Công nghệ, hệ thống thông tin quản lý

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 110)

III. Theo anh chị, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến quản lý ngân

9Công nghệ, hệ thống thông tin quản lý

NSNN cho đầu tư phát triển du lịch 10 Các nhân tố khác (đề nghị nêu rõ)…..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Khảo sát công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển du lịch phát triển du lịch

Khảo sát từng nội dung của chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn như: Lập và chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển du lịch… Việc này giúp khảo sát toàn bộ hoặc trong từng khâu nội dung của quản lý chi NSNN trong đầu tư phát triển du lịch. Kết quả khảo sát sẽ được phân tích để chứng minh những điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu của chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư phát triển du lịch.

Bảng 2.2. Khảo sát các nội dung chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tƣ phát triển du lịch

STT Nhân tố 1 2 3 4 5

1 Chính sách và kế hoạch

2 Lập dự toán

3 Chấp hành dự toán

4 Quyết toán

5 Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư

phát triển du lịch

6 Các nhân tố khác (đề nghị nêu rõ)….. Khảo sát được thực hiện đối với các đơn vị có sử dụng, quản lý vốn NSNN trong đầu tư phát triển du lịch, sử dụng 70 phiếu khảo sát đối với một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như:

- Sở Tài chính Vĩnh Phúc: 15 phiếu

- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: 15 phiếu - Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc: 10 phiếu

- Ban quản lý các dự án các khu du lịch tại huyện, thị xã: 30 phiếu Tổng phiếu khảo sát là 70 phiếu, thu về hợp lệ 70 phiếu. Sử dụng 70 phiếu để phân tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, đánh giá tới hiệu quả của quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Phúc.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến đa biến để phân tích sự tác động của 6 yếu tố tới quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R2

được điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Mô hình nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên

Quản lý NSNN trong đầu tƣ phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Điều kiện kinh tế - xã hội

Luật và các quy định có liên quan Khả năng về nguồn thu của NSNN Năng lực quản lý của người lãnh đạo Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ CNV trong quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển du lịch

Tổ chức bộ máy quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch

Quy trình quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch

Công nghệ, hệ thống thông tin quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số kinh phí được đầu tư hàng năm cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc

- Số lượng các công trình, dự án đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm được phê duyệt triển khai.

- Số lượng đề công trình, dự án đầu tư cho phát triển du lịch được triển khai đúng tiến độ.

- Tình hình quản lý, sử dụng vốn NSNN đầu tư cho phát triển du lịch của các cơ quan quản lý.

- Các công trình được triển khai và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 đã hệ thống phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. Với 4 câu hỏi nghiên cứu được đưa ra, và phương pháp thu thập thông tin với 2 phương pháp được lựa chọn là thu thập số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp. Tiếp đó là phương pháp phân tích số liệu, các phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô tả, và phân tích hồi quy tuyến tính đã được lựa chọn. Nghiên cứu cũng đã xác định rõ mô hình nghiên cứu với 9 nhân tố tác động tới quản lý ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch, bao gồm: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, luật và các quy định liên quan, khả năng về nguồn thu của ngân sách nhà nước, năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch, tổ chức bộ máy quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch, quy trình quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch, công nghệ, hệ thống thông tin quản lý NSNN cho đầu tư phát triển du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN

NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN 2011 - 2013

3.1. Khái quát về Kinh tế - Xã hội và tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc

3.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn người, năm 2010 là 1.010,4 nghìn người, mật độ dân số 820 người/km2

.

Vĩnh Phúc có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển: nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 240C, diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2, dân số gần 1, 2 triệu người. Tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vĩnh Yên (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh), thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, cùng với nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm tương đối rồi rào, do vậy hết sức thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

Là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu nổi bật, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2006, tốc độ kinh tế toàn tỉnh đạt 16,98%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sang công nghiệp và dịch vụ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2006 đạt 4.467 tỷ đồng, tăng 20,58% so với năm 2005.

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số bình quân toàn tỉnh năm 2013 dự kiến là 1.027.000 người, tăng 0,63% so với năm 2012. Trong đó, dân số thành thị là 241.500 người chiếm 23,52% tổng số dân và tăng 1,34%; dân số nông thôn là 785.500 người tăng 0,41%; dân số trong độ tuổi lao động là 675.000 người, tăng 0,52% so với năm 2012. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 620.400

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ người, tăng 0,15%. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 311.000 người chiếm 50,13% tổng số và giảm 3,36%; ngành công nghiệp, xây dựng là 156.500 người chiếm 25,23% tổng số và tăng 1,10%; các ngành dịch vụ là 152.900 người, chiếm 24,64% tổng số và tăng 7% so với năm 2012.

Lao động, việc làm và dạy nghề được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp cụ thể, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động sàn giao dịch việc làm, đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nhất là sang thị trường Nhật Bản. Dự kiến năm 2013, giải quyết việc làm cho 20.507 lao động, tăng 5,2% so với năm 2012, đạt 97,6% kế hoạch. Chỉ tiêu lao động xuất khẩu đạt thấp, năm 2013 xuất khẩu lao động được 491 người, đạt 49,1% so với kế hoạch và bằng 70% so với năm 2012 do tiêu chuẩn lao động của một số quốc gia, vùng lãnh thổ đòi hỏi khắt khe và chi phí cao, nhất là thị trường Nhật Bản.

