Mô tả chi tiết các bảng trong mô hình quan hệ

Một phần của tài liệu Môn giao diện người máy hệ thống quản lý điểm trường THPT (Trang 31 - 54)

Tên bảng: tblhocsinh Ý nghĩa: Bảng danh sách học sinh

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

mahs int Mã học sinh 100001

hoten nvarchar(30) Họ tên học sinh Bùi Thế Đô

ngaysinh smalldatetime Ngày sinh của học sinh. Mặc định nhập theo kiểu mm/dd/yyyy.

Cách nhập phụ thuộc vào thiết lập trong cpanel

10/18/1991

gioitinh bit Giới tính học sinh true

quequan nvarchar(100) Quê quán học sinh Xã Thượng Đạt – TP Hải Dương – Hải Dương

malop char(9) Mã lớp 101110A01

Tên bảng: tbllophoc Ý nghĩa: Bảng lớp học

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

malop char(9) Mã lớp học 101110A01

tenlop nvarchar(30) Tên lớp học Lớp 10A1 năm

2010 – 2011 manienkhoa char(6) Mã niên khóa (năm học) NK1011

magv char(5) Mã giáo viên (chủ nhiệm) GV001

Tên bảng: tblmonhoc Ý nghĩa: Bảng môn học

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

mamh char(7) Mã môn học TOA10ANC

tenmh nvarchar(30) Tên môn học Toán 10 nâng cao

sotiet int Số tiết học 140

heso int Hệ số? 2

Tên bảng: tblban Ý nghĩa: Bảng danh sách ban học

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

maban char(2) Mã ban học (TN/XH/CB) TN

tenban nvarchar(30) Tên ban Tự nhiên

dacdiem nvarchar(50) Đặc điẻm Học nâng cao

Toán/lý/hóa/sinh

Tên bảng: tblnamhoc Ý nghĩa: Bảng năm học

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

manamhoc char(6) Mã năm học NH1011

tennamhoc nvarchar(50) Tên năm học 2010 – 2011

Tên bảng: tblgiaovien Ý nghĩa: Bảng danh sách giáo viên

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

magv char(5) Mã giáo viên GV001

hoten nvarchar(30) Họ tên giáo viên Nguyễn Thị

Thanh Huyền ngaysinh smalldatetime Ngày sinh giáo viên

(Giống kiểu với học sinh)

gioitinh bit Giới tính? (True – Nam,

False – Nữ)

false

diachi nvarchar(100) Địa chỉ giáo viên ? - ? - TP Hà Nội

matrinhdo char(2) mã trình độ

(CĐ/ĐH/TH/TS/GS)

TH

mamh char(7) Mã môn học giảng dạy TOA10NC

Tên bảng: tblhocky Ý nghĩa: Bảng học kỳ

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

mahocky char(3) Mã học kỳ (HK1/HK2) HK1

tenhocky nvarchar(30) Tên học kỳ Học kỳ 1

Tên bảng: tblloaidiem Ý nghĩa: Bảng loại điểm

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

maloaidiem char(2) Mã loại điểm (X1/X2/X3) X1

tenloaidiem nvarchar(30) Tên loại điểm Điểm hệ số 1

heso int Hệ số 1

Tên bảng: tbldiem Ý nghĩa: Bảng điểm

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

madiem int Mã điểm số (Auto tự

tăng)

1

mahs int Mã học sinh 100001

mamh char(7) Mã môn học TOA10CN

manienkhoa char(6) Mã niên khóa NK1011

mahocky char(3) Mã học kỳ HK1

diemso float điểm số 9.5

Tên bảng: tblhanhkiem Ý nghĩa: Bảng hạnh kiểm

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

mahs int Mã học sinh 100001

manienkhoa char(6) Mã niên khóa NK1011

mahocky char(3) Mã học kỳ HK1

sobuoinghi int Số buổi nghỉ 0

maloaihanhkiem char(3) Mã loại hạnh kiểm HK1

Tên bảng: tblloaihanhkiem Ý nghĩa: Bảng loại hạnh kiểm

Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả Mẫu

maloaihanhkiem char(3) Mã loại hạnh kiểm HK1 tenloaihanhkiem nvarchar(30) Tên loại hạnh kiểm

