MAY MẶC GIA CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ THÁI ANH
3.2.1. Nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư vào nguồn nhân lực
3.2.1.1. Về nguồn lực con người
Lao động luôn là yếu tố rất quan trọng, là một trong bốn yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên nền kinh tế thị trường. Nguồn lực con người được hiểu là tất cả những cá nhân tham gia vào hoạt động bất kì của một cơng ty, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu kế hoạch do tổ chức, cơng ty đó đặt ra.
Nhìn chung, phần lớn các cán bộ công nhân viên trong công ty đều có sự gắn bó, có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc và công ty. Mặc dù vậy, các ban ngành lãnh đạo của doanh nghiệp cần xây dựng chính sách thu hút, quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống tinh thần nhân viên, tạo điều kiện cho họ sáng tạo và phát triển. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần phải luôn trau dồi và nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, quản lý nhằm khai thác tốt nhất các năng lực tiềm ẩn của nhân viên.
+ Phát hiện được những người có năng lực tốt trong cơng việc ngay chính trong nội bộ cơng ty hoặc tuyển dụng từ bên ngồi để phân bổ đúng người đúng năng lực, công việc. Bằng cách như thông qua các cuộc thi đua giữa các đội nhóm, giữa các thành viên trong cơng ty hoặc các cuộc thi bên ngoài.
+ Tạo điều kiện cho các cán bộ xuất nhập khẩu phát triển, trau dồi các kiến thức chuyên ngành liên quan đến XNK, lĩnh vực hải quan, thanh tốn quốc tế.
+ Người quản lý nên có kế hoạch xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Mục đích nhằm nâng cao tay nghề cho lao động để phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Có những chính sách nhằm thu hút, hỗ trợ cho cơng nhân viên để duy trì ổn định nguồn nhân lực của công ty. Quan tâm và động viên kịp thời đến đời sống tinh thần cũng như vật chất mỗi cơng nhân viên. Có thể thơng qua các mức lương, thưởng trong các ngày lễ tết, ma chay hiếu hỉ hay các chuyến du lịch, team building, vui chơi,..
3.2.1.2. Về công tác quản lý, điều hành
Đội ngũ quản lý, điều hành được xem như trụ cột quyết định thành hay bại cho công ty. Một công ty muốn tồn tại và phát triển được thì cơng tác quản lý điều hành phải luôn được chú trọng. Trong nền kinh tế hiện nay, người quản lý nắm một vai trị vơ cùng quan trọng, bởi đây chính là việc quản lý nắm giữ một nguồn tài sản nhất lớn của cơng ty đó chính là con người. Việc quản lý trong cơng ty địi hỏi tài lãnh đạo của người quản lý cần mềm dẻo trong xử lý mọi việc, cần vừa có tính khoa học vừa là nghệ thuật trong quản lý nguồn nhân lực. Phong cách lãnh đạo có tác động khá lớn đến vấn đề tâm lý, sự sáng tạo, cống hiến của công nhân viên. Người quản lý nên là người truyền lửa để tạo cảm hứng, động lực, kích thích tinh thần hăng say làm việc của nhân viên.
Nhìn mặt bằng chung, lực lượng nhân viên trong văn phòng đều đã tốt nghiệp từ cao đẳng và đại học. Để mở rộng quy mơ, tiến xa hơn vào thị trường quốc tế khó tính thì cơng ty ln phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cả quản lý và sản xuất. Kiểm soát tốt thời gian làm việc, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Có thể mở các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn tại công ty hoặc ở các công ty khác trong địa bàn để nâng cao nghiệp vụ, trình độ cơng nhân viên.
3.2.1.3. Cải tiến và đổi mới các trang thiết bị, máy móc
Cơng cụ, máy móc được xem như một trợ thủ đắc lực đối với hoạt động sản xuất. Chúng khơng những góp phần tạo ra sản phẩm mà cịn giúp hồn thành mục đích cuối cùng của những người tham gia sản xuất. Nếu công ty sử dụng những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, không chịu cập nhật, đổi mới cải tiến dẫn đến chất lượng hàng hóa khơng được đảm bảo, khó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về các tiêu chuẩn, mẫu mã, kiểu dáng,.. Thậm chí cịn ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, làm trì trệ các hoạt động khác nếu như có nhiều sản phẩm kém chất lượng, bị lỗi hư hỏng không đảm bảo đơn hàng và tiến độ giao hàng.
