Tổng quan hệ thống VoIP với mã nguồn mở Asterisk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, Tìm hiểu Hệ thống Điện thoại Vệ tinh (Trang 40)

4. Giải pháp tổng đài VoIP với mã nguồn mở Asterisk

4.1.Tổng quan hệ thống VoIP với mã nguồn mở Asterisk

Trong xu thế hội nhập và phát triển, tổng đài mã nguồn mở ngày càng được tối ưu hóa và đa dạng với nhiều tiện ích khơng thua kém gì các hiệu năng mà các hệ thống IP telephone theo license mang lại trong một phạm vi nhất định nào đó. Nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tầm người dùng khoảng từ vài user đến vài chục ngàn user đầu cuối.

Tổng đài IP PBX mã nguồn mở là một tổng đài IP PBX sử dụng theo mơ hình Softswitch làm nền tảng chính. Phần mềm mã nguồn mở Asterisk được cài đặt trên một PC Server và kết hợp với các thiết bị Voice Gateway được giả lập như một tổng đài IP PBX.

41

+ Dạng thiết bị Voice Gateway đặt bên ngoài PC Server, một hướng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ PSTN theo kiểu CO, E1/T1/J1, Bri, SS7...và một hướng kết nối với hệ thống mạng Lan/wan thông qua các port mạng RJ45. PC server cài đặt phần mềm Mã nguồn mở Asterisk và kết nối với mạng Lan/Wan qua card mạng RJ45. Người dùng cuối có thể sử dụng các IP Phone gắn trực tiếp vào mạng Lan hoặc sử dụng các điện thoại analog gắn thông qua các thiết bị Voice Gateway loại FXS. Trong giải pháp chọn thiết bị kết nối cổng Voice Gateway thì thường dùng của HãngAudioCodes vì độ tương thích cao, có khả năng mở rộng kết nối đa chi nhánh, cũng như các giải pháp dự phịng (SAS)- duy trì thơng tin liên lạc thơng suốt khi có sự cố mạng.

+ Dạng thiết bị Voice Gateway gắn trong PC Server qua khe cắm ePCI, PCI, các thiết bị card này một hướng kết nối đến các nhà cung cấp dịch vụ PSTN cũng thông qua các kiểu CO,E1/T1 và một hướng bắt tay trực tiếp với phần mềm Asterisk mã nguồn mở. Các thiết bị loại card Asterisk này thường là card Sangoma, Digium, OpenVox, ...

Hiện tại các chức năng của tổng đài mã nguồn mở ngày càng được gia tăng và mở rộng, độ ổn định ngày càng được cải thiện với những tiến bộ vượt bật và đang là xu thế toàn cầu khi mà các doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ và tận dụng giá trị đích thực một cách hiệu quả từ nền tảng hệ thống mã nguồn mở mang lại này. Trong xu thế chung đó, chúng tơi đã triển khai thành cơng một vài hệ thống mã nguồn mở và mở rộng một số tính năng vận hành như một tổng đài IP PBX nâng cao hay các chức năng khác như Call/Contact Center.

Các chức năng cơ bản của hệ thống tổng đài IP PBX và Call/Contact Center

- Nhận và phân phối thông minh các cuộc gọi đến

- Hỗ trợ thông tin và thao tác cho điện thoại viên

- Ghi âm, giám sát cuộc gọi

- Cung cấp thơng tin tự động

- Tích hợp hệ thống quản lý của Doanh nghiệp

- Quản lý cuộc gọi

- Biên tập thông tin âm thanh/ kịch bản

- Thống kê, báo cáo dịch vụ

- Tự động gọi ra

- Gửi nhận fax qua máy tính

- Hộp thư thoại

4.2. Giải pháp Nâng cấp tổng đài Analog sang tổng đài VoIP (IP-PBX).

Xu hướng tất yếu của việc sử dụng một tổng đài IP PBX trong doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết. Những lợi ích của hệ thống IP Telephone ngày càng tăng dần và đã vượt qua khá xa những tiện ích cũng như hiệu quả cơng việc của hệ thống Telephony thông thường mang lại.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang dùng tổng đài Analog truyền thống thông thường cũng không phải là ít, chính vì lý do đó, chúng tơi đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp tổng đài Analog/Digital của mình sang tổng đài IP PBX, tận dụng những tiện ích tối ưu nhất có thể có mà khơng làm mất đi chi phí đầu tư ban đầu, cũng như những thói quen chưa thay đổi của việc dùng hệ thống tổng đài củ.

Các tổng đài Analog/Digital các doanh nghiệp đang sử dụng trên thị trường là rất đa dạng, việc chuyển đổi và bắt tay tương thích cho từng hệ thống là không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, có một vài giải pháp mang tính phổ qt và có thể thích nghi với nhiều hệ thống tổng đài Avaya, Cisco, Siemens, Alcatel-Lucent, Panasonic, LG-Ericsson, Nec, Nortel, Adsun,.....bản thân cũng cho phép hỗ trợ thêm kết nối đa chi nhánh, đa tổng đài IP PBX và tương thích với hệ thống IP Telephone khác.