(Tốt/Khá/Trung bình/Yếu/Kém)

Tốt

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN 1. Phân tích người dùng

- Ban giám hiệu: là người có quyền cao nhất có thể phân cấp phần việc cập nhật điểm cho người khác, chỉnh sữa và cập nhật, các bảng điểm bộ môn, hay một số cột điểm nào đó của môn học đó. Và như thế có thể cấp

quyền cho nhiều người cập nhật điểm vào hệ thống, có quyền chỉnh sữa cài đặt hệ thống, chỉnh sữa danh sách lớp, thống kê, báo cáo chung của toàn trường. kiểm tra tiến độ cập nhật điểm vào hệ thống . Kiểm tra, theo dõi chất lượng từng môn, từng lớp chi tiết đến từng cột điểm(như 15phut, 1 tiết, học kì…….) điều này rất hữu ích cho công tác quản lí.

- Giáo viên: có quyền nhập điểm và lấy kết quả tổng kết, thống kê từ hệ thống, có thể lấy bảng điểm tổng kết lớp.

- Học sinh: khi điểm số đã được cập nhật lên hệ thống, qua mạng Internet học sinh có thể biết được kết quả học tập một cách thường xuyên và nhanh chóng.

2. Thiết kế biểu mẫu điền 2.1 Màn hình chính 2.1 Màn hình chính

Các thực đơn của menu chính:

Mô tả các quyền:

1. Admin: là quyền cao nhất của hệ thống. Là người có khả năng sử dụng được tất cả các chức năng của hệ thống (lên danh sách môn học, lớp học, ds giáo viên, hồ sơ học sinh, vv) và có thể thao tác, thiết lập quyền cho các tài khoản khác.

2. Giáo viên: là quyền có khả năng thực hiện các công việc lưu trữ cho riêng mình (cập nhật điểm và hạnh kiểm).

3. Quyền khách: Là quyền sử dụng hệ thống không qua đăng nhập, có thể thực hiện phần tra cứu và đăng nhập bất cứ lúc nào.

2.2 Phần hệ thống

2.2.1 Đăng nhập hệ thống

Sau khi khởi động chương trình, muốn sử dụng được các chức năng với các quyền tương ứng, người sử dụng phải đăng nhập bằng tài khoản mà ban giám hiệu cấp.

Giao diện sẽ hiện ra như sau:

Sau khi đăng nhập, thực đơn đăng nhập sẽ bị ẩn và hiện thực đơn đăng xuất

2.2.2 Đăng xuất hệ thống

Khi người sử dụng đang ở trạng thái đăng nhập, thực đơn đăng xuất sẽ được kích hoạt để người sử dụng có thể đăng xuất bất cứ lúc nào

Hệ thống sẽ hỏi người sử dụng có muốn đăng xuất hay không? Nếu đồng ý, người sử dụng sẽ thoát ra khỏi hệ thống và trở về trạng thái chưa đăng nhập (quyền khách).

2.2.3 Quản lý người dùng

Sử dụng khi quyền 2 muốn đổi mật khẩu và quyền 1 có thể thiết lập hoặc theo dõi hoạt động của người dùng trong hệ thống

Thay đổi mật khẩu người dùng

Để đảm bảo sự bảo mật và an toàn ban giám hiệu, giáo viên có thể thay đổi mật khẩu bằng cách:

Người dùng nhập mật khẩu cũ, nhập mật khẩu mới nhấn vào nút “Lưu” để lưu vào CSDL. Muốn thay đổi để nhập lại nhấn nút “Xóa trắng”.

Ban giám hiệu có thể quản lí tài khoản người dùng

Trong from” Quản lý tài khoản người dùng” bao gồm quản lý đăng nhập và quản lý tài khoản. Trong quản lý tài khoản người dùng có thể thêm mới tài khoản bằng cách nhấn vào nút “Nhập” nhập Tài khoản, Mật khẩu, Mã giáo viên sau đó nhấn nút “Thêm”, trong quá trình nhập người dùng cũng có thể “Bỏ thêm”. Nếu ngừơi dùng muốn sửa CSDL chỉ cần chọn thông tin cần sửa nhấn nút “Sửa”, CSDL nhấn vào nút ”Ghi” để lưu lại.

