Giới thiệu tổng quan về Visual C Sharp

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp chương trình quản lý tài sản của trường cao đẳng CNTT (CIT) (Trang 30 - 48)

II. Khảo sát

I.1. Giới thiệu tổng quan về Visual C Sharp

I.1.1 Cơ bản về .NET Framework

Net Framework là một thành phần cơ bản cuarWWindown cho việc xây dựng và chạy các ứng dụng viết bởi các ngôn ngữ lập trình mới( ứng dụng thế hệ kế tiếp)

Net Framework được thiết kế để:

Cung cấp một môi trường nhất quán cho lập trình hướng đối tượng.

Tối ưu hóa việc phát triển phần mềm và sự xung đột phiên bản bằng việc cung cấp một môi trường thực hiện code.

• Cung cấp môi trường thực thi code an toàn hơn.

• Cung cấp trải nghiệm (experience) nhất quán cho những người phát triển trong việc tạo ra các kiểu ứng dụng khác nhau từ các ứng dụng trên nền tảng Windows, các ứng dụng trên nền tảng Web cho đến các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động, các ứng dụng nhúng…

I.1.2. Các thành phần của .NET Framework

NET Framework bao gồm 2 thành phần chính:

- CLR (Common Language Runtime – Môi trường quản lý ngôn ngữ chung): đây là thành phần cốt lỗi (xương sống – backbone) của NET Framework thực hiện các chức năng sau:

• Quản lý bộ nhớ. • Thực hiện code. • Xử lý lỗi.

• Xác nhận sự an toàn của code. • Thu gom rác.

- Framework Class Library (FCL): là một tập hợp các kiểu dữ liệu có khả năng sử dụng lại (tập hợp các lớp) và hướng đối tượng hoàn toàn, được sử dụng để phát dụng lại (tập hợp các lớp) và hướng đối tượng hoàn toàn, được sử dụng để phát triển các ứng dụng từ những ứng dụng dòng lệnh truyền thống cho đến những ứng dụng với giao diện đồ họa.

I.1.3. Các tính năng cơ bản của ngôn ngữ lập trình C#

C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy (pure object oriented programming)

- Kiểm tra an toàn kiểu.

- Thu gom rác tự động: giảm bớt gánh nặng cho người lập trình viên trong việc phải viết các đoạn code thực hiện cấp phát và giải phóng bộ nhớ.

- Hỗ trợ các chuẩn hóa được ra bởi tổ chức ECMA (European Computer Manufactures Association).

- Hỗ trợ các phương thức và các kiểu phổ quát (chung).

I.1.4. Các ứng dụng của C#

C# có thể sử đụng để viết các kiểu ứng dụng khác nhau: - Các ứng game.

- Các ứng dụng cho doanh nghiệp.

- Các ứng dụng cho thiết bị di động: PC Pocket, PDA , cell phone.

- Các ứng dụng quản lý đơn giản: ứng dụng quản lý thư viện, quản lý thông tin cá nhân…

- Các ứng dụng phân tán phức tạp trải rộng qua nhiều thành phố, đất nước.

I.1.5. Các lợi ích của C#

Cross Language Support: hỗ trợ khả năng chuyển đổi dễ dàng giữa các ngôn ngữ

- Hỗ trợ các giao thức Internet chung. - Triển khai đơn giản.

- Hỗ trợ tài liệu XML: các chú thích XML có thể được thêm vào các đoạn code và sau đó có thể được chiết xuất để làm tài liệu cho các đoạn code để cho phép các lập trình viên khi sử dụng biết được ý nghĩa của các đoạn code đã viết.

I.1.6. Môi trường phát triển tích hợp Visual Studio .NET 2005

VS 2005 là một tập hợp các công cụ phát triển cho việc xây dựng các ứng dụng destop với hiệu quả nâng cao, các ứng dụng cho các thiết bị di động, các dịch vụ Web, các ứng dụng Web. Ngoài ra VS 2005 cũng được sử dụng để làm đơn giản hóa quá trình phát triển nhóm, triển khai cài đặt các ứng dụng enterprise.

- VS 2005 cung cấp các lợi ích mở rộng cho việc phát triển các ứng dụng: • Nâng cao tính sản phẩm.

• Phát triển các ứng dụng cho các thiết bị cầm tay với .NET Framework Compact 2.0.