Có nhiều phương pháp để triển khai việc nâng cao, chúng tôi để xuất ra 04 phương pháp chủ yếu cho giải pháp nâng cấp tổng đài Analog/Digital của doanh nghiệp để chuyển sang tổng đài IP PBX tương thích với hệ thống IP Telephone khác :

43

4.2.1. Tận dụng tổng đài PABX Analog/Digital của doanh nghiệp làm tổng đài chính tổng đài chính

Hình 16 Tổng đài PABX

Giải pháp này sử dụng Tổng đài PAB làm giao tiếp trực tiếp với các Nhà cung cấp dịch vụ PSTN theo giao thức E1/T1/J1, Bri, hay PSTN/ISDN và kết nối đến hệ thống các phone Analog củ, một vài line nhánh kết nối đến thiết bị Voice Gateway FXO để chuyển sang giao thức SIP (dạng thoại truyền trên hạ tầng IP) để bắt tay đến hệ thống IP Telephone khác. Mơ hình cũng cho phép kết nối đa chi nhánh theo phía cổng thiết bị Voice Gateway. Tham khảo thêmcác giải pháp kết nối đa chi nhánh.

4.2.2. Tận dụng tổng đài PABX Analog/Digital của doanh nghiệp làm tổng đài nhánh. tổng đài nhánh.

Hình 17 Tổng đài PABX Analog/Digital

Mơ hình này theo phương pháp sử dụng một tổng đài IP PBX làm tổng đài chính. Tổng đài IP PBX này có thể là :

- Một tổng đài IP PBX đóng gói dạng thiết bị cứng như các tổng đài Siemens Hipath 3000/4000,.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các tổng đài dạng SoftSwitch như Asterisk, Xorcom, Grandstream , ...đóng gói trong một PC Server

- Các thiết bị Voice Gateway với số lượng CO line từ 4 ->24 Port FXO như AudioCodes MP11x, MP124, Mediant 1000 MSBG,...làm tổng đài IP PBX thu nhỏ

Các tổng đài IP PBX này sẽ bắt tay với nhà cung cấp dịch vụ PSTN và kết nối vào hệ thống hạ tầng mạng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các IP Phone, Softphone (phần mềm cài trên máy tính PC giả lập như một IP Phone và kết hợp Headset, loa + micro), và tận dụng lại hệ thống tổng đài Analog qua thiết bị

45

Voice Gateway FXS. Có thể tận dụng thêm các Analog Phone khi dùng thiết bị Voice Gateway FXS kết nối từ Lan/Wan ra các Analog Phone.

4.2.3. Sử dụng các dịch vụ VoIP thuê ngoài của các nhà cung cấp dịch vụ VOIP vụ VOIP

Hình 18 Sử dụng các dịch vụ VoIP th ngồi

Sử dụng giải pháp của Nhà cung cấp Dịch vụ ADSL. Sử dụng thiết bị Adapter Voip gateway, tận dụng kết nối đường truyền Internet và chuyển đổi sang thoại Analog. Phương pháp này trả chi phí theo 02 gói Internet và Thoại với chi phí cước dịch vụ đường dài quốc tế rẻ hơn hệ thống PSTN gọi quốc tế.

Tuy nhiên, cấu hình kết nối vào tổng đài PABX sẳn có của doanh nghiệp khá phức tạp và chỉ một vài loại tổng đài PABX tương thích với thiết bị Adapter Voice Gateway này và tuy thuộc Nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, ln u cầu thơng tin về mức độ tương thích trước khi chọn nhà cung cấp dịch vụ.

Việc kết nối đa chi nhánh phụ thuộc vào cùng hệ thống của cùng nhà cung cấp. Hiện tại, việc bắt tay giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thoại qua IP còn nhiều hạn chế, do đó việc triển khai kết nối đa chi nhánh phải do chính Nhà cung cấp

dịch vụ ADSL đồng cung cấp cho đa chi nhánh. Đây cũng là ưu điểm và khuyết điểm: ưu điểm với sự đồng bộ cao, bảo trì dễ dàng, và thống nhất, chi phí triển khai tương đối thấp. Tuy nhiên với khuyến điểm là mức độ đầu tư phụ thuộc cao, chưa thể tách biệt độc lập và kết nối với hệ thống IP telephone khác cịn gặp khó khăn.

