Trong tố tụng dân sự, về nguyên tắc, Tòa án chỉ xét xử khi có đơn
khởi kiện của cá nhân, của tổ chức hoặc quyết định khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 15 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu Tịa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát u cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:
a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;
b) Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; c) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, u cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật [44].
Việc kết hôn trái pháp luật đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của những người kết hơn và cịn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan và ảnh hưởng đến cả truyền thống đạo đức, nếp sống lành mạnh của xã hội. Chính căn cứ đó khiến các nhà làm luật quy định rộng rãi những người có quyền u cầu hủy kết hơn trái pháp luật.
Theo Điều 15 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Hiện
nay, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Viện kiểm sát
nhân dân khơng có quyền u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật nữa (Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự). Cũng theo Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2004, khoản 1 Điều 162 quy định chỉ có cơ quan dân số, gia đình và trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình. Theo đó, cơ quan dân số, gia đình và trẻ em chính là Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, nay đã được giải thể. Bộ phận dân số được nhập về Bộ Y tế, bộ phận gia đình được nhập về Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, bộ phận trẻ em được nhập về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Do vậy, Điều 15
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan dân số, gia đình và trẻ em có quyền u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là khơng cịn phù hợp, cần phải sửa đổi.
Ngồi ra, cá nhân có quyền u cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật khi thấy mình bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn hay là vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn trái pháp luật. Đây là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp bị xâm phạm do việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, luật pháp quy định họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quy định này của Luật thể hiện sự quan tâm của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự.
Có nhiều trường hợp dù bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn nhưng họ cũng không dám khởi kiện yêu cầu tòa án hủy việc kết hơn trái pháp luật vì
nhiều ngun nhân khác nhau, thậm chí họ cịn khơng biết họ có quyền này. Khoản 3 Điều 15 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình u cầu tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền u cầu tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật gồm: Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Pháp luật quy định các cơ quan tổ chức trên có quyền u cầu tịa hủy kết hơn trái pháp luật nhằm bảo đảm việc xét xử đối với trường hợp khi cá nhân không yêu cầu. Đây là căn cứ nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong tổ chức mình. Quy định này của luật rất phù hợp để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, gia đình và xã hội, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo quy định này thì người có quyền u cầu tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật là rất rộng. Đây là quy định kế thừa Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 nhưng quy định phạm vi người có quyền yêu cầu rộng hơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, bảo vệ lợi ích gia đình và xã hội.