Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm hành chínhtrong hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 69)

VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG HOẠT ĐỘNGDỊCH VỤ DU LỊCH

2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm hành chínhtrong hoạt

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Là một yếu tố đặc trưng, du lịch chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chưng thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau.Điều kiện tự nhiên là tồn bộ các điều kiện mơi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng, có nhiều tài ngun du lịch tự nhiên và nhân văn. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch.

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đơng nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sơng.Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới Trung Quốc. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đơng Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đơng là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phịng. Bờ biển dài 250km [33].

Với địa hình phần lớn giáp với Trung Quốc, một nước có dân số nhiều nhất thế giới nên hoạt động du lịch tại Quảng Ninh rất phát triển khi mà lượng du khách Trung Quốc đến Quảng Ninh du lịch qua cửa khẩu Móng Cái ngày càng tăng qua các năm. Trung Quốc luôn là thị trường nguồn khách quan trọng của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khách luôn đạt mức cao.Tuy vậy, nhưngtình trạng đón khách Trung Quốc ồ ạt, lộn xộn, bộc lộ nhiều sai phạm như hướng dẫn viên hoạt động trái phép, tuyên truyền thông tin sai sự thật, các công ty lữ hành Trung Quốc “núp bóng” đưa khách vào Việt Nam, một số du khách Trung Quốc cư xử thiếu văn minh, đòi hỏi ngành Du lịch có những biện pháp kịp thời và mạnh tay nhằm chấn chỉnh tình trạng này.

Phải khẳng định rằng, một trong những thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh đó chính là du lịch biển đảo. Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực…Ngoài Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long…cũng đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách. Bởi các địa danh này có những ưu thế đặc biệt như khơng gian thống rộng, còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cơ Tơ)… rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Khơng chỉ có các bãi biển đẹp mà hệ thống các tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp, hệ sinh thái, động thực vật vô cùng phong phú với nhiều lồi hải sản q hiếm có thể phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực...Nắm bắt thế mạnh này, thời gian

qua, nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng đã được đầu tư phát triển. Để tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh cho du lịch biển, nhiều dịch vụ giải trí, thể thao biển đã được đưa vào hoạt động như: chèo thuyền du lịch, kéo dù bằng ca nô, lướt ván, đua thuyền… đặc biệt là loại hình ngắm biển bằng dù lượn, kinh khí cầu. Du lịch biển đảo ngày càng phát triển cũng kéo theo nhiều vi phạm phát sinh, trong thời gian qua một số tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đã vi phạm một số lỗi dẫn đến việc bị đình chỉ hoạt động nhưđể phương tiện chở người bám buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình; để người đứng lên mạn của phương tiện làm mất an toàn của phương tiện; để các phương tiện đeo bám vào phương tiện của mình để bán hàng hóa, dịch vụ. Hoặcvi phạm các lỗi như: tàu đang neo đậu để cho hai khách du lịch rời khỏi phương tiện và nhảy xuống biển tắm tại khu vực, địa điểm chưa được các cơ quan chức năng công bố, cấp phép tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch và tắm biển; đón trả khách khơng đúng nơi quy định [33].

2.1.2.Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Thời gian qua, Du lịch Quảng Ninh đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, đóng góp vào sự tăng trưởng đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch. Chính văn hóa đã góp phần làm nên bản sắc riêng của nhiều loại hình du lịch hấp dẫn tại Quảng Ninh, trong đó có du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh đang rất phát triển trên địa bàn tỉnh. Các di sản văn hóa của Quảng Ninh trải dài suốt từ Đơng Triều đến Móng Cái, cho đến các đảo xa đất liền như: Cô Tô, Quan Lạn - Minh Châu, Ngọc Vừng...Hiện nay, Quảng Ninh đang lưu giữ 625 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Trong đó có vịnh Hạ Long 2 lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, 60 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 47 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh.Quảng Ninh sở hữu cơng trình văn hóa, lịch sử phong phú, hấp dẫn với các khu, điểm du lịch như vịnh Hạ Long - Di sản, Kỳ quan thiên nhiên thế giới, khu

danh lam thắng cảnh Yên Tử và các khu di tích quốc gia đặc biệt: Nhà Trần ở Đông Triều, Bạch Đằng ở Quảng n, Đền Cửa Ơng ở Cẩm Phả.

Hiện Quảng Ninh có khoảng 70 lễ hội được tổ chức hàng năm, tập trung chủ yếu ở loại hình lễ hội dân gian truyền thống, thời gian tổ chức tập trung từ tháng 1 - 3 âm lịch, mang nét đặc trưng của mỗi vùng đất như: lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả), lễ hội Yên Tử (ng Bí), lễ hội Tiên Cơng (n Hưng), lễ hội đình Trà Cổ (Móng Cái), lễ hội đình Quan Lạn (Vân Đồn) [33].

