Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT HUY nền dân CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA, đảm bảo QUYỀN làm CHỦ của NHÂN dân ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 30)

Chương 1. Chương 1 DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.1. Thực trạng phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ

2.1.2.2. Nguyên nhân hạn chế

a. Trên lĩnh vực kinh tế

Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu, rộng và độ mở của nên kinh tế lớn trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động. Điều này sẽ gây khó khăn đến khả năng phân tích, dự báo và khả năng cạnh tranh. Dịch bệnh Covid-19, thiên tại, lũ lụt, sạt lở tác động mạnh và thường xuyên khiến nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng. Những vấn đề quan trọng trong cơ cấu lại nền kinh tế là những vấn đề phức tạp và cần thực hiện trong thời gian dài.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác triển khai, chỉ đạo và điều hành một số mặt còn lúng túng, chưa chặt chẽ, quyết liệt. Nhiều nơi, nhiều lĩnh vực chưa có phương thức lãnh đạo, quản lý kinh tế phù hợp, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, cịn có biểu hiện "cơ

chế xin - cho" "tư duy nhiệm kỳ", "lợi ích nhóm"12. Nhiều công tác triển khai, phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, đồng bộ, cịn tình trạng trốn tránh, khơng đồng bộ nên chưa tạo được thống nhất trong việc giải quyết các vụ việc chưa cao. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ nên cơng tác dự báo cịn yếu, nhất là dự báo thị trường và giá cả. Cùng với đó, cơng tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá và tổng kết thực tiễn vẫn chưa được thực hiện bài bản, thiết thực và đồng thời. Nhận thức về một số vấn đề của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa sâu và chưa thống nhất, nhất là mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn lực, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã và quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Cơ chế, chính sách cịn thiếu sót nhưng vẫn khó sửa chữa, bổ sung. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, Trung ương và địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội chưa có hiệu quả cao.

b. Trên lĩnh vực chính trị

Bộ máy chính phủ tuy giảm số bộ, nhưng số lượng đơn vị đầu mối trong từng bộ lại có xu hướng tăng; cơ cấu bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ chưa được sắp xếp hợp lý. Vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thật sự được phát huy; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trước nhân dân... Tình trạng ban hành nhiều nghị quyết chưa được khắc phục; một số nghị quyết nội dung thiếu tính khả thi, chưa tính kỹ nguồn lực và điều kiện thực hiện. Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết chưa thật tập trung; một số nghị quyết chậm đi vào cuộc sống. Một bộ phận cán bộ, đảng viên cịn có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thật sự sâu sát thực tế, cơ sở. Tình trạng nói khơng đi đơi với làm, nói nhiều làm ít chậm được khắc phục.

c. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội

Nguyên nhân thứ nhất: Nhận thức về dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

của một bộ phận cán bộ và nhân dân cịn chưa đầy đủ, đơi khi có sự sai lệch. Một bộ phận người dân còn nhận thức mơ hồ, phiến diện về dân chủ, thậm chí có ý kiến còn

hết sức nhầm lẫn, lệch lạc khi cho rằng dân chủ của chế độ tư bản là đỉnh cao, là khuôn mẫu phải noi theo.

Nguyên nhân thứ hai: Những hạn chế, bất cập trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Về khách quan: Đổi mới là sự nghiệp to lớn, tồn diện, lâu dài và khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù địch tác động khá lớn vào quá trình phát huy dân chủ. Về chủ quan: Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về thực hiện dân chủ trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chậm được lý giải và thể chế hóa đầy đủ về mặt nhà nước.

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT HUY nền dân CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA, đảm bảo QUYỀN làm CHỦ của NHÂN dân ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 30)