Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
34
Hình 3.2: Các cửa sổ chức năng của phần mềm Logo!Softcomfort V5.0
Để soạn thảo mới vào biểu tượng New file hoặc Nhấn tổ hợp phím Ctrl+N Trên phần mềm tích hợp sẵn các biểu tượng của các khối chức năng người lập trình chỉ việc gắp các khối chức năng và kết nối chúng lại theo mục đích điều khiển trên màn hình soạn thảo. Việc thực hiện kết nối được thực hiện nhờ biểu tượng dây nối trên phần mềm. Việc gắp nhả các khối chức năng được thực hiện bằng cách kích chuột trái lên khối chức năng cần lấy, giữ nguyên và sau đó di chuột (di chuyển khối chức năng) đến vị trí xắp xếp theo chủ ý người lập trình. 3.4 Cách cài đặt thông số trên phần mềm Logo! Softcomfort.
Kích đúp chuột lên khối chức năng cần thay đổi thông số hoặc kích phải chuột lên biểu tượng khối chức năng sau đó chọn Bock Properties.
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
35
Hình 3.3: Cửa sổ điều chỉnh, cài đặt tham số cho khối chức năng.
3.5 Mô phỏng chương trình điều khiển trên phần mềm Logo! Softcomfort V2.0, V4.0, V5.0. V2.0, V4.0, V5.0.
Khi soạn thảo xong nhấn vào biểu tượng mô phỏng Simulation . Để mô phỏng người sử dụng dùng trỏ chuột tác động vào các đầu vào tín hiệu và quan sát đầu ra tín hiệu: đầu ra tín hiệu ở mức 1 logic (đèn sáng), đầu ra tín hiệu ở mức 0 logic (đèn tối).
Hình 3.4 Giao diện hiện thị kết quả mô phỏng chương trình điều khiển
3.6 Cách download, upload một chương trình điều khiển giữa PC và Logo. - Để downloat: kích trái chuột lên biểu tượng hoặc nhấn tổ hợp phím: Ctrl + U
- Để Upload: kích trái chuột lên biểu tượng hoặc nhấn tổ hợp phím: Ctrl + U
3.7. Những chú ý khi download, upload một chương trình điều khiển giữa PC và Logo.
- Khi thực hiện download, upload một chương trình điều khiển giữa PC và Logo. Nếu thấy phần mềm báo lỗi người thực hiện phải kiểm tra như sau:
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
36
+ Kiểm tra xem cổng COM của máy tính có thống nhất với chương trình điều khiển không.
+ Kiểm tra lại chương trình điều khiển có cấu hình phù hợp với phần cứng không.
+ Kiểm tra xem cáp truyền thông có hỏng hoặc cắm không chắc chắn không. + Kiểm tra cổng Com của máy tính có hỏng không.
+ Với các PLC Logo OBA1 đến OBA3. Kiểm tra xem đã vào chế độ giao tiếp với máy tính chưa ( PC -> Logo).
Hình 3.5: Lỗi truyền thông PC - Logo Câu hỏi ôn tập chương 3?
1. Nêu cách viết chương trình điều khiển, chỉnh định thông số, download và Upload một chương trình điều khiển?
2. Nêu những chú ý khi Download và Upload một chương trình điều khiển?
Chương 4: BÀI TẬP ỨNG DỤNG 4.1 Bài tập mẫu.
Bài 1: Viết chương trình điều khiển tuần tự 2 động cơ như sau: Nhấn Start: động cơ 1 hoạt động sau 10 giây động cơ 2 hoạt động. Nhấn Stop: động cơ 1 và 2 dừng.
Thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê tín hiệu Vào/ra: I1: Start
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung 37 L F M K1 K2 ~ 220 V 24 VDC I1 I2 Q1 Q2 L M
Q1: Cấp nguồn cho Contactor cấp điện cho động cơ 1 Q3: Cấp nguồn cho Contactor cấp điện cho động cơ 2 Bước 2: Lập trình điều khiển
Khối B002: Rơle chốt đầu ra Q1 lên mức 1 khi I1 = 1, đầu ra Q1 xuống mức 0 khi I2 =0
Khối B001: Khối thời gian mở trễ (On delay). Sau thời gian đặt (15s) đầu ra Q3 lên mức 1. Đầu ra Q3 xuống mức 0 khi đầu vào Q3 = 0 ( hay đầu ra Q1 = 0). Trong khi lập trình để dễ đọc và kiểm tra chương trình điều khiển ta có thể đặt các tên ( Text) chèn vào các khối chức năng bằng cách nhấn trái chuột vào biểu tượng A trên thanh công cụ. Sau khi nhập dòng văn bản xong nhấn trái chuột vào biểu tượng lựa chon để thực hiện các công việc tiếp theo.
Chú ý: Gõ văn bản không dấu. Bước 3: Kết nối phần cứng.
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
38
Bài 2: Viết chương trình điều khiển cửa tự động ( Siêu thị, khách sạn, ngân hàng...).
Hoạt động theo công nghệ như sau:
Cảm biến hồng ngoại HN1 và HN2 đặt ở phía trước cửa và sau cửa. Khi có người đứng trước hoặc sau cửa thì cửa tự động mở ra, khi người đi khỏi tầm phát hiện của cảm biến thì sau thời gian trễ 3s cửa tự động đóng lại.
Cửa tự động có thể được đóng mở bằng thuỷ lực, khí nén hoặc bằng động cơ điện.
Công tắc hành trình LS1: giới hạn đóng cửa. Công tắc hành trình LS2: giới hạn mở cửa.
Thiết kế chương trình điều khiển ( với cửa đóng mở bằng động cơ). Bước1: Liệt kê các tín hiệu vào/ra.
HN1: I1 ( cảm biến hồng ngoại đặt trước cửa) HN2: I2 ( cảm biến hồng ngoại đặt sau cửa) GHD: I3 (Công tắc hành trình giới hạn đóng cửa). GHM: I4 (Công tắc hành trình giới hanh mở).
Q1: Đầu ra cấp nguồn cho động cơ quay theo chiều mở. Q2: Đầu ra cấp nguồn cho động cơ quay theo chiều đóng. Bước 2: Lập trình điều khiển
Chương trình điều khiển như sau:
Ở đây hai khối đảo ( Not ): B004 và B005 nhằm mục đích bảo vệ khoá chéo không cho Q1 và Q2 đồng thời bằng "1" để đảm bảo an toàn.
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung 39 Bước 3: Kết nối phần cứng. M K1 K2 ~ 220 V 24 VDC I1 I2 Q1 Q2 L M I3 I4
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung 40 M V1 V2 V3 SL SH A B
Bài 3: Điều khiển máy trộn nguyên liệu tự động.
Công nghệ như sau: Hai chất lỏng A, B được dẫn vào bình trộn thông qua hai van điện từ V1 và V2. Khi hỗn hợp 2 chất lỏng ở mức thấp cảm biến mức thấp: SL tác động ( SL = "1")hai van mở, khi hỗn hợp 2 chất lỏng ở mức cao cảm biến mức cao SH tác động ( SH = "1") đồng thời động cơ lai máy khuấy M hoạt động trong 20s. Tiếp theo van xả V3 tác động trong 3s và nghỉ 2s. Khi nào mức hỗn hợp 2 chất lỏng xuống mức thấp thì quy trình làm việc lặp lại như ban đầu. Bước 1: Liệt kê tín hiệu vào/ra.
I1: SL (cảm biến mức thấp). I2: SL (cảm biến mức cao).
Q1: V1 (Van1: Bơm chất lỏng A). Q2: V2 (Van2: Bơm chất lỏng B).
