 30 ngày làm năng suất tăng 18 – 25% so với khơng bón thúc, cịn bón thúc muộn sau trồng 80 – 120 NST hầu như không làm tăng năng suất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh dòng, giống và một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai lang có triển vọng tại việt yên - bắc giang (Trang 25 - 29)