Theo Hepetofauna of Vietnam, 2009 bò sát ở Sơn La có tổng số 69 loài, thuộc 52 giống, 16 họ, 2 bộ [27]. So sánh về sự đa dạng phân loại học bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi với tỉnh Sơn La chúng tôi thấy: số loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi là 18 loài (chiếm 26,08% tổng số loài bò sát ở Sơn La), 12 giống (chiếm 23,08%), 5 họ (chiếm 31,25%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung cho danh sách các loài bò sát của tỉnh Sơn La 2 loài, đó là: Calotes emma – Nhông emma và Hemidactylus platyurus – Thạch sùng đuôi dẹp.
Cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào về bò sát ở khu vực phƣờng Chiềng Cơi, do vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể coi là thống kê ban đầu.
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT Ở PHƢỜNG CHIỀNG CƠI
Trong chƣơng này chúng tôi mô tả những loài có mẫu, những loài quan sát, điều tra chỉ liệt kê tên. Tên khoa học, Synonym, tên Việt Nam, tên tiếng Anh theo Herpetofauna of Vietnam, 2009 [27].
LACCERTILIA – PHÂN BỘ THẰN LẰN
Việt Nam có 9 họ, 34 giống, 94 loài, phường Chiềng Cơi có 3 họ, 4 giống, 6 loài.
AGAMIDAE – HỌ NHÔNG Calotes Cuvier, 1817 – Giống Nhông
Việt Nam có 5 loài, phường Chiềng Cơi có 2 loài.
1. Calotes emma Gray,1845
Calotes ema J. E. Gray, 1845, Catal. Spec. Liz. Brit. Mus., London: 244 Calotes alticritatus K. P. Schmidt, 1925, Amer.Mus. Nov., 175
Tên Việt Nam: Nhông emma.
Tên tiếng Anh: Forest crested Lizard.
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu đực (CC26) thu ở bản Buổn trong tháng 4/2014. Đăc điểm nhận dạng: Kích thƣớc con đực trƣởng thành SVL 78,2 mm (n = 1);
TaL/SVL: 1,63. Đầu hình tam giác, dài hơn rộng và cao (HL 17,6 mm; HW 16,6 mm; HH 12,1 mm; HL/SVL 0,23; HH/SVL 0,15); mõm ngắn (khoảng cách mút mõm đến ổ mắt: 8,1 mm); ổ mắt lớn (EYD 6,8 mm; EYD/HL 0,39) rộng hơn TYD (3,1 mm). Vảy trên đầu không đều, vảy trán lớn hơn vảy đỉnh. Có 1 gai trên ổ mắt, 2 gai trên màng nhĩ. Mào gáy nối liền mào lƣng. Vảy lƣng đều, gờ rõ, xếp thành hàng xuôi về phía sau và hƣớng lên. Vảy cằm, bụng và các chi có gờ rõ, cạnh sau vảy nhọn. Gai ở gáy có 12 gai, các gai trên lƣng ngắn dần về phía sau. Gai trên lƣng không phát triển, trên màng nhĩ có gờ, không có túi hay nếp gấp ở cổ, lỗ mũi không tiếp giáp với 2 hàng vảy môi trên, số vảy môi trên (L/R) 10/10, môi dƣới (L/R) 9/10. Tai hình bầu dục và đƣợc bao bọc bởi các hàng vảy nhỏ, 15 vảy gian ổ mắt, 7 vảy gian mũi. Có 55 vảy quanh thân. Chi trƣớc dài 13,9 mm và có 21 bản mỏng ở ngón tay thứ IV; chi sau dài 60,3 mm
và có 27 bản mỏng ở ngón chân thứ IV. Các vảy ở các ngón xếp đè lên nhau gồm nhiều loại to, nhỏ khác nhau. (Định loại theo Smith, 1935) [30]
.
