.b xem status bạn bè

Một phần của tài liệu xây dựng mạng xã hội địa điểm trên mobile (Trang 43)

Hình 5.2.d menu danh sách

5.3. Biểu đồ lớp

Thành phần view gồm các 4 Activity chính là : MainActivity, MapActivity( hiển thị bản đồ), MeActivity ( hiển thị thông tin cá nhân), PeopleActivity ( tương ứng với menu Danh sách ).

Thành phần Controler gồm lớp chính là Heart, trái tim của ứng dụng, lớp này sẽ dùng lớp ConnectActivity để gửi và nhận dữ liệu tới Server. Dữ liệu gửi đi và nhận về nằm trong các lớp JSON chứa các trường thông tin.

Thành phần còn lại là Model gồm lớp quản lý database là databaseManager. Lớp này có thành phần con là SQLiteDataBase có hỗ trợ trong thư viện lập trình Android và ánh xạ tới file database của ứng dụng. Dữ liệu sẽ được lưu trong các Bean được Heart khởi tạo trước khi thao tác với các dữ liệu.

Hình 5.3 biểu đồ lớp

5.4. Biểu đồ tuần tự

5.4.1. Usecase định vị bản thân

Ứng dụng sử dụng lớp Mapactivity để lắng nghe thay đổi vị trí của người dùng. Khi người dùng thay đổi vị trí 1 khoảng cách cho trước ( trong ứng dụng là 500m) hoặc người dùng chủ động định vị bản thân, update Location sẽ được thực hiện, sẽ cập nhật vị trí và gửi về server nếu cần thiết.

Hình 5.4.1 biểu đồ tuần tự định vị bản thân

5.4.2. Usecase bình luận

Hình 5.4.2 biểu đồ tuần tự bình luận

Người dùng bình luận status hoặc experience của người khác sẽ được lớp Heart uỷ quyền cho connectActivity thực hiện với dữ liệu gửi đi là đối tượng JSONcomment sau khi đã khởi tạo. respond trả về sẽ được kiểm tra , nếu thành công sẽ lưu vaaof cơ sơ dữ liệu.

Hình 5.4.3 biểu đồ tuần tự chia sẻ trạng thái

Cũng tương tự như bình luận lớp connectActivity sẽ được uỷ quyền để gửi đi JSONstatus đã được khởi tạo nhờ lớp Heart. Một điều khác là không cần phải lưu vào cơ sở dữ liệu.

5.4.4. Usecase chia sẻ trải nghiệm

Hoàn toàn tương tự với usecase chia sẻ trạng thái, dữ liệu gửi đi có thể nhiều hơn nếu người dùng có đăng kèm theo ảnh cá nhân.

Hình 5.4.4 biểu đồ tuần tự chia sẻ trải nghiệm

5.4.5. Usecase gửi tin nhắn

Hình 5.4.4 biểu đồ tuần tự khám phá địa điểm

Khám phá địa điểm là chức năng người dùng gửi yêu cầu lấy thông tin liên quan đến địa điểm mà họ chọn. thông tin là các trải nghiệm của người khác về địa điểm này nếu họ chia sẻ với người dùng. Người dùng cần gửi đi ID của place đến Server, dữ liệu trả về là các trải nghiệm liên quan.

6. Server

6.1. Kiến trúc tổng quan

Server được xây dựng theo mơ hình web MVC.

Hình 6.1 kiến trúc Server

Tuy nhiên dữ liệu hiện thị không hiện thị trên web nên tầng View sẽ trả về dữ liệu theo định dạng JSON object để thuận tiện cho việc trao đổi dữ liệu và kiến trúc RESTful Service. Đối với mơ hình web MVC có rất nhiều framework hỗ trợ. Trong khuôn khổ đồ án sử dụng Springweb MVC vì nó hỗ trợ mạnh kiến trúc Restful và JSON object. Ngoài ra ở tầng Model, đồ án sử dụng Hibernate Frame work để công việc kết nối với database dễ dàng hơn. Cơ sở dữ liệu được xây dựng bằng Oracle 10g .

