Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 34)

4.1.2.1 .Các thành phần kinh tế chính trong vùng Dự án

4.1.2.2.Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

- Hiện trạng sản xuất trong vùng dự án:

Hiện nay các xã, huyện trong vùng dự án đã khai thác thế mạnh riêng của vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng để tập trung bố trí các loại cây lương thực, cây hoa mầu, cây cơng nghiệp ngắn ngày tăng vịng quay của đất. Vùng nội đồng (trong đê) được bố trí các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Vùng bãi bồi ven sơng được bố trí các loại cây cơng nghiệp chịu lũ như đay. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển đổi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, tăng vụ, đặc biệt là vụ đông.

- Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu cây trồng:

Vùng dự án (10 trạm bơm) có 26.265,9 ha đất nơng nghiệp (chủ yếu là trồng lúa), chiếm 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Khai thác sử dụng đất

ngày càng cao, cơ cấu quy mô sử dụng đất biến đổi theo hướng thâm canh, tăng vụ khá thành công.

Đất nông nghiệp trong vùng dự án được khai thác, sử dụng một cách hợp lý do điều kiện địa hình hầu hết là đồng bằng khá bằng phẳng.

Tuy nhiên, cịn một số nơi chưa có điều kiện về đầu tư để khai thác sử dụng đất hợp lý và hiệu quả như: diện tích úng ngập lớn, đất vườn tạp cịn nhiều. Hiện trạng sử dụng đất vùng dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của 10 tiểu dự án

TT Tên trạm bơm Đất tự nhiên (ha) Đất NN Đất thổ Mặt nước chưa SD Đất mặt bằng chưa SD Đất khác 1 TB Cầu Dừa 3.953,7 2.381,8 640,3 8,2 8,0 915,4 2 TB Cổ Ngựa 1.115,4 770,9 92,3 0,0 0,0 252,2 3 TB Đoàn Thượng 3.071,4 1.903,6 312,1 0,0 0,0 855,8 4 TB My Động 3.852,8 2.632,4 353,5 11,2 9,7 846,1 5 TB Kênh Vàng 8.387,0 4.100,2 828,5 3,2 13,2 3.441,9 6 TB Nhất Trai 2.145,0 1.437,9 283,8 10,2 12,6 400,5 7 TB Phú Mỹ 2.666,0 1.789,5 353,3 2,4 0,8 520,0 8 TB Chùa Tổng 3.237,0 2.017,0 679,2 32,6 25,5 482,7 9 TB Liên Nghĩa 4.819,0 3.090,8 1.144,6 0,0 0,0 583,6 10 TB Nghi Xuyên 9.196,0 6.142,0 2.331,4 64,2 66,1 592,3 Tổng cộng: 42.443,3 26.265,9 7.018,9 132,0 135,9 8.890,5

(Nguồn: Phịng Nơng nghiệp của các huyện trong vùng dự án và niên gián thống kê 2010)

- Số liệu trong bảng được tổng hợp từ 93 xã của 10 tiểu DA + Tình trạng sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp:

Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên và Môi trường và số liệu của công ty tư vấn HASKONING cho thấy: Tổng khối lượng phân bón sử dụng trong hệ thống thủy lợi BHH (2009) là 171.290 tấn, trong đó 156.500 tấn được sử dụng để bón lúa và 14.790 tấn để bón rau và hoa màu.

- Các nguồn cung cấp phân bón:

Có hai nguồn cung cấp phân bón chính: nguồn thứ nhất là các hợp tác xã nhà nước, chiếm 24,8 ÷ 27,2%. Nguồn thứ hai là từ tư nhân, chiếm 72,8 ÷ 75,2% lượng phân bón trong vùng.

- Các nguồn cung cấp thuốc trừ sâu:

Có hai nguồn cung cấp thuốc trừ sâu chính: nguồn thứ nhất là từ các hợp tác xã nhà nước, chiếm 24,8 - 26,2% tổng khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong vùng. Nguồn thứ hai là từ tư nhân, chiếm 73,8-75,2% tổng khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong.

