Đánh giá chung của du khách về chất lượng các mặt hàng lưu niệm có giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng phú thọ (Trang 32 - 33)

- Biểu tượng cô gái Việt Nam Nón lá Việt Nam.

3.1.1. Đánh giá chung của du khách về chất lượng các mặt hàng lưu niệm có giá trị văn hóa

hóa tại khu di tích lịch sử Đền Hùng

3.1.1. Đánh giá chung của du khách về chất lượng các mặt hàng lưu niệm có giá trị văn hóa có giá trị văn hóa

Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Phú Thọ nói riêng đã và đang thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là sau khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, du khách thì càng ngày càng đơng mà sản phẩm thì kém đa dạng, chưa có sản phẩm đặc trưng của vùng miền Phú Thọ. Tại sao vậy? Phải chăng chất lượng sản phẩm quá kém? Trong chuyến đi khảo sát lưu niệm tại đền Hùng chúng tôi đã tiếp xúc được với một số du khách và họ cho biết rằng: “Sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam nói chung và tại đền Hùng nói riêng vẫn cịn q nghèo nàn, kiểu dáng mẫu mã hầu như khơng có gì thay đổi so với các năm trước đó, chất lượng sản phẩm thì kém, khơng bền, khơng mang đặc trưng của nơi đây, của mỗi vùng miền mà họ đi bất cứ nơi đâu cũng bắt gặp. Hơn nữa giá của các sản phẩm quá cao so với thực tế”. Quả đúng như vậy, không chỉ du khách nhận thấy điều đó mà ngay cả chúng ta những ai đi du lịch ở hai địa điểm trở lên cũng nhận thấy điều đó.

Thực tế du lịch nước ta hiện nay, sản phẩm lưu niệm một mặt là do chất lượng chưa cao bởi vì hầu hết các mặt hàng được nhập từ Trung Quốc vào cho nên không mang đặc trưng của từng vùng miền, từng địa phương. Mặt khác, do tồn tại tính mùa vụ nên vẫn còn nạn “chặt chém, ép giá” khách du lịch, sở dĩ có tình trạng như vậy là do mùa lễ hội chính chỉ tập trung vào ba tháng đầu xuân, những tháng còn lại trong năm hầu như là khơng có gì. Vì thế vào các dịp lễ hội chủ cửa hàng tự ý tăng giá của các mặt hàng lưu niệm để bán cho du khách với giá cắt cổ đặc biệt là với du khách nước ngồi thì giá cả có thể tăng thêm gấp 5 đến 10 lần so với ngày bình thường. Tơi cịn nhớ năm tơi học lớp 12 nhóm tơi có 4 thành viên rủ nhau đi đền Hùng, do mới đi lần đầu nên chúng tơi chưa biết gì về tình trạng đó nên khi ngồi vào quán uống nước chúng tơi đã khơng hỏi giá trước, vì vậy mà khi đứng dậy trả tiền ai cũng ngỡ ngàng với giá nước tăng gấp 3, 4 lần. Đây là bài học của chúng tôi khi về với đền Hùng hay bất cứ điểm du lịch nào trong cả nước. Tình huống trên đây của chúng tơi phần nào đã nói lên nạn chặt chém khách du dịch trong những ngày lễ hội tại đền Hùng. Trong khi nói chuyện với các du khách, họ cũng tâm sự với chúng tôi nhu cầu của họ về sản phẩm lưu niệm tại đền Hùng, điều mà du khách mong muốn trong chuyến du lịch về với đất Tổ của mình là họ sẽ được mang về những sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn riêng của đất Tổ để tặng bạn bè, người thân mà chỉ đến với đất Tổ mới có được, để giữ làm kỉ niệm của chuyến đi đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng phú thọ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w