Quan điểm của đảng và nhà nước về xây dựng và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới xã đồng hóa giai đoạn 2011-2015 (Trang 40 - 42)

Những năm gần đây trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người dân trong việc tham gia phát triển nông thôn. Đại hội đại đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng có một số quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nông thôn là:

Đảng ta vẫn xác định vai trò quan trọng của khối liên minh cụng, nụng và trí thức là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra là đưa người dân đi lên Chủ nghĩa Xã hội bằng phát huy nội lực, bằng vai trò của mình hồ cùng sức mạnh của cả nước; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc đã chỉ rõ “Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các hội quần chúng cần đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục cho được tình trạng hành chính hố, phơ trương, hình thức; làm tốt cơng tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách

nhiệm với dân, nghe dõn núi, núi dõn hiểu, làm dân tin”.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng.

Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân khơng chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Chúng ta chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở cỏc vựng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nơng thơn có việc làm trong và ngồi khu vực nơng thơn, kể cả ở nước ngồi. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoỏ đúi giảm nghèo, nhất là ở vựng sõu, vựng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nơng dân.

Giải quyết vấn đề nơng nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thơn

ổn định, hồ thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, đến nay đã được đổi thành Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 là cách tiếp cận, đánh giá đúng tình hình ở cơ sở, thể chế hố, pháp quy hố những nội dung, nguyên tắc, phương châm cho sinh hoạt dân chủ ở nông thôn; Quy chế dân chủ cấp cơ sở là khâu đột phá đưa sinh hoạt chính trị ở nước ta lên một tầm cao mới, củng cố và kiến tạo những điều kiện có tính nền tảng cho sự nghiệp dân chủ hố ở địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn. Như vậy, quy chế dân chủ cấp cơ sở là điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, là diễn đàn lớn cho nông dân phát huy quyền tự chủ của mình trong phát triển nơng thơn và như vậy vai trò của họ được củng cố và nâng cao.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới xã đồng hóa giai đoạn 2011-2015 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w