Hiện nay vẫn còn khoảng 20 - 25% người dân sử dụng phân bón chưa đúng lúc, đúng cách và lạm dụng phân bón nên hàm lượng các chất dư thừa do bốc hơi, rửa trơi từ việc sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp ít nhiều có ảnh hưởng đến mơi trường nước, khơng khí trên địa bàn các huyện cũng như chất lượng sản suất nông nghiệp.

Trong vùng Dự án, khối lượng thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng cho một vụ lúa trung bình là: Phân hữu cơ 6,5 tấn/ha, urê 275 kg/ha, phân lân 400 kg/ha, kali 150 kg/ha và thuốc trừ sâu trung bình là 4 lít/ha.

Do tập quán canh tác, người dân thường tận dụng phân chuồng, sản phẩm của chăn nuôi nên việc sử dụng các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu giảm dần.

Trong 5 năm gần đây do diễn biến thời tiết phức tạp nên dịch hại, sâu bệnh phát sinh đa dạng về chủng loại, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng nhiễm bệnh không lớn. Trạm Bảo vệ thực vật của các huyện trong vùng Dự án đã phối hợp cùng với các ngành chuyên môn làm tốt công tác điều tra phát hiện - dự tính dự báo tình hình sâu bệnh cho cây trồng, tham mưu kịp thời cho UBND các huyện biện pháp, thời điểm phịng trừ sâu, bệnh, khơng để xảy ra

dịch hại lớn trên địa bàn các huyện, góp phần hạn chế những thiệt hại cho nông dân. Các trạm cũng đã làm tốt chức năng thanh tra chuyên ngành, theo dõi thường xuyên các hộ kinh doanh thuốc BVTV, hướng dẫn, tuyên truyền cho nông dân sử dụng thuốc đúng quy định của ngành. Các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ được sử dụng phổ biến là: Padan, Bassa và Monitor sử dụng cho rau. Việc sử dụng thuốc trừ sâu đều theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT. Nên ô nhiễm đất nước do thuốc trừ sâu ngày càng giảm. Hiện nay trong vùng dự án không sử dụng Vofatox, DDT và 666 nữa.

- Diện tích và năng suất cây lúa:

Những năm gần đây năng suất lúa vùng dự án không ổn định, thấp nhất là khu vực thuộc trạm bơm Liên Nghĩa, năng suất vụ mùa chỉ đạt 46,6 tạ/ha do chưa chủ động tưới tiêu. Khu vực thuộc trạm bơm tưới Phú Mỹ có nguồn nước tưới chủ động hơn, không bị ngập úng nên năng suất lúa vụ Đông xuân đạt tới 67,55 tạ/ha.

4.1.2.3. Hiện trạng giao thông vùng dự án

Vùng dự án có mạng lưới giao thơng rất thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường sông.

Đường sắt: Có tuyến đường sắt Hà Nội đi Hải Dương - Hải phịng. Đường bộ: Có mạng lưới đường bộ rất thuận tiện cho việc đi lại như: Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Dương - Hải Phòng.

Đường 39 nối với quốc lộ 5 tại xã Nghĩa Hiệp huyện Yên Mỹ đi thị xã Hưng Yên.

Đường 138 nối thị xã Bắc Ninh qua Thuận Thành đến Cẩm Giàng cắt qua đường 5 tại xã Hưng Thịnh sau đó đi tiếp xuống Bình Giang, Ân Thi và nối với đường 39.

Đường tỉnh lộ 39B đi từ thị xã Hải Dương qua các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Phủ Cừ, Tiên Lữ và về TP Hưng Yên.

Đường tỉnh lộ 182 nối với đường 5 tại Trâu Quỳ đi qua các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài.