I.1.7. Các phiên bản của VS 2008

Phiên bản Express: đây là phiên bản miễn phí và phù hợp với các cá nhân, tổ chức sử dụng với mục đích nghiên cứu.

- Phiên bản Standard: phiên bản này có nhiều tính năng hơn so với phiên bản Express và với giá thành thấp, phù hợp với các tổ chức nhỏ.

- Phiên bản Professional: phiên bản này có đầy đủ tất cả các tính năng tuy nhiên hỗ trợ số lượng người dùng hạn chế phù hợp với các tổ chức vừa.

- Phiên bản Team System: đây là phiên bản có đầy đủ tính năng nhất và hỗ trợ tối đa cho việc phát triển ứng dụng nhóm, có giá thành cao nhất.

II. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2005

Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là một trong những nền tảng kỹ thuật quan trọng trong công nghiệp máy tính. Cho đến nay, có thể nói rằng SQL đã được xem là ngôn ngữ chuẩn trong cơ sở dữ liệu. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ thương mại hiện có như Oracle, SQL Server, Informix, DB2,... đều chọn SQL làm ngôn ngữ cho sản phẩm của mình Vậy thực sự SQL là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu? SQL có thể làm được những gì và như thế nào? Nó được sử dụng ra sao trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ? Nội dung của chương này sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về SQL và một số vấn đề liên quan.

II.1.SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu quan hệ

SQL, viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc), là công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ. Tên gọi ngôn ngữ hỏi có cấu trúc phần nào làm chúng ta liên tưởng đến một công cụ (ngôn ngữ) dùng để truy xuất dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. Thực sự mà nói, khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng bao gồm:

• Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu.

• Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. • Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu

Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập

nhật cũng như các lỗi của hệ thống.

Như vậy, có thể nói rằng SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong các hệ thống cơ sở dữ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Mặc dù SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java,... song các câu lệnh mà SQL cung cấp có thể được nhúng vào trong các ngôn ngữ lập trình nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu. Khác với các ngôn ngữ lập trình quen thuộc như C, C++, Java,... SQL là ngôn ngữ có tính khai báo. Với SQL, người dùng chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực hiện trên cơ sở dữ liệu mà không cần phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu cầu như thế nào. Chính vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng.

II.2.Vai trò của SQL

Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn tại độc lập. SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai trò như sau:

• SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu

• SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu

• SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,...

• SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server): Trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu.

• SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.

• SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau.

SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ thống mạng máy tính với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, SQL thường được sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

III.Thiết kế Form

III.1. Form giao diện chính của chương trình

III.2. Form Nhập mới thiết bị

III.3. Form Tìm kiếm thiết bị

III.4.Form Cho mượn thiết bị

III.5. Form Thống kê theo phòng đặt

III.6. Form Thống kê theo Bộ Môn

III.7.Form Thiết bị trong trường

IV.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ KẾT QUẢ CHẠY THỬ IV.1. Giao diện chính của chương trình

Hình III.8.Giao diện chính của chương trình

Trên cùng của màn hình nền chương trình là thanh Menu chứa các chức năng chính của chương trình.

- Hệ thống - Quản lý - Danh mục - Trợ giúp

IV.2. Sử dụng từng chức năng và kết quả của chương trình IV.2.1. Chức năng cập nhật thông tin thiết bị

Chức năng của form này là cập nhật thông tin thiết bị.

Để cập nhật một thiết bị, người quản lý kích chuột vào nút [Thêm mới]. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào form bao gồm các thông tin về Mã thiết bị, Tên Thiết bị, Người nhận, Ngày nhận, đơn vị, số lượng, đơn giá, tổng tiền, chủng loại, nhà sản xuất, ghi chú ( có thể trống). Sau đó kích nút [Lưu]. Nếu nhập sai thì hệ thống sẽ báo lỗi, yêu cầu nhập lại.

Ngoài ra muốn cập nhật thêm một thiết bị mới thì ta kích chuột vào nút [Thêm mới] và nhập các thông tin về thiết bị.

Cuối cùng không còn làm việc với form này nữa người quản lý kích vào nút [Thoát] để thoát khỏi form và trở về với giao diện chính.

Hình III.9. Form nhập mới thiết bị

IV.2.2.Chức năng tìm kiếm thiết bị

Chức năng của form này là tìm kiếm thiết bị.