Q3: V3 (Van3: Xả hỗn hợp chất lỏng A-B). Q4: M (động cơ lai máy khuấy)
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung 41 M ~ 220 V 24 VDC I1 I2 Q1 Q2 L M K V 1 V 2 V 3
Bước 2: Thiết kế chương trình điều khiển.
Ở chương trình điều khiển trên:
2 Khối đảo: B007 và B006 đảm bảo cho cặp van V1-V2 và V3 không đồng thời hoạt động để thực hiện đúng công nghệ. Mạch chốt RS: đảm bảo tính tin cậy cho chương trình điều khiển.
Bước 3: Kết nối phần cứng. F L
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
42
Bài 4: Điều khiển đèn chiếu sáng công cộng. Công nghệ như sau:
Vào mùa hè (1/4 đến 31/10): 19 h đèn bật đến 5h sáng ngày hôm sau đèn tắt. Vào mùa đông ( 1/11 đến 31/3 ): 18h đèn bật đến 6h sáng ngày hôm sau đèn tắt. Bước 1: Liệt kê tín hiệu vào ra.
Ở chương trình điều khiển này ta sử dụng 2 Cam thời gian thực và kết hợp với 2 Hàm thời gian (MM - DD) để khống chế thời gian theo tháng và năm.
Q1: tín hiệu ra cấp nguồn cho đèn. Bước 2: Viết chương trình điều khiển.
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
43
Bài 5: Điều khiển tuần tự hai động cơ theo công nghệ sau: Nhấn nút Start: Động cơ 1 hoạt động sau 10s động cơ 2 hoạt động. Nhấn nút Stop: Động cơ 1 dừng,
động cơ 2 hoạt động 5s mới dừng
Thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê tín hiệu vào/ra: I1: Start
I2: Stop
Q1: Động cơ 1 Q2: Động cơ 2 Bước 2:
Chương trình điều khiển:
Bài 6: Điều khiển đèn chiếu sáng theo công nghệ sau: Nhấn I1 (xung < 2s): Đèn sáng 60s rồi tự động tắt. Nhấn I1 lần 1 trong khoảng > 2s : Đèn sáng liên lục Nhấn I2 lần 2: Đèn tắt.
Thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê tín hiệu vào/ra I1: Nút nhấn
Q1: Đèn Bước 2:
Chương trình điều khiển: Bài7: Điều khiển tuần tự 2 động cơ theo công nghệ sau: Nhấn Start: Động cơ 1 hoạt động sau 5s động cơ 2 hoạt động.
Nhấn Stop: Động cơ 2 dừng sau 10s động cơ 1 dừng.
Nhấn Dừng sự cố: Hai động cơ dừng ngay lập tức. Thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê tín hiệu Vào/ ra. I1: Start
I2: Stop
I3: Dừng sự cố
Bước 2: Chương trình điều khiển:
Bài 8:Điều khiển Đèn chiếu sáng Khu chung cư, Đèn bảo vệ doanh
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
44
nghiệp, trường học theo công nghệ sau: h30 tối hàng ngày đèn tự động bật: h30 sáng hàng ngày đèn tự động tắt Bước 1: Liệt kê tín hiệu Vào/ra
Tín hiệu điều khiển Q1 được duy trì bởi đồng hồ thời gian thực Thời gian bật đèn: Đặt là 18h30phút
Thời gian tắt đèn: Đặt là 5h30phút. Đặt thời gian thực cho Clock.
Bước 2: Chương trình điều khiển:
Bài 9: Tự động bơm nước lên bể chứa như sau:
Khi mức nước xuống mức thấp: Cảm biến mức thấp tác động I1 = 1 động cơ bơm hoạt động
Khi mức nước lên mức cao: Cảm biến mức cao tác động I2 = 1 động cơ bơm nước dừng.