Ngồi những trục chính trên trong vùng còn rất nhiều đường liên huyện, liên xã, tỉnh lộ (TL) khác như TL281, TL194, TL20, TL17, TL217… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết các trục đường đều được rải nhựa, chất lượng đường tốt, thuận tiện cho việc chuyên chở hành khách và hàng hoá. Trong những năm gần đây việc xây dựng đường giao thông nông thôn rất được chú ý, với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo ra hệ thống giao thông rất thuận tiện cho người dân.

Theo số liệu điều tra của tư vấn môi trường, tại các xã trong vùng dự án có 1.980,89km đường bộ các loại, trong đó 1.263,46 km đường giao thơng đã được kiên cố hóa (chiếm 63,8%), 100% các xã trong vùng dự án đều có đường ơ tơ kiên cố đến tận Trung tâm xã.

Đường thuỷ: Hầu hết các sông trục trong vùng đều là những hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi.

Ngồi hệ thống sơng lớn bao bọc xung quanh vùng nghiên cứu, trong vùng dự án cịn có hệ thống sơng nội đồng như:

Phía Bắc có hệ thống sơng đào Bắc Hưng Hải hay cịn gọi là sơng Kim Sơn; Phía Nam có hệ thống sơng Cửu An ra sơng Thái Bình và sơng Luộc; Các sơng nối liền trục Bắc và Nam như sông Điện Biên, Chi Ân, Đị Đáy… và nhiều sơng khác tạo thành một mạng lưới giao thông thuỷ rất thuận tiện cho nội vùng.

Tại vị trí các cống điều tiết lớn trên sơng của hệ thống như Kênh Cầu, Lực Điền, Cống Tranh, bá Thuỷ, Báo đáp, Xn Quan… đều có âu giao thơng để thơng thuyền.

Dọc theo hệ thống sông, các bến cảng bốc dỡ hàng hóa được xây dựng nhiều, tuy nhiên các cảng này đều có quy mơ nhỏ cơng suất dưới 100.000 tấn/năm, vì vậy chỉ khai thác cho các loại phương tiện từ 20 - 500 tấn.

4.1.2.4. Hiện trạng thủy lợi

a. Hiện trạng tưới

Dựa vào đặc điểm địa hình, đặc điểm tự nhiên và hình thái sơng, đặc điểm nguồn nước cấp cho hệ thống… trong quá trình điều hành từ năm 1957 đến nay, hệ thống Bắc Hưng Hải đã hình thành 10 khu thuỷ lợi như bảng sau:

Bảng 4.3: Diện tích các khu tưới vùng Bắc Hưng Hải

TT Tiểu vùng

Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích nơng nghiệp Diện tích canh tác Tổng Trong đê Ngồi đê Gia Thuận 37.007 32.757 4.250 24.317 21.020,95 Gia Lâm 10.262 7.924 2.338 4.985 4.850 Cẩm Giàng 11.977 10.886 1.091 6.428 4.975,60 Bắc Kim Sơn 18.925 18.925 0 12.398,66 11.339,24 Bình Giang - Bắc Thanh Miện 24.285 24.285 0 16.989 14.982 Gia lộc-Tứ Kỳ 25.262 21.321 3.941 17.212 14.257,70 Ân Thi 15.868 15.868 0 11.682,70 11.337,50 Châu Giang 23.295 20.132 3.163 15.681,55 12.441,75 Tây Nam Cửu An 31.976 25.116 6.860 22.020 19.225,58 Đông Nam Cửu

An 16.075 14.831 1.244 10.763,60 9.554,60

Tổng cộng: 214.93

2

192.04

5 22.887 142.478 123.985

(Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi - Bộ NN và PTNT năm 2010)

+ Hiện trạng tưới:

Nguồn nước chủ yếu cung cấp tưới cho hệ thống Bắc Hưng Hải là nguồn nước sông Hồng lấy qua cống Xuân Quan, trừ một phần nhỏ diện tích ven sơng Đuống, sơng Thái Bình, sơng Luộc là lấy trực tiếp trên các sơng đó bổ sung cho hệ thống. Cấp nước tưới trong vùng chủ yếu bằng các trạm bơm lấy nước trên các sơng trục trong hệ thống. Hiện trạng cơng trình tưới của hệ thống Bắc Hưng Hải lấy nước từ các sông bao quanh khu vực như sau:

Lấy nước từ sông Đuống:

Gồm các trạm bơm Gia thượng, Trạm bơm Vàng, trạm bơm Môn quảng. Tổng cộng lấy nước sông Đuống là 8.155 ha.

