Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình tài sản cố định

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 27 - 28)

cố định

Trong chu trình kiểm toán TSCĐ, KTV thường sử dụng phương pháp phân tích, kiểm tra, xác minh tài liệu để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Đối với nghiệp vụ tăng TSCĐ: KTV tiến hành kiểm tra nhằm các mục tiêu: Các nghiệp vụ tăng TSCĐ đều được ghi chép hợp lý: KTV tiến hành so sánh số phát sinh tăng TSCĐ năm nay với năm trước và đánh giá các khoản tăng TSCĐ có phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không?

Nguyên giá TSCĐ được tính toán và ghi sổ đúng đắn: KTV tiến hành kiểm tra hóa đơn người bán, biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm thu bàn giao, biên bản liên doanh liên kết và đối chiếu với kết quả kiểm kê thực tế, tiến hành kiểm tra quá trình mua sắm và hạch toán nguyên giá TSCĐ.

Phát sinh tăng TSCĐ được ghi chép đầy đủ: KTV kiểm tra hóa đơn người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để phát hiện các trường hợp bỏ sót chưa ghi sổ TSCĐ.

TSCĐ thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài của doanh nghiệp, KTV kiểm tra hóa đơn người bán, kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng thuê tài chính cũng như chứng từ liên quan đến TSCĐ.

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ được tính toán và cộng dồn chính xác: KTV cộng số phát sinh trên các bảng kê mua sắm, đầu tư cấp phát TSCĐ và đối chiếu số tổng cộng trong sổ hạch toán chi tiết TSCĐ.

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ được được hạch toán đúng chế độ kế toán và phân loại đúng: KTV kiểm tra các chứng từ liên quan và các bút toán có tuân thủ chế độ tài chính kế toán hiện hành không?

ngày ghi trên hóa đơn mua hàng và các chứng từ ghi tăng TSCĐ với ngày ghi sổ kế toán.

Các nghiệp vụ giảm TSCĐ: KTV tiến hành lập bảng tổng hợp giảm TSCĐ và đối chiếu sổ hạch toán chi tiết các trường hợp giảm TSCĐ. Giảm TSCĐ có thể do thanh lý nhượng bán, trả lại TSCĐ cho bên tham gia liên doanh.

Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ chưa ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng, KTV có thể áp dụng các thủ tục sau:

Xem xét các mối quan hệ giữa các nghiệp vụ giảm TSCĐ với chi phí bất thường và thu nhập bất thường.

Tính toán lại thu nhập và chi phí của các nghiệp vụ ghi thanh lý, nhượng bán TSCĐ để phát hiện ra các điểm bất hợp lý.

Phân tích sự thay đổi hao mòn lũy kế của TSCĐ để xem xét tính đúng đắn của việc ghi giảm TSCĐ.

So sánh khấu hao lũy kế và chi phí có liên quan đến việc ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán chi tiết.

Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: KTV tiến hành công việc: Xem xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của đơn vị trong đó có sự xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền, đối chiếu việc tính khấu hao TSCĐ trên thực tế với bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ, xem xét việc phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí bộ phận sử dụng TSCĐ và việc vào các tài khoản tương ứng. Đối với các trường hợp nâng cấp kéo dài thời gian sử dụng dẫn đến tăng nguyên giá, tăng khấu hao TSCĐ thì cần kiểm tra chi tiết từng trường hợp.

Một phần của tài liệu Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w