Bảng 3.6 Tải lượn gô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.7 Nồng độ các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Môn Đánh giá tác động môi trường QUản lý công nghiệp (Trang 44 - 63)

(Cột A)

Chất rắn lơ lửng mg/l 400 – 433 50

BOD5 của nước thải chưa lắng mg/l 433 50

BOD5 của nước thải đã lắng mg/l 200 – 233 30

Nitơ amon (N-NH4) mg/l 46,67 KQĐ

Photphat (P2O5) mg/l 11,33 KQĐ

Clorua (Cl-) mg/l 66,67 KQĐ

Chất hoạt động bề mặt mg/l 13,33 – 16,67 5

(*Nguồn: Xử lý nước thải đô thị, Trần Đức Hạ, 2006) Ghi chú: KQĐ: Không quy định

Như vậy, nước thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân có chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao, các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD5, SS, tổng Coliforms,… cao hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 14:2008) như BOD5, SS, dầu mỡ và coliform,… Nếu cho thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nước mặt tại khu vực. Do đó, lượng nước thải này cần phải được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

3.1.2.3 Tác động của chất thải rắn

3.1.2.3.1 Rác thải trong q trình ni cá

Rác thải trong quá trình ni cá chủ ́u là bao bì, chai lọ, can thùng… chứa thức ăn, hóa chất cho cá. Lượng rác thải này trung bình khoảng 500kg/tháng.

Ngoài ra còn các giẻ lau dính dầu mỡ nhưng số lượng khá ít. Giẻ lau và chai lọ, can thùng… chứa hóa chất trong quá trình ni cá là các chất thải nguy hại theo quyết định của Bộ TNMT số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. Việc quản lý và thu gom sẽ được thực hiện theo sự hướng dẫn của quyết định 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại

3.1.2.3.2 Chất thải từ bùn đáy ao

Chất thải trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu là bùn thải chứa phân của cá, thức ăn dư thừa, thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi thủy sản như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, các thành phần chứa H2S, NH3... Đây là các sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí tạo thành. Theo Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Nuôi thủy sản, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, trong tổng lượng thức ăn cung cấp cho cá, có 75% được chuyển hóa thành sản phẩm, 25% được thải dưới dạng thức ăn dư thừa, thối rữa lắng đọng dưới đáy ao và thải ra môi trường nước. Ngoài ra, chất thải từ bùn đáy ao còn do phù sa lắng đọng.

Như vậy với 40 ao nuôi diện tích khoảng 400.000 m2 nhu cầu thức ăn cho cá khoảng 94 tấn/ngày thì lượng bùn thải tạo ra đưới đáy các ao ni cá sẽ khoảng 23 tấn/ngày. Trung bình mỡi ao thải ra khoảng 0,75 tấn/ngày.

Lượng bùn thải ở đáy ao này cần được nạo vét và vệ sinh định kỳ 1 lần/tháng, nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho cá. Vậy mỗi lần nạo vét tất cả các ao nuôi sẽ phát sinh lượng bùn 675 tấn/lần (22,5tấn/ngày*30 ngày).

Bùn sau khi nạo vét từ ao nuôi, nếu không xử lý khi bón cho cây trồng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực do vi khuẩn gây bệnh có trong bùn… Vì vậy, cần có biện pháp giảm thiếu ô nhiễm từ bùn thải sau mỗi vụ nuôi, trước khi làm phân bón cho cây trồng.

TT Thông số Đơn vị Kết quả

1 Tổng N % 0.101

2 Tổng P % 0,2

3 Ẩm độ % 39,21

4 Tổng Coliform MPN/100 ml 1,7.103

(Nguồn: Kết quả phân tích bùn ao nuôi cá tra, ba sa Công ty TNHH TM Trần Đại Phát, 2008)

Hiện nay, Việt nam chưa có tiêu chuẩn về mức độ nhiễm bẩn kim loại và hữu cơ của các vật liệu được nạo vét, nên chưa có tiêu chuẩn để so sánh. Vì vậy, việc lấy mẫu bùn phân tích, chỉ nhằm cung cấp các chỉ số về các tác động tiềm tàn phát sinh từ quá trình nạo vét, vận chuyển và thải bỏ bùn.