Khi ứng dụng gửi request đến server theo các yêu cầu của kiến trúc RESTful Service như post, get, put, delete, Tomcat nghe ngóng và chuyển yêu cầu này Front controller của Spring Framework. Tiếp tục, request được uỷ thác cho Controler. Việc chuyển công việc thao tác dữ liệu liên quan nếu có sẽ được thực hiện bởi Model được tạo bởi Controler. Tại đây, ta có Hibernate hỗ trợ. Hibernate có các bean và các bean này ánh xạ với database. Các bean được tạo ra và được khởi tạo dữ liệu và dữ liệu sẽ truyền vào bean, bean sẽ lăn ra lăn vào database để thực hiện cơng việc thao tác dữ liệu của mình. Việc ánh xạ sẽ được qua các file cấu hình mà Hibernate yêu cầu. Hibernate kết nối với database Oracle 10g với thư viện của mình. Kết quả trả về sẽ được Controler đẩy cho Front controller và nó sẽ thực hiện tạo các đối tượng dữ liệu trả về cho các request theo mẫu View Template mà ở đây là các đối tượng JSON object.

6.2. Biểu đồ lớp

Kiến trúc web MVC được xây dựng theo framework Spring MVC 3.0. Các lớp listener các yêu cầu từ client được framework hỗ trợ. Việc xây dựng controller là kế thừa các lớp trong thư viện. Các lớp chính có thể nhóm thành 3 nhóm:

mapping. dữ liệu sẽ truyền cho các Bean và thực hiện thao tác với database. Các bean này cũng được xuất hiện trong các file cấu hình của Hibernate.

Hình 6.2 biểu đồ lớp server (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3. Thiết kế Cơ sở dữ liệu 6.3.1. Mơ hình thực thể liên kết

Cơ sở dữ liệu xoay quanh người dùng. Người dùng là myCharacter – nhân vật chính. Người dùng có những trải nghiệm về điểm, có lược sử hành động của mình tại đâu đó, các địa điểm này sẽ được coi là địa điểm mà người dùng quan tâm, lược sử hay trải nghiệm sẽ được chia sẻ với những ai. Người dùng kết bạn với ai, có inbox và outbox chứa các tin nhắn . Và khi họ viết comment về hành động hay lược sử , trải nghiệm của người khác. Notification là thơng báo cho người dùng họ có gì tương tác với họ chẳng hạn : bạn bè vừa comment hay có tin nhắn, hay nhận được lời mời kết bạn …

Hình 6.3.1 sơ đồ thực thể liên kết

6.3.2. Thiết kế bảng cơ sở dữ liệu

Database gồm 10 bảng với bảng mycharacter làm trung tâm liên kết với các bảng khác. Riêng bảng policy liên kết ngầm định với bảng experience , history và mycharacter. Policy type ở các bảng này có 4 kiểu: all- tất cả mọi người được phép xem, friend – chỉ có bạn bè mới được xem – no one , không ai được xem cả và some- 1 vài người chỉ định trong policy mới được xem. Đây là cách liên kết ngầm định với các bảng còn lại của policy.

Comment cũng có 2 loại 1 loại là comment lên status và loại còn lại là lên experience. Quyết định thuộc loại nào do trường type và targetid là id của comment hoặc exprience.

Bảng notification có trường đặc biệt là type và targetid cũng chỉ ra đối tượng tương tác thông báo cho người dùng như là comment hay lời mới kết bạn…

Hình 6.3.3.a bảng policy

Hình 6.3.3.b bảng place

Hình 6.3.3.c bảng notification

Hình 6.3.3.d bảng comment

Hình 6.3.3.e bảng mycharacter

Hình 6.3.3.g bảng image

Hình 6.3.3.h bảng history

Hình 6.3.3.i bảng friend

Hình 6.3.3.j bảng experience

6.4. Biểu đồ Usecase

Hình 6.4 biểu đồ usecase server

Về cơ bản các usecase ở server giống với usecase của hệ thống nhưng tác nhân giờ đây là các yêu cầu từ client nên chi tiết về mặt kỹ thuật hơn hệ thống. các chức năng cơ bản tương ứng như login,get place Experience tương ứn với khám phá địa điểm của hệ thống, get people in place tương ứng với khám phá xung quanh, ping message tương ứng với gửi tin nhắn,post comment tương ứng với bình luận, post experience tương ứng với chia sẻ trải nghiệm, post status tương ứng với chia sẻ hành động, post make friend request và post make friend confirm tương ứng với usecase kết bạn trên của mạng xã hội…

Hình 6.5.1 biểu đồ tuần tự login

Mỗi ứng dụng đều cần đăng nhập của người dùng. Các thành viên của Facebook sẽ đăng nhập với server của Facebook, login này chỉ áp dụng cho thành viên của mạng xã hội.Khi nhận được yêu cầu, controller được uỷ thác sẽ gọi đến lơp characterBO, lớp này gọi đến phương thức tương ứng để trả về dữ liệu. dữ liệu bao gồm thông tin người dùng, danh sách bạn bè, và notification là thông báo cho người dùng có gì mới với mình.