Khi công tắc điều khiển bơm bằng tay tác động động cơ bơm hoạt động Thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê tín hiệu Vào/ ra Cảm biến mức thấp: I1
Cảm biến mức cao: I2
Công tắc điều khiển bơm bằng tay: I3 Đầu ra cấp nguồn cho bơm: Q1 Bước 2: Chương trình điều khiển:
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
45
Bài 10: Điều khiển dây chuyền đếm sản phẩm như sau. Nhấn Start dây chuyền hoạt động:
- Băng tải 1 hoạt động tải thùng táo.
- Khi cảm biến S1 phát hiện thùng Băng tải 1 dừng. Băng chuyền 2 hoạt động tải táo vào hộp.
- Khi cảm biến S2 đếm đủ số táo ( 10 quả ) thì Băng tải 2 dừng, băng tải 1 hoạt động tải thùng táo sang dây chuyền tiếp theo. Chu trình làm việc mới bắt đầu. Thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê tín hiệu Vào/ra I1: Start
I2: Stop
I1: Cảm biến S1 I2: Cảm biến S2
Q1: Cấp nguồn cho động cơ lai băng tải 1 Q2: Cấp nguồn cho động cơ lai băng tải 2 Bước 2: Chương trình điều khiển
4.2 Bài tập lập trình điều khiển công nghệ. Bài 1:
Câu1: Viết chương trình điều khiển điều khiển khống chế gọi tầng thang máy 3 tầng.
Câu2: Thiết kế mạch mạch điều khiển và mạch động lực. Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển trên bằng mạch rơ le. Bài 2:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển cho động cơ bước thực hiện công nghệ sau: - Nhấn I1: Động cơ quay 40 bước thì dừng
- Nhấn I2: Khi động cơ đang quay lập tức dừng ngay. Câu 2: Thiết kế mạch mạch điều khiển và mạch động lực. Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển Rơle cho công nghệ sau:
- Nhấn start động cơ 1 khởi động sau thời gian 20s động cơ tự động dừng. - Nhấn stop động cơ dừng.
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
46
Bài 3:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển hệ thống phân loại sản phẩm sau:
- Trên băng chuyền vận chuyển chai vào khâu chiết. Cảm biến S1 có chức năng kiểm lỗi chai.
- Nếu chai bị lỗi Xy-lanh sẽ đẩy chai lỗi đó sang dây chuyền thứ 2.
- Khi cần tác động của xy-lanh va vào cảm biến vị trí S2 thì xy-lanh lùi về vị trí ban đầu.(chú ý hai băng chuyền chạy liên tục).
Câu 2: Thiết kế mạch mạch điều khiển và mạch động lực. Câu 2: Thiết kế mạch điều khiển bằng rơle.
Bài 4:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển cho hệ thống bơm nước tự động sau: - Khi mực nước ở mức thấp: Cảm biến S1 tác động, 2 bơm M1, M2 hoạt động. - Khi mực nước lên mức giữa: Cảm biến S2 tác động, bơm M1 dừng, bơm M2 vẫn hoạt động.
- Khi mức nước lêm mức cao: Cảm biếm S3 tác động bơm M2 dừng. Câu 2: Thiết kế mạch mạch điều khiển và mạch động lực.
Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển trên bằng Rơle. Bài 5:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển hệ thống chiếu sáng sau: Nhấn I1( xung ): Đèn sáng 60s rồi tắt.
Nhấn I1 ( 2s ): Đèn sáng liên tục Nhấn I1 hai lần liên tiếp đèn tắt.
Câu 2: Thiết kế mạch mạch điều khiển và mạch động lực.
Câu 3: Viết chương trình điều khiển tuần tự hai động cơ theo công nghệ sau: Nhấn I1(Start): động cơ M1 hoạt động, sau 5s động cơ M2 hoạt động nhấn I2 (Stop) 2 động cơ dừng.
Câu 3. Thiết kế mạch mạch điều khiển và mạch động lực cho hai chương trình điều khiển trên.