3.1.2.3.2 Rác thải sinh hoạt

Lượng rác thải ước tính theo đầu người khoảng 0,5 kg/người.ngày, vậy tổng lượng rác thải sinh hoạt của 80 người tại khu nuôi trồng thủy sản ước tính khoảng 40 kg/ngày.

Rác thải từ sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ dễ phân hủy, phần còn lại là nylon, nhựa cao su, các thành phần vô cơ và hữu cơ khó phân hủy khác.

Chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao và có khả năng phân hủy sinh học, đây là môi trường thuận lợi để các sinh vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián,... Các sinh vật gây bệnh này tồn tại và phát triển gây ra các dịch bệnh. Ngoài ra, khi nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa chất thải này, còn kéo theo các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến mơi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Vì vậy, lượng rác này cần được thu gom và quản lý theo đúng qui định.

3.1.2.4 Một số tác động khác

3.1.2.4.1 Tác động của khu nuôi trồng thủy sản đến giao thông trên sông Hậu

Do hoạt động thay nước diễn ra hằng ngày và lượng nước thải ra sông cũng khá lớn sẽ ảnh hưởng dòng chảy của sông Hậu. Bên cạnh đó hoạt động của các tàu thuyền đặc biệt là vào thời điểm thu hoạch cá làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông trên sông.

Với 400.000 m2 ao nuôi sản lượng thu hoạch có thể đạt đến 9.000 tấn/vụ nuôi 6 tháng. Do trong khu vực của dự án không có nhà máy chế biến nên phải dùng tàu thuyền để vận chuyển đến các nhà máy chế biến ở khu vực khác. Ước lượng có khoảng 30 chiếc tàu tải trọng 50 tấn đến liên hệ vận chuyển cá mỗi ngày và thời gian thu mua trong mùa thu hoạch là 5 đến 6 ngày.

Do đặc điểm dự án nằm ngay ngã ba sông Hậu, gần bến tàu khách Cần Thơ, là nơi tập trung nhiều tàu thuyền của các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu...đến để đưa

rước khách. Vì thế việc tập trung nhiều tàu thuyền cùng một lúc trong khi thu hoạch cá sẽ gây cản trở sự lưu thông của các tàu thuyền qua lại khu vực này, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Đối với dự án, tàu đến sẽ đi ngay sau khi vận chuyển cá nên không neo đậu nhiều dẫn đến cản trở giao thông.

3.1.2.4.2 Tác động của bến tàu

Dự án có xây bến bãi để phục vụ cho hoạt động của của khu nuôi trồng thủy sản. Tác động đến môi trường của bến tàu chủ yếu xảy ra trong giai đoạn thu hoạch cá nhưng cũng chỉ diễn ra khoảng 5 - 6 ngày /vụ nuôi. Thời gian neo đậu của mỗi tàu không lâu do đó lượng chất thải phát sinh là không đáng kể.

Tác động của bến tàu đến môi trường tự nhiên là không lớn, tác động chủ yếu là ảnh hưởng đến giao thông. Trong thời gian thu hoạch cá trung bình một ngày có khoảng 30 chuyến tàu ra vào khu vực dự án. Điều này gây ảnh hưởng đến giao thông trên sông Hậu.

Ngoài ra còn có các sự cố có thể xảy ra tại khu vực cầu tàu như:

- Hoạt động của các tàu tiềm ẩn nguy cơ gây xói lỡ bờ sông, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh do hoạt động ra vào của tàu, tập trung phương tiện vận chuyển gây xáo trộn cấu trúc luồng, đáy sông. Nhưng do Dự án có xây dựng bờ kè kiên cố nên vấn đề xói mòn không đáng lo ngại.