Lấy nước từ sơng Thái Bình:

Gồm các trạm bơm: Kênh Vàng 1, Bình Lãng, Quang Trung, Bình Di, Văn Tố. Ngồi ra cống Cầu Dừa, Trại Vực, Cộng Hồ, Bình Hàn bổ sung

thêm nguồn nước tưới cho 1.000 ha vùng bãi hữu trung của huyện Tứ Kỳ. Tổng cộng diện tích lấy nước sơng Thái Bình là 2.188 ha. Ngồi ra cống Cầu Cất cũng bổ sung nước cho sông Kim Sơn theo từng giai đoạn.

Lấy nước từ sông Luộc:

Các trạm bơm lấy nước sông Luộc hiện nay gồm: Trạm bơm Hiệp Lễ, Cống Sao (Ninh Giang), Cổ Ngựa, Triều Dương, Mai Xá A, Nguyên Giáp, Cống Gạch (Tứ Kỳ), ngồi ra cịn một số cống lấy nước hỗ trợ như cống Trung, cống Nhạn, cống My Động (Ninh Giang). Tổng diện tích lấy nước sơng Luộc hiện nay là 2.585 ha.

b. Hiện trạng tiêu

Theo quy hoạch thuỷ lợi các giai đoạn trước cho đến nay toàn bộ diện tích thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải hình thành 3 lưu vực tiêu chính là: Tiêu ra sơng ngồi, tiêu tự chảy vào hệ thống và tiêu bằng động lực vào hệ thống. Hệ thống Bắc Hưng Hải được phân chia thành 10 tiểu vùng tiêu. Diện tích các tiểu vùng trong hệ thống được thể hiện tại bảng dưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4: Diện tích các khu tiêu vùng Bắc Hưng Hải

TT Các tiểu vùng DT tự nhiên (ha) DT cần tiêu (ha) DT canh tác (ha)

1 Khu Gia Thuận 37.007 32.757 21.021

2 Khu Gia Lâm 10.262 7.924 4.850

3 Khu Cẩm giàng 11.977 10.886 4.976

4 Khu Bắc Kim Sơn 18.925 18.925 11.339

5 Khu Bình Giang – Bắc

Thanh Miện 24.285 24.285 14.982

6 Khu Gia lộc-Tứ Kỳ 25.262 21.321 14.258

7 Khu Ân Thi 15.868 15.868 11.338

8 Khu Châu Giang 23.295 20.132 12.442

9 Khu Tây Nam Cửu An 31.976 25.116 19.226

10 Khu Đông Nam Cửu An 16.075 14.831 9.555

Tổng cộng: 214.932 192.045 123.985

4.1.2.5. Bưu chính - viễn thơng

Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của tư vấn Môi trường, mạng lưới bưu điện phát triển rộng rãi từ thành phố, thị trấn, huyện lỵ đến tận xã. Theo số liệu điều tra của tư vấn Môi trường tháng 5/2011 cho thấy dịch vụ Bưu chính viễn thơng đã tăng lên đáng kể. 100% các xã, thị trấn trong vùng dự án đều có điểm bưu điện văn hóa; trung bình cứ 5 hộ có 1 máy điện thoại cố định, một số công sở xã, thị trấn đã được kết nối hệ thống Internet. Trung bình cứ 20 người dân có 1 máy điện thoại di động…

4.1.2.6. Năng lượng

Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của tư vấn Môi trường, 100% các xã, thị trấn trong vùng dự án đều sử dụng điện lưới Quốc gia. Có điện, người dân có cơ hội phát triển sản xuất, được tiếp cận với các đồ dùng hiện đại sử dụng điện, có điều kiện được nâng cao nhận thực về mọi mặt bằng các phương tiện thông tin đại chúng... Do vậy, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được nâng lên đáng kể, người dân có thể tiếp cận với tri thức của thế giới thơng qua đài, vơ tuyến… Đó là các chương trình phổ biến kiến thức trên truyền hình quốc gia Việt Nam qua kênh này người nơng dân có thể học tập làm thế nào để tăng nguồn thu nhập từ mảnh đất của họ.