Controller cũng thực hiện việc kiểm tra kết quả trả về. Việc đăng nhập xảy ra như tiến trình trên hình.

6.5.2. Usecase lấy vị trí của 1 người ( get person Location )

Khi nhận được yêu cầu, controller được uỷ thác sẽ gọi đến lơp characterBO, lớp này gọi đến phương thức tương ứng để trả về dữ liệu. Và điều cần làm là đối chiếu người gửi yêu cầu có nằm trong danh sách cho phép hay không. Thêm một điều nữa là có thể người được u cầu về vị trí có thể chưa tham gia mạng xã hội mà là thành viên Facebook, do đó cần trả về kết quả phù hợp.

Hình 6.5.2 biểu đồ tuần tự get person location

6.5.3. Usecase get people in place

Usecase tương ứng với usecase khám phá địa điểm tại client. đầu vào là địa điểm, đầu ra là danh sách character. Tương tự như trên lớp BO và DAO sẽ thực hiện nhiệm vụ lấy về dữ liệu. Tất nhiên kết quả trả về là danh sách những ai chia sẻ tại địa điểm đó.

Hình 6.5.3 biểu đồ tuần tự get people in place

6.5.4. Usecase getPerson - lấy thông tin thành viên.

Chức năng tương ứng khi người dùng muốn hiển thị thông tin chi tiết của người khác so với những thơng tin cơ bản như tên vị trí hay status. Đó có thể là danh sách bạn bè, các địa điểm mà người dùng quan tâm và cả những trải nghiệm của họ trên các địa điểm. Tất nhiên, phải kiểm tra người gửi yêu cầu có nằm trong số những người được cho phép hay khơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 6.5.4 biểu đồ tuần tự get person

6.5.5. Usecase get place Exerience

Người dùng sẽ gửi ID của mình để gửi yêu cầu, Server sẽ kiểm tra xem họ được xem những trải nghiệm nào của ai trên địa điểm này . Danh sách trả về là list Experience. Các lớp BO và DAO tương ứng với Experience được thực hiện giống như các usecase trước.

Hình 6.5.5 biểu đồ tuần tự get place experience

6.5.6. Usecase ping message gửi tin nhắn

Các tin nhắn sẽ được lưu trên server và người dùng sẽ ping message này cho người khác. Người nhận sẽ đọc tin nhắn sau khi tải về máy. chức năng khá đơn giản. message bao gồm thông tin về người gửi ,người nhận, nội dung, ngày tháng. Tin nhắn chỉ lưu trên server nên khái niệm outbox và inbox sẽ chung nhau cùng dữ liệu và sẽ phân biệt khi thao tác trên người gửi hay người nhận. Các lớp BO và DAO như thường lệ là chèn vào bảng dữ liệu tương ứng.

Hình 6.5.6 biểu đồ tuần tự ping message

6.5.7. Usecase post comment

Comment có 2 loại là comment tới status hay experience. Do đó comment có trường type và objectID để có thể truy cập đúng đối tượng. hệ thống cũng chèn thêm dữ liệu về thời gian post vào dữ liệu. Việc insert tiến hành giống như các usecase trên.

Hình 6.5.7 biểu đồ tuần tự post comment

6.5.8. Usecase post status

Hình 6.5.8 biểu đồ tuần tự post status

Tương tự như post comment nhưng không phải là chèn thêm vào bảng mà cập nhật lại các trường trong bảng mycharacter. tiếp đó là lưu status trước đó vào bảng history = lược sử các trạng thái hay hành động của người dùng.

6.5.9. Usecase post experience

Cũng tiến hành tương tự nhưng phức tạp hơn trong trường hợp post status hay comment vì dữ liệu có thể kèm theo image. Do đó cần kiểm tra nguồn bức ảnh nếu có. Nếu là file image ta sẽ chèn vào cơ sở dữ liệu và trả về dạng url, nếu là ảnh từ Facebook ta cũng có dạng url. Tiếp đó ta sẽ chèn vào bảng dữ liệu tương ứng là experience table.