4.2.4. Sử dụng các dịch vụ ngồi theo mơ hình của hệ thống IP Centrex (thuê tổng đài IP PBX ngồi )

Hình 19 Sử dụng các dịch vụ ngồi theo mơ hình của hệ thống IP Centrex

Dịch vụ này đang triển khai khá rầm rộ và phổ biến, cụ thể như dịch vụ của Skype, Internet Voip card, ... Hiện tại đã khắc phục được một số hạn chế là khơng nhất thiết phải dùng máy tính PC để cài đặt phần mềm softphone

Hệ thống kết nối này giống như Giải pháp 2 và giải pháp 3, tuy nhiên hệ thống IP Telephone sử dụng thuê ngoài theo đường truyền Internet, leased line,..sử dụng các cổng Voice Gateway kết nối với các IP Centrex qua mạng Wan để tận dụng các thiết bị tổng đài Analog/Digital hiện hữu. Ngoài ra, cũng cho phép các kết nối trực tiếp đến các dịch vụ VoIP từ các nhà cung cấp dịch vụ đến các IP Phone, softphone, handheld, các thiết bị smartphone,...

47

tắc, khi sử dụng nâng cấp một tổng đài Analog truyền thông luôn cần một thiết bị chuyển đổi Voice Gateway (chuyển tín hiệu thoại Analog sang IP theo giao thức SIP). Trong các thiết bị Voice Gateway, nổi bật nhất vẫn là thiết bị Voice Gateway của AudioCodes tương thích với rất nhiều loại hệ thống tổng đài PABX kể cả tổng đài IP PBX, từ Avaya, Cisco, Siemens, Alcatel-Lucent, Panasonic, LG-Ericsson, Nec, Nortel, Adsun,... cho đến các dạng tổng đài Softswitch theo mã nguồn mở Asterisk đóng gói. Và chúng ln kèm chức năng hoạt động dự phòng (SAS) cho các trường hợp hệ thống mạng bị gián đoạn nhưng vẫn đảm bảo thông thoại luôn thông suốt và được duy trì. Ngồi ra, việc hỗ trợ kết nối đa chi nhánh cũng dễ dàng triển khai khi có thêm hệ thống tổng đài mới, cũng như kết nối với các hệ thống IP Centrex khác.

5. Kết luận.

Trong khoảng thời gian gần một tháng, chúng em đã tìm hiểu về hệ thống thơng tin VSAT IP qua vệ tinh IPSTAR, về việc truyền tín hiệu thoại qua Internet (Voice over Internet Protocol) về cấu tạo cũng như về cơng nghệ của nó. Dịch vụ điện thoại IP là dịch vụ ứng dụng cho phép truyền tải các cuộc đàm thoại thông qua giao thức IP. Ngun tắc VoIP gồm việc số hố tín hiệu giọng nói, nén tín hiệu đã số hố, chia tín hiệu thành các gói và truyền những gói số liệu này trên nền IP. Đến nơi nhận, các gói số liệu được ghép lại, giải mã ra tín hiệu analog để phục hồi âm thanh. Qua thời gian học tập và tìm hiểu, chúng em đã trình bày một số nét cơ bản của công nghệ VoIP và một số giao thức quan trọng sử dụng trong mạng VoIP.

Do thời gian tìm hiểu và làm bài không được nhiều, kinh nghiệm còn thiếu, chúng em đã cố gắng để hồn thành bài tiểu luận, nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy và các bạn góp ý để chúng em có thể hồn thiện vốn kiến thức mình cịn thiếu.

Nếu có thời gian, chúng em sẽ nghiên cứu sâu hơn về những dịch vụ của VoIP, chất lượng dịch vụ và những giao thức đã nói trong bài.

49

Tài liệu tham khảo.

1. Bài giảng môn “hệ thống thông tin vệ tinh” lớp cao học kỹ thuật máy tính Giảng viên: TS Tạ Hải Tùng.

2. http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=16379

3. Nguyên lý của kỹ thuật OFDM – Kỹ sư Ðặng Quang Hiếu - Bộ môn Công nghệ Ðiện tử Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

http://www1.hut.edu.vn/khoavien/khoadtvt/khoadtvt_homesite/dttre/nguyenl y1.htm 4. http://www.electronicstalk.com/guides/ofdm.html 5. http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=16337 6. http://www.3cx.vn/voip-sip/voip-source.php 7. http://en.tldp.org/HOWTO/VoIP-HOWTO-4.html 8. http://www.vnpt.com.vn/index.asp?id=569&DataID=8578 9. http://www.athlsolutions.com/web/Trang-Chu.aspx 10. http://www.athlsolutions.com/web/Giai- phap/tabid/72/articleType/ArticleView/articleId/26/Giai-phap-Tong-ai- VoIP-ma-nguon-mo-Asterisk.aspx 11. http://www.athlsolutions.com/web/Giai- phap/tabid/72/articleType/ArticleView/articleId/25/Giai-phap-Nang-cap- tong-ai-Analog-sang-tong-ai-VoIP-IP-PBX.aspx

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, Tìm hiểu Hệ thống Điện thoại Vệ tinh (Trang 40)