Ngồi ra, Quảng Ninh có 4 khu di tích trọng điểm là khu di tích danh thắng Yên Tử (TP. ng Bí), khu di tích lăng mộ các vua Trần (huyện Đông Triều), khu di tích Bãi Cọc Bạch Đằng (huyện Yên Hưng), khu di tích Vân Đồn (huyện Vân Đồn). Ngồi ra, cịn có nhiều di tích tiêu biểu khác như: đền Cửa Ơng, đình Trà Cổ, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm, chùa Long Tiên.

Với nguồn nhân lực du lịch như hiện nay, Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào lực lượng nhân lực cho phát triển du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng, nhân lực tham gia vào du lịch lễ hội, tâm linh vẫn còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu là người dân địa phương, sống tại các khu di tích. Họ tham gia bán hàng, mở các nhà nghỉ, quán ăn xung quanh khu diễn ra lễ hội, hầu hết đều tự phát, nhỏ lẻ, chưa có sự quy hoạch, liên kết với các cơ quan chức năng về du lịch trong việc kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch đến với khách hàng.Mặt khác, tệ nạn xã hội tại các khu vực tổ chức lễ hội vẫn còn tồn tại như nạn trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, ăn xin…khiến cho du khách cảm thấy khó chịu và lo lắng khi đến các lễ hội tại Quảng Ninh. Bên cạnh đó, sự pha trộn, lai tạp giữa văn hóa gốc và văn hóa hiện đại trong nhiều dân tộc trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều, gây khó khăn không nhỏ cho việc khai thác du lịch. Phần lớn các lễ hội lại diễn ra vào mùa xuân nên việc tổ chức, kết nối các tour cũng gặp nhiều trở ngại.Tâm lý phần đông người Việt Nam

trọng tín ngưỡng cho nên nhu cầu du lịch tâm linh có xu hướng tăng cao. Bằng chứng là số lượng khách tham gia loại hình du lịch này ln chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách, nhất là khách nội địa. Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh cũng được đẩy mạnh,thể hiện qua sự ra đời, phát triển nhanh của các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh như ở Yên Tử, Đền Cửa Ông, Chùa Ba Vàng...Lợi dụng những yếu tố trên mà nhiều đối tượng đầu cơ, ồ ạt xây dựng các dự án du lịch tâm linh để trục lợi, thậm chí dựng lên những cơng trình giả để thu lời bất chính.Và đương nhiên, khi điểm du lịch tâm linh hướng đến mục tiêu lợi nhuận thì những chuyện như thu phí, đặt hịm cơng đức dày đặc, ra giá cúng, khấn thuê, hóa sao giải hạn... trở thành chuyện thường tình. Nếu tình trạng này cịn tiếp diễn, hậu quả sẽ khơng chỉ là nguy cơ phá vỡ cảnh quan vốn hài hòa của di tích, mà cịn góp phần tạo nên tình trạng ngày càng thương mại hóa đời sống tâm linh, xúc phạm niềm tin tín ngưỡng của cộng đồng.

Du khách khi đi đến một điểm xa địa bàn sinh sống của mình có thể nảy sinh những hành vi, nhu cầu mà họ không thực hiện ở địa bàn sinh sống do những rào cản về mặt đạo đức, do đó một số tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, đua xe, say rượu…có thể xuất hiện ở nơi phát triển du lịch nhiều hơn những địa bàn khác. Theo thống kê, tính đến tháng 6/2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 2.161 cơ sở kinh doanh dịch vụ, trong đó có 100 cơ sở có liên quan đến hoạt động tổ chức mại dâm. Tổng số đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động mại dâm là 123 đối tượng, chủ yếu ở độ tuổi 18-35. Theo đánh giá của các cơ quan ban ngành, tệ nạn mại dâm ở Quảng Ninh khơng có biểu hiện hoạt động công khai, rầm rộ nhưng với thủ đoạn tinh vi và được che giấu dưới các loại hình dịch vụ như xơng hơi, massage, tẩm quất, karaoke, gội đầu thư giãn, cà phê giải khát… khai thác những lợi thế thuận lợi của các địa bàn du lịch, cửa khẩu và khu công nghiệp để lén lút tổ chức hoạt động. Cùng với

đó, các mơ hình kinh doanh dịch vụ khép kín như nhà hàng, khách sạn, karaoke ngày càng phổ biến, kéo theo số nhân viên nữ phục vụ trong các cơ sở kinh doanh trá hình này dễ bị lợi dụng tham gia bán dâm khi có điều kiện. Ngồi ra, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của điểm đến, gây ra những ấn tượng khơng tốt về văn hóa địa phương, hay chất lượng dịch vụ như: tranh giành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, lừa đảo hay kinh doanh các loại hình khơng lành mạnh trong nhà hàng khách sạn gây nên những tác động tiêu cực cho hình ảnh điểm đến, đồng thời để lại tác hại cho xã hội địa phương.