Người dùng cũng có thể tìm kiếm tài khoản theo tên tài khoản hoặc theo quyền . muốn tìm nhấn vào nút “Tìm” và từ bỏ thì nhấn vào nút “Bỏ Tìm”.

Trong quản lý đăng nhập, người dùng có thể tìm kiếm thông tin theo tên, theo quyền, theo thời gian đăng nhập, muốn trở lại nhấn nút “Bỏ tìm”. Xóa tất cả các dữ liệu nhấn “Dọn dẹp”.

2.2.4 Thoát chương trình

Thực đơn này sẽ giúp người dùng thoát khỏi hệ thống

2.3 Phần lưu trữ

Đây là thao tác đầu tiên trong lưu trữ, người dùng có quyền admin sẽ cập nhật danh sách môn học cho trường của mình.

Khi muốn thêm CSDL người dùng nhấn vào nút “Thêm” sau đó nhập Mã môn, Tên môn, chọn hệ số từ danh sách đã nhập. Trong quá trình nhập có thể nhập lại hoặc không nhập nữa bằng cách nhấn “Bỏ thêm”. Người dùng cũng có thể thay đổi nội dung CSDL bằng cách chọn thông tin cần sửa nhấn nút “Sửa” để thay đổi nội dung đang sửa nhấn “Bỏ sửa” . Sau khi nhập xong muốn lưu trữ vào CSDL thì kích nút “Lưu”. Muốn xóa CSDL chọn thông tin cần xóa sau đó nhấn nút “Xóa”. Nút “Đóng” được chọn khi người dùng muốn thoát khỏi bảng “Quản lý môn học”.

Khi người dùng muốn thêm thông tin giáo viên, nhấn nút “Thêm” nhập Mã giáo viên, Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ. Chọn Giới tính, chọn Mã môn học từ danh sách đã nhập, có thể sửa thông tin vừa nhập hoặc bỏ chọn khi không muốn thêm bằng cách nhấn vào nút “Bỏ chọn”. Khi người dùng muốn thay đổi thông tin giáo viên, chọn thông tin từ danh sách nhấn nút “ Sửa”, trong quá trình sửa cũng có thể “Bỏ sửa”. Khi muốn xóa thông tin của một giáo viên ra khỏi CSDL, chỉ cần chọn thông tin từ danh sách nhấn nút “Xóa”. Nhấn nút “Lưu ” sau khi hoàn tất việc lựa chọn. Khi người dùng muốn thoát khỏi “Quản lý hồ sơ giáo viên”, nhấn nút “Đóng”.

Khi người dùng muốn thêm thông tin lớp mới, nhấn nút “Thêm” sau đó nhập Tên lớp, Mã lớp, chọn Năm học và Ban từ danh sách đã nhập, trong quá trình nhập cũng có thể thay đổi nội dung hoặc không thêm bằng cách nhấn nút “Bỏ thêm”. Khi người dùng muốn sửa đổi thông tin trong CSDL, chọn thông tin cần sửa rồi nhấn nút “Sửa” . Khi người dùng muốn xóa CSDL, chọn thông tin cần xóa sau đó nhấn nút “Xóa”. Nhấn nút “Lưu” khi muốn lưu lại các thông tin vừa thay đổi vào trong CSDL. Chọn nút “Đóng” khi người dùng muốn thoát khỏi bảng “Quản lý lớp”.

Phân công giáo viên chủ nhiệm

Người dùng thay đổi thông tin về giáo viên chủ nhiệm. Chọn thông tin cần thay đổi rồi nhấn nút “Sửa”, sau khi sửa xong nhấn nút “Lưu” để thay đổi trong CSDL. Nhấn nút “Đóng” khi người dùng muốn thoát khỏi “Phân công giáo viên chủ nhiệm”.