Để tìm kiếm thiết bị, người quản lý nhập thông tin cần tìm kiếm vào ô thông tin sau đó chọn chức năng muốn tìm kiếm theo [Tên thiết bị], [Tên người quản lý], [Chủng loại]. Rồi kích vào nút tìm kiếm.

Thông tin tìm kiếm sẽ xuất hiện ở vùng bên dưới. Nếu thông tin tìm kiếm không có hoặc không chính xác thì hệ thống sẽ xuất hiện thông báo là thông tin tìm kiếm không chính xác hoặc không có thông tin cần tìm.

Cuối cùng không còn làm việc với form này nữa người quản lý kích vào nút [X] ở góc trái màn hình để thoát khỏi form và trở về với giao diện chính.

Hình III.10. Form tìm kiếm

IV.2.3. Chức năng cho mượn thiết bị

Chức năng của form này là quản lý việc cho mượn thiết bị.

Để cho mượn một thiết bị, người quản lý kích chuột vào nút [Cho mượn]. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào form bao gồm các thông tin về Mã thiết bị, Tên Thiết bị, Người mượn, Ngày mượn, đơn vị, số lượng, đơn vị mượn, ngày trả ( có thể trống ) ghi chú ( có thể trống). Sau đó kích nút [Lưu].Thông tin sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra muốn mượn thêm một thiết bị mới thì ta kích chuột vào nút [Làm lại] và nhập các thông tin về thiết bị cần mượn.

Cuối cùng không còn làm việc với form này nữa người quản lý kích vào nút [X] ở góc trái màn hình để thoát khỏi form và trở về với giao diện chính.

Hình III.11.Form cho mượn thiết bị

IV.2.4. Chức năng thống kê

Muốn thực hiện chức năng này người quản lý kích vào menu [Danh mục] chọn [Thống kê]

Cuối cùng không còn làm việc với form này nữa người quản lý kích vào nút [X] ở góc trái màn hình để thoát khỏi form và trở về với giao diện chính.

Nếu muốn chọn thống kê theo phòng thì chọn [Thống kê theo phòng].

Nếu muốn chọn thống kê theo bộ môn thì chọn [Thống kê theo bộ môn].

Hình III.12. Form thống kê theo bộ môn

VI.2.5. Chức năng hiển thị danh mục thiết bị

Chức năng của form này là hiển thị thông tin tất cả các thiết bị trong trường Muốn thực hiện chức năng này người quản lý kích vào menu [Danh mục] chọn [Thiết bị trong trường]

Cuối cùng không còn làm việc với form này nữa người quản lý kích vào nút [X] ở góc trái màn hình để thoát khỏi form và trở về với giao diện chính.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Nội dung đạt được:

- Chương trình thân thiện với người dùng, tiện dụng. - Các chức năng cơ bản của chương trình đã hoàn thành. - Ràng buộc dữ liệu một cách chặt chẽ.

- Có khả năng tự động tính tổng tiền ...

Hạn chế

- Do thời gian thực hiện đồ án quá ngắn, nên một số chức năng chưa thể hiện hết.

- Chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc xây dựng một chương trình quản lý với quy mô lớn.

- Một số chức năng chưa hoạt động ổn định - Chương trình có tính chuyên nghiệp chưa cao

- Chưa giải quyết trọn vẹn các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý - Chương trình chưa có tính thẩm mỹ cao

Kinh nghiệm thu được

- Củng cố các kiến thức đã học về các môn: Công nghệ phần mềm, Cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, ngôn ngữ lập trình, …. và các kỹ năng khác.

- Có cơ hội để vận dụng kiến thức lý thuyết trong nhà trường áp dụng vào thực tiễn.

Hướng phát triển

- Hệ thống cần được chuyển sang dạng web để tạo thuận lợi cho người dùng sử dụng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tự học Ngôn ngư lập trình C#, tập thể tác giả, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004

2. Tự học ngôn ngữ quản lý CSDL SQL Server 2005 căn bản, tác giả TS Lê Văn Quang.

3. Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng ( TS.Nguyễn Thanh Bình, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng)

4. C# 2005 Tập2 Lập trình Windows Forms (Phạm Hữu Khang – Nhà

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp chương trình quản lý tài sản của trường cao đẳng CNTT (CIT) (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w