2 Đất đồi núi chưa sử
4.3.3.2. Một số giải pháp thực hiện
Từ những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở trên, để cho phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 thực hiện được tốt cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
4.3.3.2.1. Giải pháp quản lý nhà nước
- Thực hiện công bố công khai, tuyên truyền rộng rãi kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất của xã đã được phê duyệt, UBND xã tổ chức triển khai rà sốt QH, KHSDĐ chi tiết tới từng thơn bản.
Trình UBND huyện xét duyệt. Đồng thời chỉ đạo cán bộ địa chính xã. Phối kết hợp với các ban nghành có liên quan để việc quy hoạch sử dụng đất diễn ra đung luật, đúng nguyên tắc, đảm bảo yêu cầu đề ra.
- UNND xã tiến hành rà soát, lập quy hoạch phát triển nghành phù hợp với quỹ đất đai được phân bổ cho các nghành, lĩnh vực mình trong phương án kế hoạch sử dụng đất đai của xã.
4.3.3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư.
Để tạo nguồn vốn thực hiện KHSDĐ kỳ cuối trong bối cảnh nền kinh tê của xã hiện nay, trong thời kỳ KH xã sẽ thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư như sau:
- Huy động nội lực: Phát huy những lợi thế về tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các lĩnh vực có nhiều thế mạnh:
Nh nghành dịch vụ nghành khai thác khoáng sản, khai thác lâm nghiệp...
- Tranh thủ nguồn vốn từ tỉnh và trung ương: Đối với nguồn vốn từ tỉnh, trung ương UBND xã sẽ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nh điện, đường,
trường trạm, viễn thông…
- Phát triển nghành cơng nghiệp khai thác khống sản, phát triển tài nghuyên rừng.
Hàng năm sẽ đề nghị huyện, tỉnh tăng cường hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để xã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, vững chắc.
- Kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh:
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh sẽ là một hướng đi tất yếu và có nhiều triĨn vọng. Với những lợi thế về tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, cùng với các chủ trương, chính sách thơng thống và phù hợp, Phúc Sơn hy vọng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh và các tổ chức nước ngoài đầu tư
vào nhiều lĩnh vực có lợi thế của xã Phúc Sơn đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, công nghiệp khai thác khống sản, khai thác nơng lâm thuỷ sản.
- Thực hiện tốt cơng tác thu, chi tài chính về đất đai: Trên cơ sở KHSDĐ của xã đã được duyệt, UBND xã sẽ chỉ đạo các cấp các nghành có liên quan
thực hiện nghiêm túc việc thu, chi tài chính về đất đai, đặc biệt là việc cho thuê mặt bằng đất sản xuất công nghiệp, bán đấu giá quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất kinh doanh… coi đây là một nguồn thu quan trọng để tạo vốn thực hiên KHSDĐ của xã. Các nguồn thu bao gồm từ việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, các khoản chi về đền bù thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của các văn bản pháp luạt hiện hành.
4.3.3.2.3. Giải pháp riêng với một số loại đất
- Đất sản xuất nông nghiệp: Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, cần có chính sách đầu tư khai hoang, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng đối tượng sử dụng đất. Chính sách đầu tư về nơng nghiệp cần được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các lĩnh vực, các trương trình dự án kinh tế- xã hội khác trên địa bàn.
- Đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng: Việc bố chí sử dụng đất chuyên dùng theo kế hoạch cần phải được tiếp tục bằng QH chi tiết. Bố chí sử dụng đất chuyên dùng cụ thể ở vùng nông thôn cần tập trung để thúc đẩy qúa trình hình thành các khu dân cư, phát huy hiệu quả tổng hợp các nguồn vốn đầu tư, sử dụng đất chuyên dùng đảm bảo đúng mục đích tiết kiệm.
- Đất phát triển khu dân cư: Nhanh chóng lập phương án điều chỉnh quy hoạch xã, trên cơ sở đó lập QH chi tiết xây dựng các cơ sở hạ tầng và xây dựng các nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản. Sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Đất ở và đất khu dân cư nơng thơn: Cần có chính sách, giải pháp cụ thể để hướng việc bố trí đất ở mới tập trung vào các khu trung tâm xã, thị tứ, hạn chế dân cư phát triển phân tán hoạc ở những điểm nhỏ, lẻ.
PHẦN 5