Vì vậy, việc đầu tư cải tiến máy móc thiết bị hỗ trợ hoạt động sản xuất là rất cần thiết, ban lãnh đạo cần lưu ý vấn đề này nhiều hơn nữa. Hiện tại, Thái
Anh đã chú trọng đầu tư hơn vào các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ gia cơng hàng may mặc chất lượng cao. Sử dụng công nghệ cao như autocad, các thiết bị máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất, đúng quy trình sản xuất, đạt chuẩn qua các khâu để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, số lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường cơng ty ngày càng mở rộng, nhiều đơn đặt gia cơng với số lượng lớn thì việc ứng dụng và sử dụng công nghệ kĩ thuật trong dây chuyền sản xuất là cần thiết và hợp lý, rút ngắn thời gian gia công và tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các công ty khác. Tuy nhiên, công ty vẫn cần chú ý để bắt kịp những đổi mới của công nghệ như hiện nay.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu
Với sự phát triển của công nghệ cũng như máy móc thì hiển nhiên sẽ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng lên. Việc kế thừa, phát huy và duy trì thị trường truyền thống và phát triển thêm thị trường mới, hiện đại là một trong những giải pháp giúp cơng ty duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống của người lao động, từng bước tạo uy tín và thương hiệu trên nền thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cần phải xây dựng kế hoạch vững chắc, từng bước và đồng bộ tiến hành các biện pháp sau:
- Trước tiên, công ty cần phải tiến hành nghiên cứu các thị trường tiềm năng, đặc biệt là các thị trường là các nước thành viên trong hiệp định FTA mà nước ta đã ký kết thành cơng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tiến hành khảo sát thị trường để tìm hiểu về đặc điểm tiêu thụ hàng dệt may, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ về khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa của mình và đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường nhằm thích ứng được với nó cũng như có những chiến lược mang tính mục tiêu và trọng điểm hơn trong khai thác tối đa từng thị trường.
- Liên minh châu Âu EU là một trong những thị trường lớn và có tầm ảnh hưởng cao. Tuy nhiên, có những luật lệ khắt khe và văn hóa xã hội khác nhau, mặc dù là một thể thống nhất với 27 quốc gia khác nhau (2019). Vì vậy, địi hỏi sự tìm tịi, hiểu biết cũng như nghiên cứu để các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược cụ thể mang tính tồn diện. Trong đó bao gồm những phong tục tập quán, thói quen, văn hóa đời sống của các nước. Từ đó, có những chính sách hợp lý để tiến hành chọn lựa hàng hóa để xuất khẩu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của từng khu vực. Nếu khơng có sự tìm hiểu và nắm bắt kỹ lưỡng thì đây sẽ là khó khăn cũng như thách thức đối với chính doanh nghiệp.