4.1.2.7. Nước sinh hoạt

Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của tư vấn Môi trường, số hộ được sử dụng nước máy chủ yếu sinh sống tại các thị trấn, thị tứ là 29.116 hộ (15,62%). Số hộ sử dụng nước giếng khoan là 60.286 hộ (32,35%); số hộ sử dụng nước giếng đào 41.612 hộ (22,33%). Hiện nay trong vùng dự án vẫn còn 52.637 hộ sử dụng nước mặt (28,24%). Trong vùng dự án, số hộ sử dụng nước đã qua xử lý chưa cao, chỉ có 89.402 hộ (47,97%); còn lại 96.959 hộ dùng nước khơng qua xử lý (52,03%). Vì vậy, trong vùng dự án các loại bệnh liên quan về nước vẫn chiếm tỷ lệ cao. Chi tiết về hiện trạng cấp nước sinh hoạt của các tiểu dự án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.5: Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của các tiểu Dự án năm 2010 TT Tiểu dự án Số hộ Nước sử dụng hàng ngày Nước qua xử Nước không qua XL Nước máy Giếng khoan Giếng đào Nước mặt

1 TB tiêu Cầu Dừa 10.900 2.078 1.933 4.766 2.825 4.011 6.889 2 TB tưới tiêu Cổ Ngựa 3.162 0 1.532 434 1.196 1.532 1.630 3 TB tiêu Đoàn Thượng 12.874 0 4.784 5.620 1.391 4.784 8.090 4 TB tiêu My Động 13.773 0 6.499 7.077 197 6.499 7.274 5 TB tiêu Kênh Vàng 22.486 2.750 8.450 4.181 7.105 11.200 11.286 6 TB tiêu Nhất Trai 5.908 508 2.450 1.929 1.021 2.958 2.950 7 TB tưới Phú Mỹ 47.899 7.250 16.480 8.841 15.328 23.730 24.169 8 TB tiêu Chùa Tổng 16.299 0 8.101 1.122 5.796 8.101 8.198 9 TB tiêu Liên Nghĩa 19.062 0 9.454 2.789 6.819 9.454 9.608 10 TB tiêu Nghi Xuyên 33.998 16.530 603 4.853 10.959 17.133 16.865 Tổng cộng: 186.36 1 29.116 60.286 41.612 52.637 89.402 96.959 Tỷ lệ (%) 100,0 15,62 32,35 22,33 28,24 47,97 52,03

(Nguồn: Phòng cơ sở Hạ tầng các huyện trong 10 tiểu Dự án, 2010)

4.1.2.8. Vệ sinh môi trường

Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tài nguyên và Môi trường, vệ sinh nông thôn đã từng bước được người dân vùng dự án chú trọng tham gia thực hiện và hoạt động bước đầu đã có tính cộng đồng như làm vệ sinh đường làng, quy hoạch lại chuồng trại chăn nuôi, làm nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn. Chương trình xử lý hệ thống chất thải nơng thơn bằng bể khí sinh học Biogas đã được làm thử nghiệm các mơ hình rất hiệu quả và thiết thực, nhưng vốn đầu tư của nhân dân cịn ít chưa phát triển thành phong trào sâu rộng. 100% các xã trong vùng dự án đã có tổ thu gom rác thải sinh hoạt hộ gia đình. Thơng thường, các tổ chỉ thu gom rác vào thứ 4 và thứ 7 (hoặc Chủ Nhật), nên các hộ gia đình hàng ngày phải gom rác vào các túi ni lon. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều túi ni lon sẽ gây nguy hại tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 34)