Đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường xuất khẩu, lấy lại thăng bằng xuất nhập ở việt nam (Trang 29)

1

. Bộ Công Thương

a. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

- Sớm triển khai Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Tăng cường XTTM ở các thị trường truyền thống, mở rộng sang thị trường Châu Phi.

- Chỉ đạo các Thương vụ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường mới, giải quyết các tranh chấp, cảnh báo các rủi ro và hàng rào kỹ thuật ở thị trường sở tại, giúp doanh nghiệp yên tâm khi kinh doanh tại thị trường sở tại.

- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu; rà soát và đàm phán sâu hơn đối với các thỏa thuận ưu đãi thuế quan song phương giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực như Lào, Campuchia.

- Nghiên cứu về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia trong tình hình mới; nghiên cứu báo cáo Chính phủ về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập siêu đối với thị trường Trung Quốc.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ 8 giờ xuống cịn 3-4 giờ.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức các Hội nghị giao ban xuất khẩu với các Tập đồn, Tổng Cơng ty, doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong hoạt động xuất khẩu,bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng ngành hàng, mặt hàng.

b. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

- Hạn chế tiếp cận ngoại tệ: Ban hành và triển khai nghiêm túc danh mục mặt hàng khơng thiết yếu, hàng tiêu dùng khơng khuyến khích nhập khẩu và đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện biện pháp hạn chế cho vay ngoại tệ và thanh tốn đối với hàng hóa thuộc danh mục này.

- Điều tiết tiến độ nhập khẩu xăng dầu: Đề nghị các doanh nghiệp đầu mối ưu tiên sử dụng sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và dự trữ lưu thông theo đúng quy định.

- Giấy phép nhập khẩu tự động: Sửa đổi và hướng dẫn thực hiện việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu các hàng tiêu dùng không thiết yếu.

- Cần hồn thiện danh mục các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được phục vụ thay thế hàng nhập khẩu để phục vụ công tác điều hành nhập khẩu.

- Cần sớm phối hợp với các Bộ Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Y tế, Tài chính xây dựng Đề án thực hiện các biện pháp tang cường kiểm sốt nhập khẩu hàng nơng sản, thực phẩm khơng cần thiết nhập khẩu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Sớm hồn thiện Nghị định về các chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ trong nước.

2 . Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quản lý ngoại tệ.

Đa số các nước đang phát triển đều quy định cho các nhà xuất khẩu phải chuyển khoản ngoại tệ thu được vào ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ. Nhưng cũng có nhiều nước cho phép dùng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu để nhập khẩu hàng hoá cần thiết. ở Việt nam, nhà nước cấm gửi ngoại tệ thu được do xuất khẩu vào các ngân hàng ở nước ngồi.

Tỉ giá hối đối.

Sự thay đổi tỷ giá hối đoái là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và đương nhiên nó ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái liên quan chặt chẽ đến quản lý kinh tế vĩ mơ. Vì vậy chính sách tỷ giá hối đối ln được xem xét trong bối cảnh của chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ. Vấn đề là cần phải có chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong và ngồi nước. Bởi vì tỷ giá hối đối có thể làm cho những cố gắng trong sản xuất để xuất khẩu tăng thêm phần lớn giá trị hoặc hoàn tồn uổng cơng. Một chính sách về tỷ giá linh hoạt là một chính sách ln giữ cho kim ngạch xuất khẩu có thể cân bằng với kim ngạch nhập khẩu trong mọi biến

động giá cả ở thị trường nội địa và thị trường thế giới. Không nên để tỷ giá đồng tiền Việt nam và đồng tiền nước ngoài chênh lệch quá xa so với tỷ giá trên thị trường.

Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Những hình thức hỗ trợ xuất khẩu bao gồm việc thành lập các tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu, giúp đỡ cho việc tiếp thị xuất khẩu và hỗ trợ cho các công ty thương mại. ở Việt nam nên có tổ chức xúc tiến thương mại của các nước tại Việt nam với mục tiêu: đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt nam và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm của Việt nam ra nước ngoài các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu, tập trung đưa ra các giải pháp để tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu có các điều kiện dễ dàng như:

- Hỗ trợ ngoại tệ cho các cơng ty nhập khẩu thơng qua các hình thức cho vay với lãi xuất ưu đãi.

- Cấp các thủ tục đặc biệt.

- Đầu tư vào một số công ty mậu dịch quốc tế.

- Tổ chức trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách với các nhà xuất khẩu để thống nhất mục tiêu xuất khẩu.

Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần trợ cấp về mặt tài chính cho các đơn vị, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu nhằm thực hiện tốt, nhanh chóng kế hoạch và mục tiêu của đơn vị dưới hình thức cho vay với lãi xuất ưu đãi. Đặc biệt trợ cấp đối với các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực, các cơ sơ sản xuất hàng xuất khẩu gặp

khó khăn nhưng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đó mang lại nhiều ngoại tệ và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho đất nước.

3

. Bộ Tài chính

Thuế xuất khẩu.

Nhà nước ta sử dụng chính sách thuế với tư cách là một công cụ quan trọng để khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, vừa qua Nhà nước ta đã áp dụng chính sách miễn giảm thuế, miễn thuế hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, áp dụng thuế xuất khẩu thấp đối với một số mặt hàng còn chịu thuế, sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việt nam đã có những ưu đãi cần thiết cho nhà đầu tư chẳng hạn: Toàn bộ thiết bị đầu tư nhập khẩu để hình thành xí nghiệp, ngun vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Tuỳ theo từng dự án, các nhà đầu tư phải nộp thuế lợi tức 10%, 15%, 20% hoặc 25% (trừ dầu khí, vàng bạc, đá quý, thuế lợi tức có thể cao hơn).

Hạn ngạch xuất khẩu.

Hàng năm bộ thương mại công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bên cạnh đó giảm dần các mặt hàng quản lý hạn ngạch kể cả xuất khẩu và nhập khẩu trừ các hạn ngạch đối với các mặt hàng có cam kết số lượng với nước ngoài mà Việt nam cần phải thực hiện.

Việc dành hạn ngạch xuất khẩu để phân bố cho các địa phương, đơn vị sản xuất thông qua các bộ, ngành hàng như hiện nay vừa gây phiền hà cho cơ sở, vừa

không phù hợp với kinh tế thị trường. Các địa phương, các đơn vị sản xuất cố giành cho được quota mặc dù thiếu vốn, khơng có thị trường, thiếu phương tiện kinh doanh, khơng có khả năng thực hiện. Điều đó tất yếu dẫn đến tình trạng mua bán quota vịng vèo. Do vậy cần hồn thiện phương thức phân bố quota theo nguyên tắc “ Một cửa” chỉ phân cho các đơn vị đã có quyền xuất khẩu trực tiếp theo nhóm hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao. Tiến tới phân bổ quota theo hình thức gọi thầu hoặc đấu giá với sự tham gia của các đơn vị sản xuất và đơn vị lưu thơng có vốn và quan hệ thị trường.

Giấy phép xuất khẩu:

Nếu hàng hoá thuộc diện quản lý bằng giấy phép thì các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải xin phép xuất khẩu tại cơ quan có thẩm quyền do pháp luật quy định. ở Việt nam các loại hàng hoá sau đây khi qua các cửa khẩu Việt nam đều phải có giấy phép xuất khẩu:

- Hàng xuất để thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Hàng xuất khẩu theo các dự án đầu tư chuyển giao cơng nghệ của nước ngồi.