Câu 4: Thiết kế mạch điều khiển hai động cơ trên bằng mạch rơle. Bài 6:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển hệ thống tự động mở cửa khách sạn: - Khi có người đứng trước, hoặc sau cửa thì cửa tự động mở ra.
- Khi người đi ra khỏi tầm phát hiện ra cảm biến thì sau 1s cửa tự động đóng lại. S1: Cảm biến hồng ngoại
S2: Công tắc hành trình giới hạn đóng cửa. S3: Công tắc hành trình giới hạn khi mở cửa. Câu 2: Thiết kế mạch điều khiển và động lực.
Chú ý: Khi có sự cố (ví dụ hỏa hoạn: Nhấn nút Exit): Cửa luôn luôn mở không phụ thuộc vào cảm biến hồng ngoại.
Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển bằng Rơle. Bài 7:
Câu 1: Thiết kế chương trình điều khiển hệ thống đèn giao thông theo mùa ở miền Bắc như sau:
Giáo trình: PLC logo KS: Nguyễn Đình Chung
47
- Mùa đông: 18h đèn bật đến 6h sáng thì tắt.
Câu 2: Thiết kế chương trình điều khiển tuần tự 3 động cơ sau:
- Nhấn I1(Start) : Động cơ M1 hoạt động sau 5s tiếp theo M2 hoạt động. Nhấn I2(stop) M2 dừng ngay, sau 10s M2 mới dừng.
- Nhấn I3(dừng khẩn cấp): 2 động cơ dừng ngay. Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển và động lực.
Câu 4: Thiết kế mạch điều khiển 3 động cơ trên bằng rơle. Bài 8:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển cho mô hình Điện - Khí nén - PLC Theo công nghệ sau:
- Khi cảm biến S1 phát hiện có vật A, sau 5s pittông 1 đẩy A lên, Khi cán pittông 1 va vào cảm biến S2 thì sau 3s Xy-lanh 2 đẩy A sang phải.
- Khi cán pittông 2 tác động vào cảm biến S3 thì 2 Pittông lùi về.
Câu 2: Khảo sát và vẽ lại mạch động lực và mạch điều khiển của mô hình. Câu 3: Xây dựng mạch điều khiển trên bằng rơ le.
Bài 9:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển cho dây chuyền chế biến thực phẩm sau: Sản phẩm A được vận chuyển trên bằng chuyền.
- Khi A đến trạm 1 băng chuyền dừng lại 10s sau đó di chuyển. - Khi A đến trạn 2 băng chuyền dừng lại 8s sau đó di chuyển, - Khi A đến trạm 3 băng chuyền dừng lại 5s sau đó di chuyển tiếp. Câu 2: Thiết kế mạch điều khiển và động lực.
Câu 3: Xây dựng mạch điều khiển trên bằng mạch rơle. Bài10:
Câu 1: Viết chương trình điều khiển công nghệ trộn hoá chất sau: Bơm M1: Bơm hoá chất 1 vào bình trộn.
Bơm M2: Bơm hoá chất 2 vào bình trộn.
- Khi hai hoá chất trong bình trộn ở mức thấp cảm biến S1 tác động hai bơm hoạt động.
- Khi hai hoá chất trong bình trộn ở mức cao cảm biến S2 tác động hai bơm dừng, lập tức động cơ M lai máy khuấy hoạt động trong 15s thì tự động dừng. Câu 2: Thiết kế mạch điều khiển và động lực.
Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển trên bằng rơle. Bài 11:
Câu 1: Viết chương trình đếm táo vào hộp theo công nghệ sau:
Nhấn I1(Start): Động cơ lai băng chuyền 1 tải hộp chứa táo hoạt động.
- Khi hộp đến vị trí hứng táo cảm biến S1 tác động, băng chuyền 1 dừng đồng thời băng chuyền 2 vận chuyển táo hoạt động
- Táo được đếm nhờ cảm biến S2.
- Khi số táo đã được đếm đủ (Ví dụ 10 quả). Thì động cơ lai băng chuyền 2