3.3.5.Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính.

Một phần của tài liệu Mẫu báo cáo thực tập ngành kinh tế ngọai thương (Trang 39 - 41)

- CHI TIẾT THEO PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM Hàng mới 100%

3.3.5.Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính.

Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa , nó có vai trị như sau:

 Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

 Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 39 Lớp : CXN2/2

khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

 Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

 Xúc tiến thương mại.

Tuy theo quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới mà có những C/O khác nhau. Dưới đây là một số mẫu C/O:

 C/O form A: Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm giúp cho sản phẩm của các nước này tiêu thụ được trên thị trường quốc tế; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.

 C/O form B: Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

Nước nhập khẩu khơng có chế độ ưu đãi GSP.

Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng khơng cho Việt Nam hưởng

Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

 C/O form D: Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

 C/O form E: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho các mặt hàng thuộc Hiệp định chung về mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc.

 C/O form AK: cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang HÀN QUỐC

 C/O form S: là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dùng cho các mặt hàng từ Lào về hoặc xuất đi Lào.

 C/O form O: là giấy chứng nhận xuất xứ lập riêng cho mặt hàng cà phê được nhập khẩu vào những nước thuộc Hiệp hội cà phê thế giới ( International Coffee Organization ). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do Hiệp hội cà phê thế giới ban hành.

 C/O form X: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu không qua các nước không thuộc Hiệp hội cà phê thế giới.

 C/O form T: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng dệt xuất khẩu sang EU.

Với hàng nhập khẩu, C/O được bên xuất khẩu nước ngoài trực tiếp gởi qua theo như u cầu của bên nhập khẩu, nên khơng có thủ tục xin cấp C/O, chỉ có hàng xuất mới có.Nhà xuất khẩu được cấp lại C/O trong các trường hợp sau :

Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp bị thất lạc, mất, hoặc hư hỏng ...Phịng Thương mại có thể sẽ cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp sau khi nhận được bộ hồ sơ, cơng văn u cầu cấp lại trong đó nêu rõ lý do và kèm theo bản sao C/O của lần cấp trước .

Trường hợp có thay đổi dữ kiện đã khai trong C/O theo yêu cầu của Nhà xuất khẩu , Phòng Thương mại sẽ cấp lại C/O sau khi nhận được bộ hồ sơ , cơng văn u cầu cấp lại có nêu rõ lý do đồng thời sẽ thu hồi lại bản chính C/O và các bản sao của lần cấp trước

Một phần của tài liệu Mẫu báo cáo thực tập ngành kinh tế ngọai thương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w