- Hàng uỷ thác xuất khẩu

- Hàng dự hội trợ, triển lãm quảng cáo

Giấy phép xuất khẩu chỉ cấp cho các tổ chức có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch quy định cho mặt hàng đó. Đối với những mặt hàng không quản lý bằng hạn ngạch hoặc đăng ký tại Bộ thương mại không hạn chế số lượng hoặc giá trị.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Thực hiện công tác kiểm tra quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm, hàng hoá đã ban hành và tiếp tục nghiên cứu xây dựng cho các sản phẩm khác.

- Với một số sản phẩm, hàng hoá đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà chưa đến thời điểm thực hiện, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Kiểm tra đầy đủ chất lượng các lô hàng nhập khẩu thuộc diện hạn chế nhập khẩu theo qui định.

- Tiếp tục tích cực phối hợp trong việc chủ động xây dựng các rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành.

II.

Đối với doanh nghiệp

- Cơ cấu lại nguồn vốn FDI để nguồn vốn này hướng nhiều hơn đến lĩnh vực công nghiệp chế biến nhằm tăng năng lực sản xuất, xuất khẩu

- Đầu tư tăng năng lực sản xuất cho các mặt hàng cơng nghiệp có lợi thế xuất khẩu như sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, sản phẩm điện tử, điện lạnh và linh kiện, dây điện và cáp điện, sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng.

- Nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản thông qua việc thiết lập kênh thơng tin thường xun về tình hình sản xuất, xuất khẩu, dự báo giá. - Nghiên cứu, xây dựng cơ chế điều tiết tạm trữ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực để tiêu thụ vào thời điểm có lợi; lựa chọn một số vùng nơng

sản có sản lượng lớn, chất lượng tốt để xây dựng thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý…

- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu; tổ chức thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Đơng Âu…

- Cung cấp các gói tín dụng ưu đãi về phí, lãi suất đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn quốc.

- Nên tăng cường xuất khẩu sang các thị trường châu Á mới nổi vì trong thời gian tới, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia sẽ tăng trưởng mạnh về nhu cầu tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý và nhiều nét tương đồng về văn hố do đó sẽ mang lại một số thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết để đối phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phịng vệ thương mại, tránh tình trạng bị ép giá. Các hình thức liên kết này cần đa dạng hơn, khơng chỉ thơng qua hình thức đầu tư, gia công sản phẩm đơn giản, thơng thường mà cịn theo hình thức hợp tác chiến lược, xây dựng doanh nghiệp vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu…

Kết luận

Cần khẳng định rằng nhập siêu là tình trạng chung ở các nước đang phát triển. Tình trạng này khơng dễ khắc phục một sớm một chiều. ở những nước này, nhu cầu về mọi mặt đều lớn hơn khả năng kinh tế đang có. Để thoả mãn nhu cầu cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, việc nhập khẩu đòi hỏi ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, nhập siêu trong bất kỳ hồn cảnh nào đều khơng tích cực vì nó sẽ dẫn đến mất cân bằng trong cán cân thương mại từ đó sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán. Điều này trở nên rất nguy hiểm , đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế thế giới biến động thường xuyên như hiện nay.

Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu là rất lớn. Cho nên việc xuất khẩu ít hơn nhập khẩu là tất yếu. Nhưng việc nhập khẩu nhiều như hiện nay chỉ nên kéo dài trong một thời gian ngắn nữa và cùng với quá trình phát triển sản xuất thì chúng ta cần đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ tạo thế vững chắc cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Xuất nhập khẩu có tác dụng rất lớn đối với quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta. Xuất nhập khẩu góp phần làm tang của cải và sức mạnh tổng hợp của đất nước, là động lực của nền kinh tế quốc dân có vai trị điều tiết thiếu thừa ở mỗi nước, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động trong nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn tồn tại những khó khăn. Quy mơ xuất khẩu của Việt nam dù tang nhanh nhưng vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, xét cả về tổng kim ngạch lẫn kim ngạch tính theo đầu người. Tăng trưởng xuất khẩu nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường xuất khẩu, lấy lại thăng bằng xuất nhập ở việt nam (Trang 29)