2.1.3.Thực trạng hoạt động du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội

2.1.3.1. Cải thiện cán cân thương mại quốc gia

Trong những năm qua, số lượt khách quốc tế tới Quảng Ninh tăng ngày càng nhiều. Khách quốc tế đến Quảng Ninh rất đa dạng, từ nhiều thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha…

Ngành Du lịch Quảng Ninh trong năm 2018 đã đón 12,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt. Tổng thu đạt trên 24.000 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 31% so với cùng kỳ. Các khách sạn, dịch vụ, sản phẩm mới được ra đời. Nhận thức về du lịch của cộng đồng người dân cao hơn [27].

Tổng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2019 đạt trên 14 triệu lượt đạt 114% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 5,749 triệu lượt đạt 115% so với năm 2018. Thời gian lưu trú của khách du lịch đã có chuyển biến rõ rệt trong các năm gần đây: năm 2017 là 2,16 ngày; năm 2018 là 2,60 ngày; năm 2019 là 2,74 ngày. Vì thế mức chi tiêu bình quân cho một du khách đến Quảng Ninh đã có thay đổi tích cực: năm 2019 là 2,1 triệu đồng/lượt khách, tăng 9% so với năm 2018 (khách quốc tế là 2,45 triệu đồng/lượt khách, tăng

4,1% so với 2018; khách nội địa là 1,86 triệu đồng/lượt khách, tăng 15,6% so với 2018) [27].

Những thay đổi nêu trên đã góp phần đưa tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 29.487 tỷ đồng, đạt 125% so với năm 2018, đóng góp vào thu ngân sách nội địa của ngành du lịch đạt 3.568 tỷ đồng đạt 130% so với năm 2018 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh) [27].

2.1.3.2. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới

Du lịch là ngành dịch vụ cần một lượng lao động lớn. Theo Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2016, du lịch và lữ hành toàn cầu đã trực tiếp tạo ra gần 109 triệu việc làm (chiếm 3,6% tổng việc làm trên toàn thế giới). Tính cả tác động gián tiếp và lan tỏa, năm 2016, tổng đóng góp của du lịch và lữ hành cho nền kinh tế toàn cầu lên đến hơn 7,6 nghìn tỷ USD (10,2%) và tổng đóng góp vào việc làm là hơn 292 triệu việc làm (chiếm 9,6%). Như vậy, cứ 10 việc làm (cả trực tiếp và gián tiếp) trên tồn cầu thì có 1 việc làm trong ngành du lịch. Như vậy, ngành du lịch càng phát triển sẽ có thêm nhiều dịch vụ khác hình thành và phát triển để phục vụ du khách, đó cũng là nguồn tạo việc làm lớn, trong đó có một số cơng việc có thể dành cho lao động phổ thơng và phụ nữ… Không chỉ vậy, du lịch phát triển còn kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển theo, do đó nhu cầu về lao động trong các ngành kinh tế khác cũng có xu hướng tăng lên [31].

Quảng Ninh có cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao. Bên cạnh nguồn lao động tại chỗ, Quảng Ninh còn là điểm đến hấp dẫn của lao động thời vụ, đặc biệt là từ các địa phương lân cận đối với một số ngành như xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong đó có du lịch. Sự sẵn có về lao động cộng thêm sự phát triển của du lịch đang tạo ra hàng nghìn việc làm mỗi năm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống của người dân Quảng Ninh.

Những năm hiện nay, du lịch Quảng Ninh đang phát triển mạnh mẽ, hàng năm nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành tăng lên khoảng 10%/năm. Năm 2015, du lịch đã tạo ra việc làm cho khoảng 132.000 lao động, trong đó có 71.000 lao động trực tiếp và 61.000 lao động gián tiếp. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, là một bộ phận quan trọng cấu thành lên sản phẩm du lịch, đem lại doanh thu chính cho ngành. Theo đó, tổng nhân lực ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống được dự báo sẽ tăng 15%/năm, từ 29.000 lao động năm 2013 lên 77.000 lao động năm 2020, tăng hơn 2,6 lần. Trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có sự tăng nhanh về lao động trong bộ phận dịch vụ và bán hàng, với tỷ lệ 18,7%/năm đến năm 2020 để hỗ trợ tăng trưởng của ngành. Như vậy, du lịch đã tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cũng là nhân tố giúp tăng cường bình đẳng giới khi lực lượng lao động nữ có cơ hội làm việc nhiều hơn.

2.1.3.3. Quảng bá cho sản xuất địa phương

Quảng Ninh là một tỉnh có cơ cấu nền kinh tế đa dạng, bên cạnh ngành mũi nhọn là cơng nghiệp khai thác khống sản, tỉnh cịn phát triển cả về cơng nghiệp chế biến thủy hải sản, nông nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ…Du

Một phần của tài liệu Luận văn vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)