Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích các công cụ mà ngân hàng nhà nước việt nam sử dụng để điều tiết thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021 (Trang 31 - 33)

2. Đánh giá việc NHNN sử dụng các công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ trong gia

2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng đã tạo cơ hội phát triển kinh tế trong những năm vừa qua, nhưng kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều của quá trình hồi phục hay suy giảm của kinh tế thế giới và những khó khăn chưa từng có do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid - 19. Tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam cũng vì thế mà có những diễn biến phức tạp, địi hỏi Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu giải quyết các vấn đề như: tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất cao, tiền Việt Nam mất giá so với Đô la Mỹ, thâm hụt ngân sách ở mức cao, hiệu quả của đầu tư cơng thấp, nhập siêu ở mức cao, tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra các quyết sách hỗ trợ nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ, kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, một số tác động thiếu tích cực của chính sách cũng được bộc lộ và để lại nhiều hạn chế:

Giai đoạn 2015 – 2019:

 Lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình.

 Nguyên nhân: do sự yếu kém nội tại của nền kinh tế; từ “nhập khẩu lạm phát, từ yếu tố tiền tệ, từ yếu tố phi tiền tệ.

 Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý.

Nguyên nhân: do thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các NHTM, dịch vụ ngân hàng ngồi hoạt động tín dụng chưa được mở rộng và phát triển tốt, tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của các NHTM đa số dưới 20%; đồng thời, cơ chế chính sách và mơi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực và có dư địa để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

 Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nhanh, gây áp lực lớn lên tỷ giá USD/VND trong thời gian tới

Nguyên nhân: Do mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng Việt Nam và ngoại tệ hiện nay là quá lớn đã tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp và ngay cả ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng ngoại tệ. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có xu hướng giảm vì người gửi tiền rút tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, bán và gửi tiết kiệm lại bằng đồng Việt Nam  tạo nên rủi ro thanh toán khoản ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng và gây áp lực rất lớn tới tỷ giá trong thời gian tới.

 Thị trường vàng hoạt động trên phạm vi rộng, chưa được kiểm soát, tiềm ẩn những bất ồn cho nền kinh tế

(ví dụ: Thời điểm cuối tháng 07 vừa qua, khi giá vàng quốc tế lên cao, trong vòng 1 tuần, Việt Nam đã xuất khẩu 5 tấn vàng. Điều này chứng tỏ, kinh doanh vàng vẫn ở phạm vi rộng, khó kiểm sốt, tiềm ẩn nhiều yếu tố đầu cơ...)

 Thị trường liên ngân hàng chưa được tổ chức và tiềm sốt tốt.

Ngun nhân: Khi lạm phát có xu hướng tăng cao, nhưng NHNN vẫn điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành của

NHNN, chỉ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND và ngoại tệ nhằm hạn chế gia tăng tín dụng và hút tiền từ lưu thơng, có thời điểm liều lượng và sự phối hợp đồng bộ các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vẫn chưa được tốt và thống nhất.

 Kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh, hoạt động ngân hàng còn thiếu minh bạch.

Nguyên nhân: Do hành lang pháp lý cho việc sáp nhập, mua bán hoặc cho phá sản những tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém chưa có quy trình và nội dung xử lý thật cụ thể để thực hiện.

 Thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng vốn tài trợ từ hệ thống ngân hàng và hiện nay đang suy giảm mạnh

Ngun nhân: Do thị trường chứng khốn Việt Nam có sự phát triển thiếu bền vững khi dịng vốn vào thị trường chứng khốn lại là nguồn vốn cho vay từ hệ thống ngân hàng những người tham gia thị trường phần đông là những người mua bán đề “lướt sóng”, kiếm lời, hưởng chênh lệch giá, những người tham gia thị trường với chiến lược đầu tư trung, dài hạn và hưởng cổ tức là không nhiều.

Giai đoạn 2020 – 2021:

 Dịch covid – 19 tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ. Do vậy, lạm phát năm 2021 cũng lớn hơn nhiêu so với năm 20220 và rủi ro tài chính cũng khơng nhỏ.

Nguyên nhân: Do trong thời gian tới, áp lực rủi ro lạm phát đến từ cả trong và ngoài nước. Xu hướng lạm phát tăng nhanh trên thế giới khi nhiều quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, nên áp lực điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới nhìn từ tác động bên ngồi vào là rất lớn. Cùng với đó, các nền kinh tế của thế giới dần phục hồi và Việt Nam là nước có độ mở kinh tế lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/tổng sản phẩm nội địa là 200% nên chịu áp lực rủi ro của “lạm phát nhập khẩu”.

 Nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã làm giảm đến q trình phát triển kinh tế.

Nguyên nhân: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay trả nợ ngân hàng, khiến rủi ro nợ xấu phát sinh, gia tăng nếu khó khăn kéo dài và khơng được tháo gỡ kịp thời và để ứng phó với nợ xấu, các ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn khiến năng lực tài chính bị suy giảm và điều này tất yếu ảnh hưởng tới khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của các ngân hàng.

 Tín dụng tăng trưởng chậm, chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi q trình ln chuyển vốn chậm của nền kinh tế.

Nguyên nhân: Một mặt do các ngân hàng thương mại thận trọng cho vay vì thị trường biến động mạnh, mặt khác chính doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh do khó khăn về thị trường, tiêu thụ và ký kết hợp đồng.

 Việc giảm lãi suất cho vay tại Việt Nam không dễ dàng.

Ngun nhân: Vì để kịp thời tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và người dân, ngay trong năm 2020 khi dịch bệnh mới xuất hiện, và với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn lớn song lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng nên giảm lãi suất gây trở ngại cho NHNN.

 Thị trường chứng khoán trong nước phải liên tục điều chỉnh, giảm điểm do việc bán rịng của các nhà đầu tư nước ngồi.

Nguyên nhân: Do các tổ chức tài chính - chi nhánh hoặc cơng ty con đang hoạt động ở Việt Nam rút vốn về nước. Dịch bệnh cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư. Những hoạt động này tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường chứng khốn trong nước gặp nhiều khó khăn.

 Những biến động của lãi suất, giá vàng, đồng Dolla Mỹ... trên các thị trường tiền tệ tăng nhanh, liên tục và khó dự báo.

Nguyên nhân: Do dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu tác động gián tiếp đến TTTC và hoạt động ngân hàng. Điều này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ, gây tác động tiêu cực nhất định đến thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu Phân tích các công cụ mà ngân hàng nhà nước việt nam sử dụng để điều tiết thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021 (Trang 31 - 33)