Hình 6.5.9 biểu đồ tuần tự post exprience

7. Giao tiếp Server-client

Định dạng JSON được chọn làm định dạng trao đổi giữa server và client do tính chất gọn nhẹ. Các hệ thống lớn cũng cho thấy sự thành công khi sử dụng định dạng này như Facebook. Dữ liệu trả về sẽ lưu trong bean của server và sẽ xuất dưới định dạng Json nhờ thư viện chuyển đổi trong String. Tại Client dữ liệu thu về sẽ được chuyển lại thành bean nhờ lớp Resttemplate chuyển đổi.

8. Cài đặt và thực thi

Xây dựng ứng dụng đồ án chưa thể xây dựng đầy đủ các chức năng mà xây dựng các chức năng chính như menu Map- bản đồ, Me- tôi, List- danh sách như trên hình:

Hình 8.2 giao diện bản đồ ứng dụng client với status

Hình 8.3 giao diện danh sách ứng dụng client

Hình 8.4 giao diện tơi ứng dụng client

Chương III Đánh giá 9. Đánh giá tổng quan 9.1. Ưu điểm

Mạng xã hội địa điểm không phải quan tâm đến việc thu hút người dùng vì kết nối với Facebook, có thể coi như 1 plugin của Facebook nhưng vẫn mở rộng cho các thành viên không phải là facebook.

Ứng dụng client sử dụng thư viện của Android trong việc hiển thị bản đồ và nhận tín hiệu GPS nên tận dụng tối ưu điểm mà thư viện cung cấp.

Mơ hình kiến trúc MVC nên tận dụng những điểm mạnh mà kiến trúc này mang lại như dễ dàng nâng cấp, bảo trì, minh bạch trong các chức năng.

Sử dụng JSON làm chuẩn trao đổi thay vì XML để tận dụng tính gọn nhẹ và khả chuyển, tránh việc phân tích rườm ra như trong XML.

nhờ smartphone nên số lượng người dùng sẽ không nhiều, đặc biệt là thị trường tại Việt Nam.kết luận

10. Sinh viên đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.1. Đánh giá làm được và chưa làm được

Đồ án đi sâu vào thiết kế phân tích các chức năng cung cấp của mạng xã hội bao gồm phân tích chức năng, thành phần của hệ thống, cách thức hệ thống vận hành

Sử dụng các công nghệ phù hợp cho hệ thống :web MVC , Restful service, Json,Facebook API.

Sản phẩm chạy 1 số chức năng chính như định vị, hay kết nối người dùng trên lĩnh vực đặc thù của mạng xã hội địa điểm.

Sản phẩm client chạy trên hệ điều hành Android và server chạy trên Tomcat với hỗ trợ Spring, Hibernate framework, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle.

Các chức năng trong sản phẩm của đồ án cịn chưa hồn chỉnh vì lý do thời gian và số lượng chức năng rất nhiều.

Sản phẩm mới chỉ kết nối với Facebook mà chưa kết nối tới mạng xã hội khác như Twitter hay các mạng xã hội trong nước.

10.2. Định hướng phát triển

Xây dựng ứng dụng trên các nền tảng khác như IOS của Iphone, hay trên nền web cho phép người dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Mở rộng ứng dụng không chỉ là cập nhật địa điểm của mọi người mà còn cập nhật sự kiện trên địa điểm đó.

Kết nối tới nhiều mạng xã hội thuần tuý hơn nữa, thậm chí là các mạng xã hội trong nước.

11. Tài liệu tham khảo http://www.ictnews.vn/Home/internet/Mang-xa-hoi-dia-diem-chua-the-phat-o-Viet- Nam/2011/02/2VCMS7770639/View.htm http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i http://www.ictnews.vn/Home/internet/Mang-xa-hoi-dia-diem-Cuoc-dua- moi/2011/01/2SVMC7766695/View.htm http://www.thongtincongnghe.com/article/23543 http://www.saga.vn/view.aspx?id=14893 http://vi.wikipedia.org/wiki/Android_%28h%E1%BB%87_%C4%91i%E1%BB %81u_h%C3%A0nh%29 http://en.wikipedia.org/wiki/Android_(operating_system) http://vnmedia.vn/VN/vi_sao_he_dieu_hanh_android_duoc_ua_chuong_35_220426.ht ml http://en.wikipedia.org/wiki/Facebook_Platform http://en.wikipedia.org/wiki/Google_Maps http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/ws-restful/ http://thekhanh1503.wordpress.com/2009/03/20/json/

Một phần của tài liệu xây dựng mạng xã hội địa điểm trên mobile (Trang 43)