KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kế toán các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 83 - 86)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa vào kết quả hồi qui ở bảng 4.12, tác giả kiểm định giả thuyết nghiên cứu của chỉ số ROA, ROE đã đƣợc đặt ra ở bảng 3.2

Với “ giả thuyết X1” : Kết quả hồi quy cho thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và ROA nhƣng có mối tƣơng quan âm với ROE với giá trị hồi quy của biến CAPITAL lần lƣợt là 0.10099567 và -0.20054871, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đối với ROA và ROE. Điều này chứng tỏ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA nhƣng đối với ROE lại có tác động ngƣợc chiều. Nhƣ vậy biến CAPITAL có quan hệ cùng chiều với ROA và có quan hệ ngƣợc chiều với ROE, không thể bác bỏ giả thuyết X1 .

Với “giả thuyết X2: Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập COST và ROA, ROE với giá trị hồi qui của biến COST lần lƣợt là -0.02970342, -0.25120846 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này chứng tỏ tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập COST có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA, ROE. Nhƣ vậy không thể bác bỏ giả thuyết X2

Với “giả thuyết X3: Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ dƣ nợ tài khoản cho vay trên tổng tài sản LOAN với ROA và ROE với giá trị hồi qui của biến LOAN lần lƣợt là -0.01381365, -0.12294783 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ROA và 1% đối với ROE. Điều này chứng tỏ tỷ lệ dƣ nợ tài khoản cho vay trên tổng tài sản LOAN có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA, ROE. Nhƣ vậy không thể bác bỏ giả thuyết X3

Với “ giả thuyết X4” : Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ tổng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản và ROA, ROE với giá trị hồi quy của biến DEPOSIT lần lƣợt là -0.00589502, -0.03193785 nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với ROA, ROE. Điều này chứng tỏ tỷ lệ tổng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản khơng có tác động đến lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA, ROE. Nhƣ vậy bác bỏ giả thuyết X4.

Với “giả thuyết X5: Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa LIQUID với ROA, ROE với giá trị hồi qui của biến LIQUID lần lƣợt là -

0.00044285 khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với ROA và -0.07423603 với ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với ROE. Điều này chứng tỏ LIQUID khơng có tác động với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA, nhƣng có tác động ngƣợc chiều với ROE, không thể bác bỏ giả thuyết X5

Với “giả thuyết X6” : Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan dƣơng giữa tổng tài sản và ROA và có mối tƣơng quan âm với ROE với giá trị hồi quy của biến SiZE lần lƣợt là 0.41528511, -1.0130377 với ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ROA nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với ROE. Điều này chứng tỏ tổng tài sản tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA. Nhƣ vậy biến SIZE không tác động đến ROE nhƣng có quan hệ cùng chiều với ROA, khơng thể bác bỏ giả thuyết X6.

Với “giả thuyết X7” : Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay PROVI và ROA, ROE với giá trị hồi quy của biến PROVI là -0.21957566 với mức ý nghĩa thống kê 5% đối với ROA nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với ROE. Điều này chứng tỏ PROVI tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA. Nhƣ vậy biến PROVI không tác động đến ROE nhƣng có quan hệ ngƣợc chiều với ROA, không thể bác bỏ giả thuyết X7.

Với “giả thuyết X8” : Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ NPL và ROA, ROE với giá trị hồi quy của biến NPL lần lƣợt là -0.11437918 đối với ROA với mức ý nghĩa thống kê là 1% và - 0.58785243 đối với ROE với ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ROE. Điều này chứng tỏ NPL tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA, ROE. Nhƣ vậy biến NPL có quan hệ ngƣợc chiều với ROA, ROE không thể bác bỏ giả thuyết X8.

Với “giả thuyết X9: Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa GDP và ROE nhƣng có tƣơng quan dƣơng giữa GDP và ROA với giá trị hồi qui của biến GDP lần lƣợt là -0.24204543, 0.00271793 nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê ở

mức 10% đối với ROA, ROE. Điều này chứng tỏ GDP khơng có tác động với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROA, ROE. Nhƣ vậy bác bỏ giả thuyết X9

Với “ giả thuyết X10”: Kết quả hồi quy cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ lạm phát và ROA, ROE với giá trị hồi quy của biến INF lần lƣợt là - 0.00065695 đối với ROA và -0.17197047 đối với ROE với mức ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ROE. Điều này chứng tỏ INF khơng tác động đến ROA nhƣng có tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận ngân hàng đo lƣờng bằng chỉ số ROE. Nhƣ vậy biến INF có quan hệ ngƣợc chiều với ROE khơng thể bác bỏ giả thuyết X10.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kế toán các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)