Đa truy nhập phân chia theo không gian SDMA

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ GMS, MÔ PHỎNG HỆ THỐNG GSM TRONG THỰC TẾ BẰNG PHẦN MỀM ATOLL CỦA CÔNG TY TNHH TELEQ (Trang 28 - 31)

Kỹ thuật đa truy nhập này khác hẳn với 4 kỹ thuật trên. Đó là, tất cả mọi người sử dụng trong cùng một cell đều có thể truyền/nhận tín hiệu một lúc, trên cùng một băng thông và không sử dụng mã như trong CDMA. Như vậy tín hiệu do mọi người sử dụng trong cell và ngoài cell sẽ bị chồng lên nhau (cộng vào nhau). Khử nhiễu do nhiều người sử dụng trong SDMA là một vấn đề vô cùng phức tạp. Phía BS u cầu phải có một dãy các ăng-ten lớn (antenna array) để có thể khử nhiễu. Việc khử nhiễu ở phía BS có thể được thực hiện bằng một số kỹ thuật như (a) ước lượng hướng đến của tín hiệu (direction of arrival - DOA) của mỗi người sử dụng để tách tín hiệu của mỗi người sử dụng ra khỏi tín hiệu thu được và (b) dựa vào kỹ thuật khử nhiễu kết hợp với lọc (chẳng hạn khử nhiễu mềm kết hợp với bộ lọc MMSE). Trong kỹ thuật đa truy cập này, BS có sử dụng kỹ thuật beamforming để phát tín hiệu trực tiếp đến người sử dụng.

Phần 1 - Chương 4: Giao diện vô tuyến

4.2 Các kênh trong giao tiếp vô tuyến

4.1.1 Kênh vật ly

Mỗi một kênh tần số trong GSM được cấp phát cho các MS sử dụng chung theo phương pháp phân chia theo thờigian. Thời gian sửdụng kênh tần số được tổ chức thành các khung TDMA, mỗi khung có chiều dài 4615 micro giây và chia làm 8 khe thời gian. Mỗi khe thời gian có chiề dài 577µs. Khi MS có nhu cầu truy xuất vào mạng thì sẽ được cấp phát cho một khe thời gian để làm việc. Mỗi khe thời gian được gọi là một kênh vật lý.

TS: Time Slot còn goi là kênh vật lý

Như vậy, một kênh tần số trong GSM có 8 kênh vật lý, mỗi MS khi hoạt động chỉ sử dụng một kênh vật lý để truyền tín hiệu

4.2.2 Kênh Logic

Kênh Logic chia làm 2 loại tổng quát kênh lưu lượng (TCH : Traffic Channel) và kênh điều khiển (CCH: control channel)

Các kênh lưu lượng là kênh mang thơng tin là tiếng nói hay dữ liệu. Kênh này gồm 2 loại được định nghĩa như sau:

- Kênh lưu lượng toàn tốc (TCH/F) - Kênh lưu lượng bán tốc (TCH/H) Kênh điều khiển chia làm 3 nhóm:

Nhóm kênh điều khiển quảng bá (BCCH)

Nhóm này gồm 3 kênh:

- FCCH (Các kênh điều chỉnh tần số): Mang thông tin hiệu chỉnh tần số cho các trạm MS. FCCH chỉ được sử dụng ở đường xuống.

- SCH (Kênh đồng bộ): Mang thông tin để đồng bộ khung cho trạm di động MS và nhận dạng BTS. SCH chỉ sử dụng cho đường xuống.

- BCCH (Kênh điều khiển quảng bá): Phát quảng bá các thông tin chung về cell. Các bản tin này gọi là các bản tin hệ thống . BCCH chỉ sử dụng cho đường xuống.

Nhóm kênh điều khiển chung (CCCH)

- PCH (Kênh tìm gọi): Kênh này sử dụng cho đường xuống để tìm trạm di động cho thuê bao bị gọi.

- RACH (Kênh truy xuất ngẫu nhiên): Kênh này được MS sử dụng để yêu cầu dành một kênh SDCCH. Kênh này chỉ sử dụng cho hướng lên.

Phần 1 - Chương 4: Giao diện vô tuyến

- AGCH (Kênh cho phép truy xuất): Kênh này chỉ sử dụng cho đường xuống để chỉ định một kênh SDCCH cho MS.

Nhóm kênh điều khiển dành riêng (DCCH)

- SDCCH (Kênh điều khiển dành riêng chuẩn): Kênh này chỉ được sử dụng dành riêng cho một báo hiệu với một MS. SDCCH được sử dụng cho các thủ tục cập nhật và trong quá trình thiết lập cuộc gọi, trước khi ấn định kênh TCH. SDCCH đươc sử dụng cả đường xuống lẫn đường lên.

- SACCH (Kênh điều khiển kết hợp chậm): Kênh này liên kết với 1 TCH hay mọt SDCCH. Đây là một kênh số liệu liên tục đê mang các thông tin liên tục như các bản báo cáo đo lường, định trước thời gian và điều khiển công suất, SACCH sử dụng cho cả đường lên lẫn đưỡng xuống.

- FACCH (Kênh điều khiển kết hợp nhanh): Kênh này kết hợp với một TCH. FACCH làm việc ở chế độ lấy cắp hoạt động bằng cách lấy lên một khung FACCH được dùng để chuyển giao cell, nói cách khác FACCH thay đổi lưu lượng tiếng, số liệu bằng báo hiệu.

- CBCH (Kênh quảng bá tế bào): Chỉ được sử dụng ở đường xuống để phát quảng bá ô cho các bản tin ngắn (SMSCB: Short Message Service Cell Broadcast) cho các tế bào CBCH sử dụng cùng kênh vật lý như kênh SDCCH.

Phần 1 - Chương 5: Mã hóa thoại và mã hóa kênh

CHƯƠNG 5: MÃ HĨA THOẠI VÀ MÃ HĨA KÊNH 5.1 Mã hóa thoại

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ GMS, MÔ PHỎNG HỆ THỐNG GSM TRONG THỰC TẾ BẰNG PHẦN MỀM ATOLL CỦA CÔNG TY TNHH TELEQ (Trang 28 - 31)