Từ 2010 - 2013, tỷ lệ đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng từ 18.97% năm 2010 lên 23.52% năm 2013. Năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 23.52%. Số liệu cho thấy, tỉ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nước (khoảng 33% vào năm 2013).

Bảng 3.1. Cơ cấu dân số nông thôn, thành thị của tỉnh giai đoạn 2011 -2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng số 100.0 100.0 100.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số đô thị 21.05 22.41 23.52

Dân số nông thôn 78.95 77.59 76.48

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Trình độ học vấn của người dân Vĩnh Phúc tương đối cao. Năm học 2012-2013, toàn tỉnh đã xây dựng mới 15 trường chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học lần lượt là: bậc mầm non 66,1%, tiểu học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84,4%, THCS 46,9% và THPT đạt 33,3%. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định; tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt ng

nước. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định và nâng lên. Ở bậc tiểu học, học sinh của tỉnh Vĩnh Phúc giành và xếp thứ hạng cao trong các cuộc thi cấp quốc gia như: Olympic Toán, Olympic Tiếng Anh trên mạng, Trạng nguyên nhỏ tuổi...; ở bậc trung học, số lượng học sinh giỏi cấp quốc gia và quốc tế tiếp tục được phát huy, năm học 2012-2013 có 84,9% học sinh tham dự thi đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 bậc THPT và có 01 học sinh đoạt huy chương bạc môn Toán, 01 học sinh đoạt huy chương đồng môn Sinh tại các cuộc thi Olympic quốc tế.

Bảng 3.2. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội

TT Ngành Đơn vị 2011 2012 2013

1 Nguồn lao động 1000 người 802 925 1027

2 Dân số trong độ tuổi lao động 1000 người 581 589 675

3 Số lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế 1000 người 512 541 620

4 Cơ cấu sử dụng lao động % 100.0 100.0 100.0

4.1 Nông, lâm, ngư nghiệp % 63.12 58.23 50.13

4.2 Công nghiệp và xây dựng % 22.1 24.13 25.23

4.3 Dịch vụ % 14.78 17.64 24.64

Nguồn: Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở

Theo số liệu điều tra dân số năm 2013, lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm một tỷ lệ khá cao, trên 80.2%.

3.1.1.3. Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động giai đoạn 2011- 2013

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 51.8% lực lượng lao động năm 2011, năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đáng kể đạt 62.5% và năm 2013 tỷ lệ này đạt khoảng 65.1%. Nhìn tổng thể, lực lượng lao động tại Vĩnh Phúc dồi dào về số lượng, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực tại Vĩnh Phúc được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.

Do chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nên dẫn đến tình trạng thừa lao động tại địa phương, nhưng vẫn phải nhập lao động từ các tỉnh ngoài.

Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là nền móng tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.

3.1.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc năm 2013 a. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

* Sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt:

+ Cây hàng năm:

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm dự kiến đạt 96,05 ngàn ha, bằng 99,02% kế hoạch năm và tăng 3,53% so với năm 2012, chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông. Diện tích một số cây trồng chính như sau: cây lúa 59,03 ngàn ha, đạt 99,55% kế hoạch năm, giảm 0,47% với năm 2012; ngô 15,81 ngàn ha, đạt 121,64% kế hoạch, tăng 15,63% so với năm 2012; nhóm cây lấy củ có chất bột 4,54 ngàn ha, giảm 2,30%, trong đó chủ yếu là cây khoai lang 2,49 ngàn ha (giảm 2,60%), cây sắn 1,94 ngàn ha (giảm 2,4,%)...; nhóm cây có hạt chứa dầu 6,14 ngàn ha, giảm 1,51%, trong đó cây đậu tương đạt 2,68 ngàn ha, cây lạc đạt 3,42 ngàn ha; rau các loại 7.718,3 ha, tăng 19,78% so với năm 2012.

Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính: lúa đạt 52,30 tạ/ha, tăng 3,46% so với năm 2012, sản lượng đạt 308,76 ngàn tấn, tăng 2,99%; ngô đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41,31 tạ/ha, tăng 1,25%, sản lượng đạt 65,32 ngàn tấn, tăng 17,08%; khoai lang đạt 97,54 tạ/ha, tăng 6,0%, sản lượng đạt 24,32 ngàn tấn, tăng 3,25%; đậu tương đạt 16,52 tạ/ha, tăng 3,83%; Sản lượng 4,43 ngàn tấn, giảm 3,36%; lạc đạt 18,03 tạ/ha, giảm 5,35%, sản lượng đạt 6,17 ngàn tấn, giảm 2,71%; rau các loại đạt 181,84 tạ/ha, tăng 8,08%, sản lượng đạt 140,35 ngàn tấn, tăng 29,46%...

+ Cây lâu năm: Tổng diện tích hiện có 8,23 ngàn ha, tăng 0,49% so với năm 2012. Trong đó, diện tích các loại cây ăn quả là 7,67 ngàn ha, giảm 0,15% so với năm 2012 và chiếm 93,23% diện tích các loại cây lâu năm. Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 110)