II. Phần lịch sử Việt Nam:
b. Chủ trương của Đảng
- Đảng xác định kẻ thù chính trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai
- Xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hịa bình.
- Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đơng Dương (3/1938).
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai…
=> Những chủ trương của Đảng trong thời kì 1936-1939 tuy chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình nên đã tạo được một phong trào đấu tranh sôi nổi.
* Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị được những gì cho Cách mạng tháng Tám 1945?
- Trình độ chính trị và cơng tác của cán bộ đảng viên được nâng cao. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và thấm sâu trong nhân dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Quốc tế cộng sản được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng…. Đây là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 4
Thiện chí của Đảng ta được thể hiện bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946.
*Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946:
+Hoàn cảnh:
- Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của ta, thực dân Pháp kí với Chính phủ Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28/2/1946…
- Điều đó đặt cho ta trước sự lựa chọn: một là chống lại Pháp hai là tạm thời hịa hỗn với chúng để nhanh chóng đuổi quân Tưởng về nước tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Trước tình hình đó ta chủ động đàm phán với Pháp, ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
+ Nội dung:
- Chính phủ Pháp cơng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp.
- Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo khơng khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức thức ở Pa-ri.
+ Ý nghĩa:
- Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do…, là cơ sở để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
- Ta đã đẩy được 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai ra khỏi nước, tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta. Tranh thủ thời gian củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến sau này.
- Thể hiện thiện chí hồ bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân ta và nhân dân u chuộng hồ bình trên thế giới.
* Kí Tạm ước 14/9/1946
- Sau khi kí Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ được tổ chức tại Pháp bị thất bại. Mối quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
-> Việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 đã thể hiện rõ thiện chí hồ bình nhân nhượng của ta, đồng thời ta có thêm thời gian để xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài với Pháp.
* Dã tâm xâm lược của thực dân Pháp được thể hiện:
- Trong khi ta thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã kí kết, nhưng thực dân Pháp đã bội ước, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa.
- Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
- Ở Bắc Bộ, ngày 20/11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến cơng ta ở Hải Phịng và Lạng Sơn.
- Ở Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang: đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ tài chính…..
- Trắng trợn hơn, ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm sốt Thủ đơ cho chúng. Nếu u cầu đó khơng được chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
- Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
ĐỀ SỐ 28
Câu 1 : Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các tổ chức nào ?
Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó ?
Câu 2 :
a. Em hãy trình bày về hồn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
b. Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
Câu 3 : Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế Nhật
Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển “ thần kì” đó và bài học rút ra đối với các dân tộc trên thế giới là gì?
Câu 4 :
a. Vì sao hai nguyên thủ quốc gia là Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh "
b. Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh như thế nào?
c. Tại sao nói: hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc. Nhiệm vụ của nước ta hiện nay là gì?
Câu 5 : Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại đối với
đời sống con người ? Con người đã có những giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại ?
Đáp án: Câu 1
* Hoàn cảnh: Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội địi hỏi phải có sự hợp tác
cao hơn và đa dạng với Liên Xô về sự phân công và chuyên mơn hóa trong sản xuất.
* Cơ sở hình thành:
+ Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. + Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
* Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong hai tô chức:
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) - Tổ chức hiệp ước Vác- sa-va
* Sự thành lập và mục tiêu của 2 tô chức
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
+ Sự thành lập: Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô, Anbali, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Rumali, Tiệp Khắc, sau này có thêm các nước cộng hịa dân chủ Đức (1950), cộng hịa nhân dân Mơng Cổ (1962), Cộng hòa Cu Ba (1972), cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).
+ Mục tiêu: Đẩy mạnh sự hợp tác,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va:
+ Sự thành lập: Ngày 14/5/1955, các nước Anbali, Ba Lan, Bun-ga-ri, cộng hịa dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Liên Xơ, Rumili, Tiệp Khắc đã họp tại Vác- sa-va cùng nhau ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dấu sự ra đời của tổ chức hiệp ước Vasava.
+ Mục tiêu: Thành lập liên minh phịng thủ về qn sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hịa bình, an ninh châu Âu và thế giới.
Câu 2