Màu sắc khi còn sống: Thân xám–nâu, đầu đuôi có màu nhạt hơn lƣng. Trên
lƣng có 10 vằn đen ngang thân và 2 dải sáng chạy dọc 2 bên lƣng. Mặt bụng có màu sáng hơn.
Màu sắc khi bảo quản: Nhìn chung màu sắc thƣờng trùng với màu tự nhiên.
Tuy nhiên trong điều khiện bảo quản trở nên sẫm hơn.
Phân bố:
Ở phường Chiềng Cơi: Bản Buổn.
Ở Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu [27]
.
Trên thế giới: Phía đông Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan,
Campuchia, Malaixia [27]
2. Calotes versicolor (Daudin, 1802)
Agama versicolor F.M.Daudin, 1864, Hist. Nat. Gén. Rept., Paris, 3:395 – 397. Agama tiedmanni H. Kuhl, 1820, Beirr. Zool. Vegl. Anat., I: 109.
Calotes versicolor, A.-M.-C. Duméril. & G. Bibron, 1837, Erpétol. Gén., Paris, 4: 405.
Calotes cristatus Jaqenmont, 1844, Voy. Dans I’ Inde, Zool. Atlas, 2: pl.II. Calotes viridis J. E. Gray, 1846, Ann. Mag. Nat. Hist., I (18): 429
Tên Việt Nam: Nhông xanh
Tên tiếng Anh: Garden fence lizard
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 7 mẫu, trong đó có 5 mẫu cái (CC11, CC12, CC13,
CC14, CC15) thu ở Tiểu khu 4 trong tháng 10/2013, 1 mẫu cái (CC42) thu ở bản Buổn và 1 mẫu đực khác (CC27) thu ở Tiểu khu 4 trong tháng 4/2014.
Đăc điểm nhận dạng: Kích thƣớc con đực trƣởng thành SVL 80,4 mm (n = 1),
ở con cái là 68,4–101,7 mm, (n = 6, TB ± SD: 80,6 ± 13,3); TaL/SVL 2,39– 3,07. Đầu hình tam giác, dài hơn rộng và cao (HL 14,4–20,2 mm; HW 11,9– 17,9 mm; HH 10,5–17,1 mm; HL/SVL 0,19–0,22; HH/SVL 0,14–0,17); mõm ngắn (khoảng cách mút mõm đến ổ mắt từ 9,2–12,5 mm); ổ mắt lớn (EYD 5,2–
6,7 mm; EYD/HL 0,33–0,36) rộng hơn TYD (2,6–3,9 mm). Có gai trên màng nhĩ, không có gai trên ổ mắt. Mào gáy nối liền mào lƣng. Vảy lƣng gờ rõ, cạnh sau vảy nhọn, đều, xếp thành hàng xuôi về phía sau và hƣớng lên. Gai ở gáy có 8–10 gai, các gai trên lƣng ngắn dần về phía sau. Có 36–37 gai trên lƣng, trên màng nhĩ có gờ, không có túi hay nếp gấp ở cổ, lỗ mũi không tiếp giáp với 2 hàng vảy môi trên, số vảy môi trên (L/R): 10–12/10–12, môi dƣới (L/R): 10/10. Tai hình bầu dục và đƣợc bao bọc bởi các hàng vảy nhỏ, 13–19 vảy gian ổ mắt, 5–7 vảy gian mũi. Có 42–48 vảy quanh thân. Chi trƣớc dài 35,2–49,7 mm và có 19–21 bản mỏng ở ngón tay thứ IV, chi sau dài 55–78 mm và có 23–27 bản mỏng ở ngón chân thứ IV. Các vảy ở các ngón xếp đè lên nhau gồm nhiều loại to, nhỏ khác nhau. (Định loại theo Smith, 1935) [30]
.
Màu sắc khi còn sống: Thân xám nhạt hay xám nâu–đỏ, đầu và đuôi có màu
nhạt hơn lƣng, phần lƣng và phần trên của các chi có màu sẫm hơn. Có 6 hay 7 vằn đen chạy ngang thân. Mặt bụng có 1 hàng vảy đen ở giữa chạy dọc từ cổ họng đến hậu môn. Bên cổ có vệt đen lớn, không có nếp da; lƣng, đuôi và các chi có màu xám.