- Mỹ là một trong những thị trường lớn của Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường Mỹ về nhu cầu cũng như yêu cầu của họ liên quan đến vấn đề may mặc. Mỹ là một đất nước với số dân đơng, chính vì vậy sẽ có sự đa dạng về thị hiếu của khách hàng. Đất nước này đặc biệt thích mua sắm và tiêu dùng. Tâm lý của họ là càng mua sắm nhiều, chi tiêu nhiều thì càng kích thích tăng sản xuất, tăng năng lực làm việc tạo thu nhập tốt. Cơ hội cho chúng ta thâm nhập vào đây là do Mỹ không phải là thị trường cao cấp, trái lại là thị trường rất dễ tiêu thụ, bởi sự đa dạng phân khúc khách hàng với nhiều mức tiêu thụ hàng hóa khác nhau. Thị trường này cũng thường xuyên nhập khẩu với số lượng lớn nên dù kinh tế bị suy thối cũng khơng dễ dàng cắt giảm mạnh ngay được. Nắm bắt được các đặc tính của khách hàng là tiền đề để giúp cơng ty dễ dàng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Về hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin. Hiện nay, với sự bùng nổ cách mạng về Internet, các doanh nghiệp đã và đang tận dụng những thế mạnh của công nghệ để khai thác thông tin qua các kênh thơng tin chính thống. Sử dụng các kênh online như báo chí, các hội chợ, triển lãm,... Tuy nhiên, có sự khó khăn trong việc nắm bắt tính kịp thời và một vài nguồn mức độ tin cậy chưa được kiểm định. Do đó, để có thể nắm bắt được một cách nhanh chóng thì cần: quan tâm, mở rộng phát triển mạng lưới thơng tin, chính xác thơng qua việc thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan có thể cung cấp các thơng tin kịp thời như: “Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, các đại sứ quán Việt Nam trên thị trường EU và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam…”
3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh cơng ty trêncả thị trường nội địa và quốc tế cả thị trường nội địa và quốc tế
Công ty cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến bán hàng, tiến hành các hoạt động Marketing, quảng cáo thông qua các kênh truyền thông, internet, báo chí, tạp chí...nhằm mục đích quảng cáo mạnh mẽ sản phẩm của mình tới khách hàng, để ngày càng nhiều người biết đến sản phẩm, biết đến thương hiệu của mình hơn. Hiện tại, cơng ty vẫn chưa có Website riêng nên khách hàng chưa thể biết đến hay tìm hiểu nhiều hơn về cơng ty. Vì vậy, cần phát triển kênh thương mại điện tử, tạo trang Web riêng giới thiệu đầy đủ các thơng tin như lịch sử hình thành, cơ cấu mặt hàng, quy cách kỹ thuật, các thành tựu đạt được, địa chỉ và email liên hệ... Trang Web nên sử dụng song ngữ cả tiếng Việt và tiếng Anh, thiết kế giao diện dễ dùng, thân thiện với người dùng. Từ đó tạo
điều kiện cho khách hàng dễ tiếp cận, tìm hiểu về các sản phẩm, quy trình sản xuất của công ty.
Nên đẩy mạnh việc tham gia hội thảo, hội chợ triển lãm, trưng bày quốc tế, phải có hàng mẫu và gian hàng riêng của mình để nhằm thu hút khách hàng khi họ tham gia. Khi tham dự, công ty nên chọn những loại vải, sản phẩm tiêu thụ tốt trong các dòng sản phẩm của cơng ty. Nếu thuận lợi thì cơng ty có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp khác.
3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm gia công
Chất lượng sản phẩm luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bên đối tác đặt hàng. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định khách hàng như là có ký kết làm ăn lâu dài với cơng ty hay khơng. Ngồi ra, người tiêu dùng ngày càng khó tính, họ khơng chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn quan tâm nhiều hơn đến mẫu mã, phong cách, hình thức. Vì thế, cơng ty muốn phát triển cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm cần quan tâm hơn đến sản phẩm mình như sau:
Công ty cần nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm kể cả hình thức và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong quá trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thì yêu cầu về chất lượng đặt biệt quan trọng, các thị trường lớn ln rất khắt khe và có u cầu khá cao về hàng hóa. Tiếp tục đầu tư mạnh vào máy móc, thiết bị sản xuất mới tiên tiến, hiện đại, đổi mới công nghệ theo hướng tiếp cận công nghệ cao. Đối với các dây chuyền, thiết bị cũ nên tiến hành thanh lý khi khơng cịn khả năng đáp ứng chất lượng và u cầu công việc. Dây chuyền hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng trong nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cơng ty, nó góp phần tạo những sản phẩm đồng nhất và hồn hảo hơn.
Ban lãnh đạo quản lý sát sao quy trình sản xuất để ln đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng hóa. Thường xun kiểm tra q trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm tạo ra luôn đúng theo yêu cầu của kỹ thuật. Điều này góp phần làm hạn chế bớt các sai sót trong sản xuất, tránh lãng phí, hư hại sản phẩm.