Yêu cầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu QUI TRÌNH CHỈ dẫn kỹ THUẬT CÔNG TRÌNH (Trang 84 - 88)

7.2.2.1 Yêu cầu chung

Khi thiết kế cấp điện cho nhà ở và công trình công cộng phải đảm bảo các yêu cầu quy định đối với mỗi loại hộ tiêu thụ điện về độ tin cậy cung cấp điện theo chương I.2 quy phạm trang bịđiện 11 TCN 18 : 2006. Phân loại các hộ tiêu thụ điện và thiết bị tiêu thụ điện theo độ tin cậy cung cấp điện xem phụ lục A.

Điện áp phải tính toán để cấp điện cho các thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng (trừ cho các động cơ điện) không được lớn hơn 380/220 V. Với những công trình hiện có điện áp lưới 220/110 V cần chuyển sang điện áp lưới 380/220 V nếu xét thấy phù hợp các yêu cầu kinh tế kỹ thuật.

7.2.2.2 Các tài liệu cần đệ trình

1 Trước khi tiến hành thực hiện các sơ đồ dạng lưới và các bản vẽ điện, nhà thầu phải cung cấp cho Kỹ sư phê duyệt một bảng ghi chú giải thích chi tiết về các ký hiệu thể hiện trên các sơ đồ này. Các ký hiệu của thiết bị phải dễ nhận biết khi tiến hành lắp đặt các bộ phận theo các bản vẽ hoặc ngược lại. Các ký hiệu đồ họa được sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn quy định. Dạng của biểu đồ phải được trình cho Kỹ sư trước khi phê chuẩn.

2 Đối với mỗi chi tiết lắp đặt Nhà thầu phải trình cho Kỹ sư phê chuẩn: - Một sơ đồ dây đơn tổng thể

- Một sơ đồ dây đơn phân bố phụ - Sơ đồ kiểm tra các thiết bị

- Các sơ đồ chi tiết cho từng bộ phận của hệ thống lắp đặt

- các sơ đồ của các thiết bị bảo vệ và an toàn cùng với thuyết minh tính toán chọn thiết bị

- Các bản vẽ lắp đặt cho các bảng điện và các tủ điện cùng bố trí chung của các thiết bị và điểm ngắt

3 Nhà thầu phải cung cấp cho Kỹ sư các thông tin sau;

- Các bảng thống kê cáp điện chỉ rõ số thứ tự, thành phần, tiết diện, chiều dài, chức năng và các đầu vào và ra.

- Tài liệu của Nhà thầu về thiết bị điện.

- Các bảng thống kê các thiết bị chuyển mạch và bảo vệ cho tất cả các thiết bị cùng các chi tiết dưới đây:

. loại và các thông số của cơ cấu chuyển mạch, . loại dòng cấp,

. hoạt động và liên kết của các cơ cấu chuyển mạch, . sơ đồ lưới.

Α. Các sơ đồ của hệ thống thủy lực và khí nén

Nhà thầu phải cung cấp các sơ đồ của hệ thống cấp nước, làm mát và lọc cho Kỹ sư phê duyệt.

Β. Các sơ đồ khác

Nhà thầu phải cung cấp các sơ đồ dưới đây để Kỹ sư phê duyệt: 1 Sơ đồ bố trí hệ thống tiếp đất,

2 Sơ đồ của hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Χ. Các tính toán thiết kế

a) Các tính toán thiết kế trình bày dưới dạng các bảng tính trên máy phải bao gồm : i) Trang tựa đề:

• các điều kiện tính toán;

• các giá trị ứng suất lớn nhất trong các điều kiện vận hành bình thường và đặc biệt và trong quá trình nâng nhắc, vận chuyển và lắp đặt;

• các thông số kích thước chính;

• tính chất của các vật liệu được sử dụng;

• mục lục các tài liệu tham khảo sử dụng trong tính toán. ii) Trong phần nội dung;

• các tải trọng tác dụng và điểm đặt;

• các lực truyền vào thiết bị và truyền lên móng;

• các ứng suất trong thiết bị trong các điều kiện bình thường và đặc biệt (bao gồm cả khi nâng nhấc, vận chuyển, và lắp đặt);

• các hệ số an toàn cho phép; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• nói chung, tất cả các chỉ số cần thiết để hiểu rõ về thiết kế của hệ thống; • hiệu suất, công suất và các thông số của các động cơ.

b) Các tính toát kế phải được giao cùng với các bản vẽ: các bản vẽ thiết bị sẽ không được phê duyệt nếu không có thuyết minh tính toán hệ thống đi kèm. Đối với từng loại thiết bị, các tính toán thiết kế từng phần có thể được trình cho Kỹ sư phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện các bản vẽ (ví dụ như: các bản vẽ về nền móng, các chi tiết được gắn vào, các kết cấu, thiết bị vận hành.v.v.). Một bộ hoàn chỉnh các tính toán thiết kế cho từng loại thiết bị phải được giao cho Kỹ sư khi hoàn thành việc thực hiện các bản vẽ cho loại thiết bị này.

c) Trong quá trình thiết kế, Kỹ sư có quyền yêu cầu Nhà thầu thực hiện bất kỳ các tính toán thiết kế bổ sung nào mà Kỹ sư cho là cần thiết.

7.2.2.3 Thiết bị đóng ngắt

Thiết bị đóng ngắt điện nhà thầu phải cung cấp các thiết bị đảm bảo theo thiết kế, chũng loại vật liêu, thông số kỹ thuật, kiểm định sản phẩm.