Màu sắc khi bảo quản: Nhìn chung màu sắc thƣờng trùng với màu tự nhiên.
Tuy nhiên trong điều khiện bảo quản trở nên sẫm hơn.
Phân bố:
Ở phường Chiềng Cơi: Khắp KVNC
Ở Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Sơn La
(Co Mạ, Chiềng Hắc, Mƣờng Do), Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Bà Rịa–Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau [27].
Trên Thế giới: Iran, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Nam Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Indonexia [27].
GEKKONIDAE – HỌ TẮC KÈ Gecko Laurenti, 1768 – Giống Tắc kè
3. Gekko gecko (Linnaeus, 1758)
Lacerta gecko C. Linnaeus, 1758, Syst. Nat., Ed. 10, Stockholm, 1: 205 Gecko verticillatus J.N Laurenti, 1768, Syn. Rept.: 44.
Gecko guttatus F. M. Daudin, 1802, Hist.Nat. Rept., 4: 122.
Gecko gecko, E. H. Taylor, 1963, Univ. Kansas Sci. Bill., Lawrence, 44 (14): 799.
Tên Việt Nam: Tắc kè.
Tên tiếng Anh: Tockay, gecko. Phân bố:
Ở phường Chiềng Cơi: Tiểu khu 4
Ở Việt Nam: Khắp khu vực có rừng trên cả nƣớc [27]
.
Thế giới: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái
Lan, Campuchia, Malaixia, Indonexia, Philipin [27].
Hemidactylus Oken, 1817 – Giống Thạch Sùng
Việt Nam có 5 loài, phường Chiềng Cơi có 2 loài
4. Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836
Hemidactylus frenatus H.Schlegel in: A.-M.-C. Duméril & Bibron, 1836, Erpétol .Gén Hist. Nat. Compl. Rept., Paris, 3: 366
Hemidactylus frenatus vittatus A. C. L. G. Gunther, 1874, Zool. Erebus Terror: 17.
Tên Việt Nam: Thạch sùng đuôi sần.
Tên tiếng Anh: Spiny – tailed house gecko.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu, trong đó có 2 mẫu cái (CC18, CC19) thu
trong tháng 11/2013 tại bản Là, 10 mẫu cái khác (CC32, CC33, CC34, CC35, CC36, CC37, CC38, CC39, CC40 còn non, CC41 còn non) thu trong tháng 4/2014 tại bản Buổn.
Đặc điểm nhận dạng: Con cái trƣởng thành, TL 88,5–103,5 mm; SVL 46,2–53
mm, (n = 10; TB ± SD: 49,2 ± 2,6); TaL/SVL 0,67–1,19. Đầu hình tam giác, rộng hơn dài (HL 8,2–9,2 mm; HW 8,4–9,3 mm; HL/SVL 0,17–0,18); mõm ngắn (khoảng cách mút mõm đến ổ mắt là 5,6–6,1 mm); ổ mắt lớn (EYD 2,7–3 mm; EYD/HL 0,32–0,33). Số vảy môi trên (L/R) 9/9, môi dƣới (L/R) 8/8. Chi trƣớc dài 15,1–15,5 mm và có 9 bản mỏng ở ngón tay thứ IV; chi sau dài 18,4–19,9 mm
Màu sắc khi còn sống: Toàn bộ cơ thể màu xám hay xám–nâu. Hai lỗ mắt hình
bầu dục đứng. Đuôi có các gai nhỏ xếp thành vòng tròn xung quanh. Lƣng có những nốt sần nhỏ. Không có riềm da hai bên sƣờn.
Màu sắc của mẫu khi bảo quản: Nhìn chung màu sắc thƣờng trùng cới màu tự
nhiên. Tuy nhiên trong điều kiện bảo quản trở nên sẫm màu hơn.