2.3.4 Danh sách học sinh

Trước khi thực hiện các thao tác người dùng chọn Năm học, Lớp học từ danh sách đã nhập. Hệ thống sẽ tự động hiển thị danh sách học sinh của lớp đó. Khi người dùng muốn thêm thông tin học sinh thì phải nhấn nút “Thêm” sau đó chọn Ngày sinh, chọn giới tính từ danh sách đã nhập. Nhập họ tên học sinh cần thêm sau đó hệ thống sẽ tự động cho Mã học sinh nhấn “Lưu” để lưu lại trong CSDL. Khi người

sau đó nhấn nút “Sửa” để tahy đổi lại nội dung thông tin. Khi muốn xóa dữ liệu người dùng chọn dữ liệu cần xóa nhấn “Xóa”. Muốn lưu lại thông tin vừa thêm, sửa hay xóa người dùng chỉ cần nhấn vào nút “Lưu” và khi muốn thoát khỏi “Quản lý điểm học sinh” chỉ cần nhấn vào nút “Đóng” hệ thống sẽ đóng ứng dụng đó lại.

2.3.5 Cập nhật điểm

Để xem danh sách điểm của học sinh, người dùng chọn Năm học, Lớp học, Học kì và Môn học từ danh sách đã nhập. Khi người dùng muốn thêm điểm cho học sinh thì nhấn vào nút “Thêm” sau đó chọn Mã sinh viên, chọn Mã loại điểm và nhập số điểm của học sinh. Khi người dùng muốn thay đổi thông tin về điểm của học sinh thì chọn thông tin cần thay đổi hệ thống sẽ tự động đưa dữ liệu lên và người dùng chỉ việc thay đổi. Khi muốn xóa dữ liệu người dùng chọn dữ liệu cần xóa nhấn “Xóa”. Muốn lưu lại thông tin vừa

thêm, sửa hay xóa người dùng chỉ cần nhấn vào nút “Lưu” và khi muốn thoát khỏi “Quản lý điểm hoc sinh” chỉ cần nhấn vào nút “Đóng” hệ thống sẽ đóng ứng dụng đó lại.

2.3.6 Cập nhật hạnh kiểm

Người dùng thao tác trên “Quản lý hạnh kiểm học sinh” cần phải chọn Năm học, Học kỳ và lớp, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về hạnh kiểm của các học sinh theo lớp và học kỳ đã chọn. Khi người dùng muốn sửa đổi kết quả hạnh kiểm thì phải chọn thông tin cần sửa sau đó nhấn vào nút “Sửa” nhấn vào nút “Lưu” để lưu lại thông tin vừa sửa. khi muốn thoát khỏi “Quản lý hạnh kiểm hoc sinh” chỉ cần nhấn vào nút “Đóng” hệ thống sẽ đóng ứng dụng đó lại.

2.4 Phần tra cứu

2.4.1 Tra cứu học sinh

Trong tra cứu học sinh, người dùng có thể tìm kiếm được Thông tin học sinh, Bảng điểm các môn học, Bảng tổng hợp, muốn làm được điều này thì phải nhập Mã học sinh và nhấn vào nút “Tìm kiếm”.

-Trong tìm kiếm thông tin sẽ hiển thị lên các thông tin cơ bản của học sinh có mã sinh viên đó boa gồm Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán đồng thời cũng hiển thị luôn quá trình học tập của học sinh đó. Khi muốn lưu ra file Word người dùng phải nhấn vào “Xuất file DOC”. Muốn thoát khỏi “Thông tin học sinh” chỉ cần nhấn vào nút “Đóng” hệ thống sẽ đóng ứng dụng đó lại.

-Trong tìm kiếm bảng điểm môn học, người dùng có thể lưu lại bằng file excel khi nhấn nút “ Xuất file excel”. Muốn thoát khỏi “Thông tin học sinh” chỉ cần nhấn vào nút “Đóng” hệ thống sẽ đóng ứng dụng đó lại.

