Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 42 - 45)

Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8, thơng qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 1996. Đây là Bộ luật lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống pháp lý của nước ta, thay thế cho Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29 tháng 4 năm 1991, Pháp lệnh nhà ở ngày 26 tháng 3 năm 1991, Pháp lệnh thừa kế ngày 30 tháng 8 năm 1990, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 01 năm 1989, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngày 02 tháng 12 năm 1994 và Pháp lệnh chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào Việt Nam ngày 5 tháng 12 năm 1988. Các quy định về thừa kế theo di chúc được quy định từ Điều 649 đến Điều 676 BLDS 1995.

Về hình thức của di chúc, BLDS 1995 quy định: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Như vậy, về cơ bản, BLDS 1995 thừa nhận hình thức của di chúc bao gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Việc lập di chúc bằng miệng chỉ được công nhận trong trường hợp đặc biệt mà thôi. Lần đầu tiên, BLDS cho phép người thuộc dân tộc thiểu số có quyền di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình nhằm bảo đảm thuận lợi cho người dân tộc thiểu số định đoạt tài sản của mình sau khi chết.

Theo Điều 654 BLDS 1995, trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít

nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc cịn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ. Về hình thức di chúc bằng văn bản, BLDS 1995 quy định di chúc bằng văn bản bao gồm:

- Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của Cơng chứng nhà nước.

BLDS 1995 quy định cụ thể thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã tại Điều 661. BLDS 1995 cũng cho phép người lập di chúc có thể u cầu Cơng chứng nhà nước lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Trong trường hợp Công chứng nhà nước lưu giữ bản di chúc, thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về Công chứng nhà nước.

Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây: a) Giữ bí mật nội dung di chúc; b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại, thì phải báo ngay cho người lập di chúc; c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền cơng bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng khơng có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì coi như khơng có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc, thì di sản được chia theo di chúc.

BLDS 1995 cũng đã quy định các nội dung khác như: hiệu lực pháp luật của di chúc; hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng; cơng bố di chúc; giải thích nội dung di chúc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hình thức của di chúc.

Tóm lại, trước khi BLDS 2005 ban hành, các quy định pháp luật về hình thức di chúc đã được ban hành với nhiều cấp độ văn bản khác nhau, tạo hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động giải quyết các vấn đề có liên quan đến hình thức của di chúc, nhất là việc xác định di chúc vô hiệu, di chúc không hợp pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thừa kế theo di chúc.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, BLDS 1995 cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập:

Thứ nhất, có sự đánh giá khác nhau giữa các Thẩm phán, giữa Tòa án

các cấp, giữa Luật sư, Kiểm sát viên trong việc xác định di chúc đó là hợp pháp hay không khi người để lại di sản có nhiều di chúc khác nhau;

Thứ hai, mặc dù người để lại di sản có viết di chúc nhưng di chúc đó

khơng thoả mãn các điều kiện mà pháp luật đã quy định nhưng xét ở góc độ nào đó nó vẫn có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ như di chúc miệng (Điều 654) khơng có người làm chứng, hoặc tuy có đủ hai người làm chứng nhưng họ lại không ghi chép lại ngay hoặc sau đó mới nói lại cho người trong hàng thừa kế biết và người trong hàng thừa kế mới ghi chép lại, cũng có trường hợp người làm chứng lại là người trong diện hưởng thừa kế theo pháp luật còn người kia là người được hưởng thừa kế theo di chúc viết v.v…

Đối với di chúc viết: có bản di chúc khơng ghi đầy đủ các nội dung như quy định của Điều 656 (không ghi nơi cư trú, thậm chí có trường hợp khơng ghi rõ nơi có di sản) nhưng vẫn được các Tịa án chấp nhận di chúc đó là hợp pháp, nếu có căn cứ kết luận đó chính là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có rất nhiều trường hợp không phải tự tay người để lại di sản viết mà họ đánh máy, điểm chỉ hay ký rõ ràng, hoặc di chúc có người làm chứng, nhưng những người làm chứng đều là các thừa kế ký vào bản di chúc, còn số người không phải trong diện thừa kế tuy họ có chứng kiến nhưng họ khơng ký bản di chúc, có trường hợp chỉ có một người ký. Sau này các thừa kế cơng nhận đó là di chúc của người để lại di sản thì hầu hết được Tịa án cơng nhận di chúc đó là hợp pháp. Nếu khơng cơng nhận di chúc, rất dễ bị Tịa án cấp trên cho là xét xử sai, sửa hoặc hủy án.

Thứ ba, trong trường hợp nội dung di chúc (di chúc viết hoặc di chúc

miệng) chỉ giao quản lý, sử dụng di sản khi thoả mãn một số điều kiện nào đó, nhưng khi điều kiện đã thay đổi, Tòa án vẫn tuyên bố theo nội dung di chúc;

Thứ tƣ, một người lập di chúc đã định đoạt toàn bộ khối tài sản chung

của vợ chồng để phân chia theo ý chí của người đó, trong trường hợp có tranh chấp về việc định đoạt khối tài sản đó thì thẩm phán vẫn cơng nhận tồn bộ di chúc là hợp pháp. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể giải quyết trường hợp này khi có tranh chấp xảy ra. Đây là những điểm hạn chế cần tiếp tục phải hoàn thiện trong BLDS 2005.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)