Phân bố:
Ở Chiềng Cơi: Khắp KVNC. Ở Việt Nam: Khắp đất nƣớc [27]
.
Trên Thế giới: Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Trung Quốc, Đài Loan, Mianma,
Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Philipin, Nhật Bản, Polynesia, Micronesia, Melanesia, Solomon Islands, Somalia, Madagascar, Mauritius, Reunion, Rodrique, Comoro Island, Smoa, New Caledonia [27].
5. Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792).
Hemidactylus garnotii A.-M.-C. Duméril & G. Bibron, 1836. Erpétol. Gén. Hist.
Nat. Compl. Rept., Paris, 3: 368
Tên Tiếng Việt: Thạch sùng đuôi dẹp. Tên Tiếng Anh: Garnot’s house gecko.
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu cái (CC20) thu trong tháng 11/2013 tại bản Là. Đặc điểm nhận dạng: Kích thích con cái trƣởng thành SVL 37,8 mm (n = 1);
TaL 31,5 mm; TaL/SVL 0,5. Đầu rộng, phân biệt với cổ (HL 6,3 mm; HW 6,6mm; HL/SVL 0,16); khoảng cách mút mõm đến ổ mắt là 4,3 mm; ổ mắt lớn (EYD 2,5 mm; EYD/HL 0,4). Số vảy môi trên (L/R) 11/13, môi dƣới (L/R) 10/10. Chi trƣớc dài 13,4 mm và có10bản mỏng ở ngón tay thứ IV; chi sau dài 17,1 mm và có 12bản mỏng ở ngón chân thứ IV. (Định loại theo Smith, 1935) [30]
.
Màu sắc khi còn sống: Toàn bộ cơ thể màu xám. Vảy bụng nhẵn, có bờ tròn, có
nếp da bên thân. Đuôi dẹp, có răng cƣa. Lƣng xám, có nhiều đốm tròn nhỏ, rải rác trên lƣng. Họng và bụng trắng đục.
Màu sắc của mẫu khi bảo quản: Nhìn chung màu sắc thƣờng trùng với màu tự
Phân bố:
Ở phường Chiềng Cơi: Tiểu khu 4.
Ở Việt Nam: Bắc Kạn, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Phƣớc, Ninh Thuận,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa–Vũng Tàu, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau [27]
Trên Thế Giới: Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Nam Trung Quốc, Đài Loan, Mianma,
Lào, Thái Lan, Philipin, Indonexia, New Caledonia, Polynesia, Samoa [27].
SCINCIDAE – HỌ THẰN LẰN
Mabuya Fitzinger, 1826 – Giống Thằn lằn bóng
Việt Nam có 5 loài, phương Chiềng Cơi có 2 loài
6. Eutrpis longicaudata (Hallowell, 1856)
Euprepis longicaudata E. Hallowell, 1856, Proc. Acad. Nat. Sci. Philadelphia, 8: 155 Eumeces siamensis A. C. L. G. Gunther, 1864, Rep. Brit. Ind.:9
Mabuya longicaudata, L. H. Stejneger, 1907, Bull. U. S. Natl. Mus.,
Washington, 58: 214
Eutorpis longicaudata, P. Maufeld, A. Schmithz, W. Bohme, B. Mosof, D. Vrcibradic & C. F. D. Rocha, 2002, Zool. Anz,. 241: 287.
Eutropis longicaudata, A. Teynié, P. David, A. Ohler & K. Luanglath, 2004,
Hamadryad, 29 (I): 40.
Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng đuôi dài. Tên Tiếng Anh: Long – tailed skink.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 3 mẫu, trong đó 1 mẫu cái (CC3) thu trong tháng
9/2013, tại bản Pột, 1 mẫu cái khác còn non (CC43) và 1 mẫu đực (CC44) bị mất đuôi thu trong tháng 5/2014, tại bản Chậu.