- Cầu tàu có dạng nhô ra sông nên có khả năng gây cảng trở giao thông đường thủy, làm cản trở và thay đổi dòng chảy của nước. Vấn đề cản dòng chảy thông thoáng của nước sẽ làm hạn chế khả năng phát tán, pha loảng chất ô nhiễm. Tuy nhiên sông Hậu khá rộng và các cầu tàu nhỏ chỉ là cầu tạm với sức chứa đủ cho 4 chiếc tàu cập bến cùng một lúc tương đương khoảng 200 tấn nên vấn đề này không nghiêm trọng.

3.1.2.4.3 Tác động của việc cá chết do dịch bệnh

Trong quá trình ni có thể nhiều lý do như: thời tiết thay đổi, nguồn nước trong ao bị ô nhiễm, cá bị dịch bệnh,…làm cho cá nuôi bị chết hàng loạt. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho chủ dự án mà còn tác động khá lớn đến môi trường xung quanh.

Cá tra cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm có 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm (do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng) và tác nhân không truyền nhiễm do môi trường, dinh dưỡng hoặc do các sinh vật gây ra. Các bệnh thường gặp là: bệnh trùng bánh xe, bệnh nấm thủy mi, bệnh rận cá, bệnh trùng mỏ neo, các bệnh nhiễm khuẩn,…làm cho cá bị gầy yếu, còi cọc và chết.

Cá chết với số lượng lớn nếu không được xử lý kịp thời sẽ tạo ra mùi hôi, đồng thời đây là nguồn ô nhiễm hữu cơ đối với môi trường đất, nước. Khi cá phân hủy sẽ là

nơi cho ruồi, các vi sinh vật gây bệnh phát triển đây sẽ là nguồn lây lan dịch bệnh và ơ nhiễm ng̀n nước khu vực. Vì vậy cần phải nhanh chóng xử lý lượng cá chết khi có dịch xảy ra để hạn chế những tác động xấu đến môi trường cũng như đảm bảo được sức khỏe của người dân xung quanh khu vực dự án.

3.2 Đối tượng và quy mô bị tác động 3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 3.2.1.1 Tác động đến môi trường đất

Trong giai đoạn xây dựng môi trường đất chịu tác động bởi các yếu tố như, rác thải xây dựng, dầu mỡ thải, rác thải sinh hoạt của công nhân trong trường hợp khu vực thi công xây dựng không có biện pháp quản lý rác thải thích hợp. Ngoài ra, trong giai đoạn này hoạt động của các máy móc thi công có thể làm nén dẽ đất, thay đổi kết cấu đất, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống trong đất.

Trong giai đoạn dự án hoạt động các thành phần chủ yếu của môi trường chịu tác động do hoạt động dự án là môi trường nước và môi trường không khí. Môi trường đất cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các loại rác thải sinh hoạt và rác thải kinh doanh. Tuy nhiên, dự án có đề ra kế hoạch quản lý và xử lý phù hợp cho từng loại. Vì vậy tác động lên mơi trường đất do hoạt động dự án gây ra không đáng kể.

3.2.1.2 Mơi trường khơng khí

Mơi trường khơng khí chịu sự tác động của dự án chủ yếu là giai đoạn thi công do bụi, tiếng ồn, SO2, NO2, CO,… phát tán từ hoạt động xây dựng, hoạt động của các máy móc dùng trong xây dựng, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, nhưng tác động chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn.

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động môi trường không khí chịu ảnh hưởng bởi các khí thải phát ra từ máy phát điện dự phòng, các phương tiện giao thông,... Các tác động trên nếu xảy ra thì ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí ngay trong khu vực dự án do sự phát tán các chất ô nhiễm trong không khí.

3.2.1.2 Môi trường nước

Nước thải từ các ao cá và hoạt động của khu nuôi trồng thủy sản lưu lượng lớn, chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy, khi chúng phân hủy tạo ra các sản phẩm có mùi rất khó chịu gây ô nhiễm về mặt cảm quan, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong khu vực, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần hữu cơ có nguồn gốc động vật chứa đủ các thành phần ô nhiễm: chất hữu cơ không tan, các chất dịch, nhũ tương từ cơ thể động vật bị giết mổ, các mô mỡ và các nội tạng bỏ đi, trứng của các loại ký sinh, mầm bệnh

trên cơ thể động vật,… chúng phân hủy tạo ra các chất như: mercraptans, NH3, H2S gây mùi hôi thối.

