5. Kết cấu của tiểu luận
3.2 Một số giải pháp chính
3.2.1 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng
Tham mưu với Đảng ủy xã tiếp tục thực hiện chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp nông dân nông thôn và kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của ban bí thư về đề án “nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội nông dân Việt Nam trong phát triển xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”.
Đề xuất với Đảng cử các đồng chí Đảng viên sang làm công tác hội và quan tâm tạo điều kiện để hội nông dân hoạt động có hiệu quả.
3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ cho nông dân và hội viên nông dân.
Tuyên truyền giáo dục hội viên là công tác quan trọng trong công tác vận động nông dân, vậy phải tiến hành công tác vận động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng trong nông dân về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, chương trình công tác và các nghị quyết của hội, điều lệ hội, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để phát huy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng hướng họ tin tưởng vào mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Giáo dục bồi dưỡng đạo đức lối sống, phát huy truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc.
Làm tốt chương trình phổ biến pháp luật cho nông dân, tuyên truyền học tập luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, pháp lệnh dân số và pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như đài truyền thanh xã kết hợp với các cuộc họp ở thôn xóm, khu dân cư và sinh hoạt ở các chi hội, các câu lạc bộ để tuyên truyền giáo dục hội viên
3.2.3 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội nông dân xã
Quá trình đổi mới đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến tư tưởng tâm lý của nông dân. Vì vậy muốn thu hút nhân dân vào hội, gắn bó với tổ chức hội đòi hỏi hội nông dân xã Chương Dương phải đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động.
Hội nông dân xã phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ và các chỉ tiêu thi đua, chương trình công tác của hội nông dân cấp trên tổ chức tốt các phong trào của hội, thiết thực với đời sống của nông dân.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo và làm giầu chính đáng, duy trì phong trào thường xuyên có hieuj quả, tập trung xây dựng các mô hình, mở hội nghị sơ tổng kết để kịp thời rút ra bài học chỉ đạo, và biểu dương người tốt việc tốt, biểu dương thành tích các hộ
sản xuất kinh doanh giỏi, những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng phong trào.
Vận động nông dân thực hiện quy hoạch, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để xây dựng cánh đồng đạt 100 triệu đồng/ ha.
Liên hệ phối hợp để mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hội viên nông dân về chăn nuôi, trồng trọt, giúp hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Tiếp tục làm tốt công tác trợ giúp cho nông dân về giống, vốn, vật tư, duy trì các tổ tín chấp vay vốn Ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội, tăng cường hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân, tranh thủ sự giúp đỡ của trạm khuyến nông huyện Thường Tín và trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân thành phố Hà nội.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội. Tổ chức cho hội viên nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng văn hóa. Động viên nông dân tích cực đóng góp tiền của xây dựng đường làng ngõ xóm và kết cấu hạ tầng nông thôn.
Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình , duy trì các câu lạc bộ “Nam nông dân không sinh con thứ ba” để làm nòng cốt trong thực hiện pháp lệnh dân số.
Tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, vận động con em hội viên lên đường làm nghĩa vụ quân sự , phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã.
3.2.4 Tiếp tục kiện toàn nâng cao bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hội.
Kiện toàn nâng cao bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, ban chấp hành hội nông dân xã và ban chấp hành các chi tổ hội đảm bảo chất lượng, có đủ trình độ, phẩm chất , năng lực, đáp ứng nhu cầu , nhiệm vụ công tác hội, phong trào nông dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn và hội nhập quốc tế, xây dựng hội xứng đáng với vai trò là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Hằng năm tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ, cử cán bộ đi học nghiệp vụ công tác hội tại trường đào tạo cán bộ. của hội nông dân.
3.2.5 Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt đông với chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
- Xây dựng chương trình phối hợp giữa HND và ủy ban nhân dân xã, ủy ban mặt trận tổ quốc trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại tố cáo. - Xây dựng chương trình phối hợp giữa hội nông dân xã với thanh tra, tư pháp,
địa chính để thực hiện chỉ thị số 26/2001/CT-TTD của thủ tướng chính phủ về việc tạo điều kiện để hội nông dân tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân.
- Xây dựng chương trình phối hợp giữa hội nông dân với công an và quân sự để đảm bảo an ninh quân sự. HND xã chủ động tổ chức xây dựng các quy chế phối hợp hoạt động , hằng năm tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế để tạo điều kiện vận động hội viên nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tăng cường củng cố tổ chức cơ sở hội.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, giải quyết đúng vấn đề nông dân, luôn coi trọng công tác vận động nông dân.
Nhìn lại quá trình lãnh đạo Cách mạng của Đảng ta, có thể nói Đảng đã đánh giá đúng vai trò của nông dân trong Cách mạng và muốn phát huy vai trò của nông dân trong cách mạng, phải tập hợp nông dân vào trong một tổ chức của nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, lần nữa Đảng ta khẳng định " nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ". Vì vậy Đảng đã có nhiều chỉ thị , nghị quyết để lãnh đạo và vận động nông dân, đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII; VIII; IX; X; XII và các nghị quyết của trung ương đều xác định vị trí , vai trò quan trong của nông dân, nông nghiệp nông thôn, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ,kinh tế nông nghiệp nông thôn là khâu đột phá để tiến hành CNH- HĐH đất nước, nông dân là lực lượng chủ yếu và trực tiếp tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Giai cấp nông dân là lực lượng chủ lực là bộ phận dân cư đông đảo góp sức người sức của để xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường công tác vận động nông dân, tập hợp mọi tầng lớp nông dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại là nhiệm vụ trong tâm chiến lược của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Từ cơ sở lý luận của Đảng; Bác Hồ về công tác vận động nông dân và thực về công tác hội và phong trào nông dân xã Chương Dương. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài , từ thực trạng của hội nông dân xã trong những năm qua cho thấy , những kết quả đạt được trong công tác vận động nông dân của hội nông dân xã Chương Dương, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đã rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác vận động nông dân và củng cố xây dựng hội nông dân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương trong những năm tới.
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng của hông dân xã và các giải pháp đã khẳng định thêm về tầm quan trọng trong công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Một số kiến nghị đề xuất :
Cơ sở hội là cầu nối liên minh giữa nông dân với Đảng, vậy cấp ủy các cấp cần có những quan tâm hướng về cơ sở nhất là với hi hội, tổ hội
- Tăng cường cán bộ chuyên trách đối với cơ sở hội - Chi một phần phụ cấp đối với cán bộ chi hội
- Đảng, Nhà nước nên có các chủ trương xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân như: hệ thống ngân hàng chính sách xã hội giúp nông dân nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng VII, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Giáo trình công tác dân vận
3. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X. " về nông nghiệp nông dân nông thôn "
4. Chỉ thị 59-TC/TW ngày 15/12/2000 của bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
5. Kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của ban bí thư về đề án nâng cao vai trò trách nhiệm của hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp xay dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
6. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV . 7. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã CHương Dương khóa XVII. 8. Các báo cáo tổng kết của hội nông dân xã Chương Dương.