2.4.2 Biểu mẫu chung

Người dùng có thể tìm kiếm thông tin về Danh sách lớp, Bảng điểm các môn học, Bảng tổng kết khen thưởng, Danh sách lưu ban, danh sách tốt nghiệp trong ứng dụng Biểu mẫu chung và lưu ra file excel khi nhấn vào nút “xuất file excel” khi đã chọn các thông tin Năm học, Lớp học, Học kì, Môn học từ danh sách đã nhập

2.5 Phần trợ giúp

2.5.1 Thông tin sản phẩm

2.5.2 Hướng dẫn sử dụng

2.6 Giao diện áp dụng nguyên tắc thiết kế của Nielsen

- Phù hợp với thế giới thực: giao diện sử dụng tiếng việt để có thể dẽ dàng sử dụng.

- Nhất quán và chuẩn: thống nhất cỡ chữ. Trong thứ tự lệnh và chủ đề người sử dụng chọn đối tượng của lệnh sau đó mới kích hoạt lệnh.

- Trợ giúp và tài liệu: hệ thống có phần trợ giúp về thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng.

- Người sử dụng làm chủ: người sử dụng có thể thoát, trở về, hoặc tra cứu thông tin mà không sợ bị mắc kẹt một chỗ.

- Quan sát trạng thái hệ thống: thường có các phản hồi, khi người dùng nhập lỗi, phản hồi sẽ được nhìn thấy trên hệ thống.

- Mềm dẻo và hiệu quả: có thể sử dụng hoặc là phím tắt để thoát chương trình.

- Quản lí lỗi: khi đăng nhập nếu sai mật khẩu hoặc tên đănmg nhập thì sẽ có phản hồi từ hệ thống kèm theo âm thanh để dễ dàng nhận biết.

- Nhận dạng không hồi tưởng: trên thanh công cụ có các menu nên người dùng có thể nhìn vào mà biết được các chức năng mà không cần nhớ lại. - Thiết kế mỹ thuật và tối thiểu: chọn ít màu và màu phù hợp trên thanh công cụ. hệ thống này sử dụng mà nhạt dễ lướt nhanh.

2.7 Nguyên lý thiết kế hệ thống có tính sử dụng

- Sự rõ ràng: giúp người dùng có thể nhận biết được trạng thái hiện hành của hệ thống và cần biết phải thực hiện thao tác nào.

- Sự phản hồi: khi người dùng đăng nhập sai sẽ có thông báo lỗi hoặc trong phần lưu trữ khi ấn nút “Xóa” hoặc “Thêm” người dùng có thể thấy trên phần mềm.

- Gợi ý: có trợ giúp cho người dùng về hệ thống, cách sử dụng.

- Ánh xạ: trong phần cập nhật khi người dùng đưa con chuột tới một hướng bất kì thì nó được ánh xạ lên các textbox.

- Sự ràng buộc: khi người dùng lưu hay thêm thông tin nó sẽ được liên kết với CSDL.

- Quy ước: Các quy tắc tính điểm và báo cáo theo quy chế của Bộ giáo dục

2.8 Phần mềm có tính tiện lợi

- Tính có thể học được: các hệ thống trong tương tác đễ học.

- Tính dễ sử dụng: các hệ thống tương tác phải hiệu quả trong việc giúp - người sử dụng đạt mục đính (QLĐ-HSTHPT).

- Tính linh động: có thể dùng các phím chắc năng hoặc biểu tượng trên màn hình bằng click chuột.

- Tính cảm xúc: làm cho hệ thống thoải mái.

3. Yêu cầu của hệ thống

• Phần cứng tối thiểu: CPU 1500Hz, RAM 256 MB • Phần mềm: Windows 2000/XP/VISTA/SEVEN

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 1. Tự đánh giá

Kinh nghiệm thiết kế chưa nhiều, nhất là phần thiết kế giao diện, một số màn hình còn thiết kế chủ quan, chưa tìm hiểu kỹ tâm lý người dùng.

Tìm hiểu thêm về giao diện dạng cây để mở rộng thêm nhiều chức năng , sao cho màn hình trở nên tiện dụng hơn.

Tăng cường chức năng bảo mật, khi người dùng thao tác bất kỳ việc gì cũng được lưu lại thông tin.

Một phần của tài liệu Môn giao diện người máy hệ thống quản lý điểm trường THPT (Trang 31 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w