Đặc điểm nhận dạng: Kích thƣớc con đực trƣởng thành SVL 85,3 mm (n =
1), mất đuôi, ở con cái là SVL 90,3 mm (n = 1); TaL 209 mm;. Đầu hình tam giác, dài hơn rộng và cao (HL 15,5–16,8 mm; HW 11,4–11,9 mm; HH 10,3– 10,5 mm); 2 vảy trƣớc trán, tiếp xúc nhau ở giữa; vảy trán hẹp dần về phía sau, tiếp xúc với 1 vảy trên ổ mắt phía trƣớc; 4 vảy trên ổ mắt, vảy thứ nhất dài nhất, vảy thứ 2 lớn và rõ nhất; vảy trán – đỉnh tiếp xúc với nhau ở giữa; 2 vảy
đỉnh lớn nhẵn, ngăn cách bởi vảy gian đỉnh ở phía sau; lỗ mũi tròn; hai tấm gian mũi chạm nhau, tấm trán mũi chạm tấm má thứ nhất; 2 vảy má; 7/7 (L/R) vảy môi trên, 7/7 (L/R) vảy môi dƣới; 2 đôi vảy sau cằm, đôi thứ nhất tiếp xúc với nhau ở giữa, đôi thứ 2 cách nhau bởi 2 vảy nhỏ. Tai rõ, không bị che, lỗ tai hình tròn, đƣợc bao quanh bởi các vảy nhỏ. Vảy thân nhẵn, không lớn lắm; 27– 31 hàng vảy quanh thân; 5 vảy trƣớc hậu môn. Chi trƣớc dài 26,5–27,4 mm; 17 bản mỏng dƣới ngón tay thứ IV. Chi sau dài 38–40,3 mm, 19–21 bản mỏng dƣới ngón chân thứ IV. (Định loại theo Smith, 1935) [30]
.
Màu sắc (trong cồn): Lƣng xám, hai bên sƣờn có vệt nâu sẫm kéo dài từ sau
mép tới bẹn; phần bên dƣới của sƣờn và bụng trắng – xanh.
Phân bố:
Ở phường Chiềng Cơi: bản Pột, Tiểu khu 4.
Ở Việt Nam: loài này phân bố ở hầu hết các tỉnh từ Hà Giang đến Cần Thơ [27]
.
Trên thế giới loài này phân bố ở: Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Malaixia,
Campuchia [27].
7. Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)
Scincus multifasciata H. Kuhl, 1820. Beitr. Zool. Vergl. Anat., 1: 26.
Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng hoa.
Tên tiếng Anh: East Indian Brown Mauya, Common Sun Skink, Many – lined
Sun Skink, Many – stried Skink or Golden Skink.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 5 mẫu, trong đó có 3 mẫu cái (CC1, CC2, CC4) thu
vào tháng 9/2013; ở bản Pột, 1 mẫu cái (CC31) thu ở bản Nà Cọ và 1 mẫu con non (CC45) thu trong tháng 5/2014, ở bản Chậu.
Đặc điểm nhận dạng: Kích thƣớc con cái trƣởng thành SVL 85,3–90,3 mm, (n
= 4; TB ± SD: 87,1 ± 2,8); SVL/TL 0,50–0,53; TaL 161–180 mm, (n = 4; TB ± SD: 168 ± 10,4). Vảy trên đầu nhẵn; mõm tù, một phần vảy mõm nhìn thấy đƣợc từ trên đỉnh đầu; 2 vảy trƣớc trán; 4 vảy trên ổ mắt, vảy thứ 2 lớn và rõ nhất; vảy trán – đỉnh tiếp xúc với nhau ở giữa; vảy gian đỉnh bé hơn vảy trán; 2 vảy đỉnh lớn nhẵn, ngăn cách bởi vảy gian đỉnh ở phía sau; có 1 vảy gáy lớn; 1 vảy trƣớc ổ mắt phía dƣới; 2 vảy sau ổ mắt phía trên; 3 vảy sau ổ mắt phía dƣới;
6 vảy dọc mí mắt trên; 7 vảy môi trên, vảy thứ 4, 5 lớn nhất; 3 vảy thái dƣơng đầu tiên, 3 vảy thái dƣơng thứ 2; 7/7 (L/R) vảy môi dƣới, vảy đầu tiên bé nhất; 2 đôi vảy sau cằm, đôi thứ nhất tiếp xúc với nhau ở giữa, đôi thứ 2 cách nhau bởi 1 vảy nhỏ. Vảy thân tƣơng đối đồng đều, xếp theo hình ngói lợp từ trƣớc ra sau; 30 hàng vảy quanh thân; 44–46 hàng vảy dọc sống lƣng, 5 hàng vảy trên lƣng có 3 gờ rõ; vảy bụng nhẵn, 53 hàng; 2–4 vảy trƣớc hậu môn; chi năm ngón phát triển; 15 bản mỏng dƣới ngón tay thứ IV; 20–22 bản mỏng dƣới ngón chân thứ IV. (Định loại theo Smith, 1935) [30].
