Nâng cao nhận thức về việc thực hiện phápluật trong banhành văn bản quy

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 72)

3.1. Phương hướng thực hiện phápluật về banhành văn bản quyphạm phápluật

3.1.1. Nâng cao nhận thức về việc thực hiện phápluật trong banhành văn bản quy

hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập và phát triển

Hiện nay trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, để chấp hành các quy định của pháp luật ngày được các tổ chức và cá nhân quan tâm thực hiện, nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật cho các quan hệ xã hội đã phát sinh, đang phát sinh và sắp phát sinh là rất lớn, điều này dẫn tới yêu cầu về ban hành hành các văn bản quy phạm có chất lượng và khi đưa vào cuộc sống có sức sống và khơng bị lạm dụng trong quá trình tổ chức thực hiện là cần thiết, do vậy việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những yêu cầu thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Điều quan trọng cần phải quan tâm chú trọng đến việc thực hiện pháp luật về ban hành hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, vì khi mà chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo các nguyên tắc nhất định thì việc chấp hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sẽ

có tính khả thi cao.Đó là việc tn thủ; thi hành pháp luật; sử dụng và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ngày càng được chú trọng bởi thực tế trong xu thế phát triển và hội nhập; chính quyền địa phương cấp tỉnh với chế định gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trong đó Hội đồng nhân dân với chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền ban hành các nghị quyết quy định các vấn đề cụ thể mà được Luật và các văn bản Trung ương quy định, còn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với chức năng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do vậy nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của chính quền địa phương là rất quan trọng trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện pháp luật. Chính vì điều đó u cầu chính quyền địa phương cấp tỉnh cần phải nắm vững và thực hiện tốt việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết, và phải tiến hành một cách thường xuyên, có hệ thống giúp cho việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nề nếp và có hiệu lực hiệu quả trong triển khai thực hiện. Đó là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta.

3.1.2. Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng qua đó việc đảm bảo các quy định, trình tự, thủ tục cũng được các cấp chính quyền địa phương cấp tỉnh quan tâm, chú trọng khi Quốc hội ban hànhLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban han văn bản quy phạm pháp luật năm

2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cụ thể tại điều 184 quy định “Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân trong việc bảo đảm các điều kiện cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật:

(1) Tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật và Nghị định này.

(2) Bảo đảm các điều kiện cho công tác xây dựng văn bản quy phạm phápluật trong bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.

(3) Bồi dưỡng, nâng cao năng lực lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kỹ năng soạn thảo, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến góp ý đối với dự án, dự thảo; đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

(4) Cung cấp thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách khi có u cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, thẩm tra.

(5) Hướng dẫn việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.

(6) Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.”

Để đảm bảo chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh nhằm tránh những vấn đề bất cập trong triển khai thực hiện cần có những định hướng cụ thể như sau:

Một là, tạo thể chế và xây dựng quy trình thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng, minh bạch trong việc ghi nhận và tập hợp ý kiến của các sở ngành liên quan, chính quyền địa phương và các chuyên gia...tránh hiện tượng cục bộ, lợi ích cá nhân. Đặc biệt tạo mơ hình mở nhằm tăng cường tính tích cực và chủ động của nhân dân khi tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là, cần tuân thủ triệt để kỹ thuật lập quy, ban hành thống nhất quy chế việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo các điều kiện: kế thừa trong quá khứ, phù hợp với hiện tại và dự báo tương lai. Hơn nữa cần phải có quy trình báo cáo đánh giá tồn bộ các quy định có liên quan trước khi thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành tỉnh trong việc tham mưu thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm hạn chế yếu tố chủ quan, cục bộ, lãng phí... huy động tối đa các nguồn lực của các sở, ngành; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Xây dựng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệp, chun mơn, có khả năng cơng tác thực tiễn và nhạy bén. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực của Sở Tư pháp, các tổ chức pháp chế của Sở trong việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3.1.3. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiên cho chính quyền địa phương nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 72)