7.2.2.9 Hệ thống chiếu sáng trong nhà

Hệ thống chiếu sáng trong nhà sử dụng đèn huỳnh quang đôi kết hợp đơn 1,2m không có chóa loại 40W – 220V.

7.2.2.10 Dây và cáp điện

Dây điện sử dụng cho công trình là loại dây đồng đơn bọc nhựa PVC.

7.2.2.11 Gía treo và giá đỡ máng điện

Các loại giá treo, giá đở phải có catalo, chỉ dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật.

7.2.3 Thi công lắp đặt 7.2.3.1 Yêu cầu chung

Nhà thầu phải cung cấp chứng nhận tay nghề công nhân lắp điện tại công trình. Trong quá trình lắp đặt phảI sử dụng vật liệu đúng chủng loại.

Trong quá trình lắp đặt không được làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật của thiết bị điện.

7.2.3.2 Lắp đặt dây dẫn

Đối với việc lắp đặt dây dẫn điện, bao gồm: Yêu cầu về đấu nối, yêu cầu về việc đánh số ký hiệu dây dẫn như: Dây dẫn được đấu nối với nhau và nối dây dẫn với các thiết bị điện khác theo cách đảm bảo tiếp xúc an toàn, tin cậy; dây dẫn sau khi đấu nối phải được đánh số ký hiệu theo tiêu chuẩn để dễ nhận biết.

7.2.3.4 Lắp đặt thiết bị điện

Các thiết bị điện đặt trong nhà phải được chọn phù hợp với điện áp của mạng lưới điện cung cấp, tính chất môi trường và yêu cầu sử dụng.

Ổ cắm điện trong nhà ở công trình công cộng nên dùng loại ổ cắm có cực tiếp đất an toàn (ổ cắm 3 chấu)

Trong mỗi phòng ở của nhà ở căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, kí túc xá, phòng làm việc v.v… phải đặt từ 2 đến 4 ổ cắm điện.

Cắm đặt ổ cắm điện trong các phòng vệ sinh xí tắm công cộng. Riêng trong các phòng tắm của nhà ở căn hộ, nhà có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, nhà nghỉ… cho phép đặt ổ cắm điện nhưng ổ cắm điện này phải là loại ổ cắm chịu nước và đặt ở vùng ít nguy hiểm nhất.

Trong các trường học phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ, và các nơi dành cho thiếu nhi sử dụng, ổ cắm điện phải đặt cao cách sàn 1,5 m.

Trong các phòng của nhà ở các loại, ổ cắm điện nên đặt cao cách sàn 1,5

Trong các phòng của các công trình công cộng, ổ cắm điện đặt cao cách sàn từ 0,4 m đến 0,5 m tùy thuộc các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu sử dụng và bố trí nội thất.

7.2.3.5 Lắp đặt hệ thống tiếp đất

Đối với công tác thi công lắp đặt hệ thống tiếp đất, bao gồm: yêu cầu về việc rải dây tiếp đất, thi công thanh tiếp đất, cọc tiếp đất, đấu nối thanh tiếp đất với dây: Dây dẫn điện tiếp đất được thi công theo tuyến chạy dọc theo con dường ngắn nhất và thẳng nhất có thể, trừ phi có chỉ định khác và tránh các vị trí có chướng ngại vật làm cho dây tiếp đất có thể bị căng ra, va chạm hay bị hư hỏng; thanh tiếp đất lắp ở độ cao 50 mm so với sàn hoàn thiện, trừ phi có chỉ định khác; cọc tiếp đất, lắp đặt tối thiểu 3 cọc tiếp đất cách nhau

khoảng cách tối thiểu bằng chiều dài cọc và đấu nối với dây tiếp đất bằng phường pháp hàn tỏa nhiệt hoặc xiết bu lông.

+ Đối với thiết bị điện và hệ thống chiếu sáng hoặc hệ thống điện động lực với công suất 500 kVA và nhỏ hơn: Điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 ôm.

+ Đối với thiết bị điện và hệ thống chiếu sáng hoặc hệ thống điện động lực với công suất từ 500 kVA đến 1000KVA: Điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 5 ôm.

- Nếu điện trở tiếp đất vượt quá giá trị quy định thì phải nhanh chóng thông báo cho chủ đầu tư biết và đưa ra kiến nghị để giảm điện trở tiếp đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 7.3 PHÒNG CHÁY CHỮA, CHÁY CHO CÔNG TRÌNH 7.3.1 Những vấn đề chung

7.3.1.1 Phạm vi của chương

Chương này nêu các định nghĩa, thuật ngữ, các tiêu chuẩn áp dụng, yêu cầu đối với vật liệu, chuẩn bị thi công, thi công và nghiệm thu công tác PCCC cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

7.3.1.2 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

+ TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

7.3.2 Bình chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy sử dụng cho công trình gốm: Bình khí CO2 và bình bột MTZ loại 3kg

7.3.2 Thi công

7.3.3 Kiểm tra, nghiệm thu

Đối với bình chữa cháy phải có phiếu chứng nhận chất lượng của cơ quan chữa cháy, quy cách sản phẩm, hướng dẫn sử dụng.

NGƯỜI LẬP CHỈ DẪN

Một phần của tài liệu QUI TRÌNH CHỈ dẫn kỹ THUẬT CÔNG TRÌNH (Trang 84 - 88)