Màu sắc (trong cồn): đầu và lƣng nâu vàng, lƣng nhạt hơn, có 5 sọc nâu vàng
chạy từ sau vảy đỉnh đến một nửa đuôi; bên sƣờn có những đốm trắng từ sau màng nhĩ tới đuôi; đuôi màu nâu; trên các chi có sọc màu nâu vàng và đốm màu sáng; cằm, cổ họng và bụng màu trắng; gốc dƣới đuôi màu kem nhạt dần và nâu về mút đuôi.
Phân bố:
Ở phường Chiềng Cơi: khắp KVNC.
Ở Việt Nam: loài này phân bố ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam [27]
.
Trên thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mianma, Lào, Thái Lan,
Campuchia, Malaixia, Indonexia, Philipin , New Guinea [27].
SERPENTES – PHÂN BỘ RẮN
Việt Nam có 8 họ, 61 giống, 172 loài, phường Chiềng Cơi có 2 họ, 8 giống, 9 loài
Coelognathus Fitzinger, 1843 – Giống rắn sọc dƣa
Việt Nam có 2 loài, phường Chiềng Cơi có 1 loài
8. Coelognathus radiatus (Boie, 1827).
Tên Việt Nam: Rắn sọc dƣa, rắn săn chuột, hổ ngựa (vùng U Minh), (Kinh),
ngù xà (Hoa)
Tên tiếng Anh: Copperhead Racer, Radiated.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 2 mẫu, trong đó có 1 mẫu cái (CC10) thu trong tháng
10/2013 tại Tiểu khu 4, 1 mẫu cái (CC30) thu trong tháng 4/2014 tại bản Buổn.
(2,5–4,8% so với SVL); TaL 83–263,5 mm (TaL/TL 0,21–0,25); vảy mõm rộng hơn cao (RW 2,7–3,5 mm; RH 1,8–2,3 mm); 2 vảy gian mũi; 2 vảy trƣớc trán; 1 vảy trán lớn, dài hơn khoảng cách từ nó tới mút mõm; 2 vảy đỉnh lớn; 1 vảy má; 1–2 vảy trƣớc mắt; 2 vảy sau mắt; 2 + 2 vảy thái dƣơng. Môi trên 8 vảy, vảy 5–6 tiếp giáp ổ mắt; môi dƣới 9 vảy, có 5 vảy tiếp giáp vảy sau cằm trƣớc; 2 đôi vảy sau cằm, vảy trƣớc ngắn hơn vảy sau; vảy thân: 21–19–17 hàng, có gờ hơi rõ (trừ hàng ngoài cùng sát với bụng); 223 vảy bụng; vảy hậu môn nguyên; 99 vảy dƣới đuôi, kép.
Màu sắc: Đầu nhỏ, thuôn dài, mặt trên đầu nâu xám; lƣng nâu xám, có bốn
đƣờng màu đen chạy từ gáy chạy xuống quá nửa thân, hai đƣờng giữa to, chạy