3.2.1.4. Tài nguyên sinh vật

Hệ sinh thái vùng ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng rất đa dạng và nhạy cảm với tác động của môi trường. Dựa vào tính chất hoạt động của dự án được triển khai mà hệ động, thực vật trong khu vực ít nhiều bị ảnh hưởng.

3.2.1.4.1 Hệ sinh thái trên cạn

Quá trình xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án có thể làm cho hệ sinh thái trong khu vực thi công bị phá huỷ. Ngoài ra, tiếng ờn trong quá trình thi cơng xây dựng, giao thông sẽ ảnh hưởng tới các sinh vật nhạy cảm với yếu tố này.

Khi dự án triển khai thực hiện và trong giai đoạn san lấp mặt bằng sẽ làm ảnh hưởng cục bộ đến hệ sinh thái trên cạn, đặc biệt là hệ động vật đất. Tuy nhiên, đây là khu vực bãi bồi rất ít động thực vật chủ yếu chỉ có bần, một số loài cây tạp… nên những tác động đến sinh vật trên cạn hầu như không đáng kể.

3.2.1.4.2 Hệ sinh thái thủy vực

Nước thải từ khu quy hoạch chủ yếu là nước thải từ các ao cá, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước thải từ hoạt động của khu du lịch với đặc tính là ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức cao. Do vậy, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt trước khi thải vào môi trường sẽ làm phát sinh nhiều vi sinh vật và ký sinh trùng đường ruột hiện diện trong nước và bám vào các thực vật thuỷ sinh... gây nên các bệnh dịch tả, lỵ, thương hàn và các bệnh đường ruột lây lan qua môi trường nước.

Bên cạnh đó, khi dự án được thực hiện sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực của dự án, trước tiên là làm giảm phạm vi phân bớ của thủy sinh vật. Vì vị trí dự án là khu vực bãi bời nên rất giàu tơm cá vì vậy tác động của dự án sẽ làm giảm lượng sinh vật này nếu chất lượng môi trường nước tại khu vực bị suy giảm. Bên cạnh đó, trong phạm vi hẹp của dự án có thể làm thay đổi sự phân bố của thủy sinh vật của các loài kém thích nghi với điều kiện mơi trường mới. Vì vây, chủ dự án sẽ cam kết xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định khi thải ra môi trường cũng với những giải pháp nhằm giảm đến mức tối thiểu các tác động đến hệ sinh thái tại vị trí dự án.

3.2.2 Mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội

Cũng như các dự án khác, dự án khu nuôi trồng thủy sản khi đi vào hoạt động sẽ có những tác động đến môi trường kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực, các yếu tố bị tác động bao gồm:

3.2.2.1 Tác động tích cực

Dự án ra đời sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội cho thành phố Cần Thơ như: Cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực.

Tạo việc làm cho lao động tại địa phương

Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước qua các khoản thuế hàng năm làm tăng mức tăng trưởng kinh tế cho địa phương và cả nước.

3.2.2.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh các tác động tích cực mà dự án đem lại còn có các tác động tiêu cực mà dự án có thể gây ra về mặt xã hội như sau:

Tăng mật độ lưu thông các phương tiện thủy tại khu vực;

Tệ nạn xã hội như: trộm cắp, đánh nhau nếu không được quản lý chặt chẽ và điều kiện an ninh khơng được duy trì.

3.3 Đánh giá tác động

Các tác nhân ơ nhiễm có thể tác động đến con người trong vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp tiếp xúc với các tác nhân này. Mức độ tác động phụ thuộc vào nồng độ các chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.

3.3.1 Tác động của các chất gây ơ nhiễm khơng khí 3.3.1.1 Bụi

Mức độ tác hại của bụi tùy thuộc vào nồng độ bụi trong không khí và thời gian tiếp xúc. Hai tác hại chủ yếu có thể gây ra đối với sức khỏe con người là:

Một phần của tài liệu Môn Đánh giá tác động môi trường QUản lý công nghiệp (Trang 44 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w