Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ những vấn đề cơ bản về công ty tư nhân, hợp danh, liên doanh liên hệ thực tiễn tại việt nam (Trang 25 - 30)

3. Công ty liên doan hở Việt Nam trong những năm qua

3.3. Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Để không bỏ lỡ cơ hội tăng thu hút FDI chất lượng cao, phấn đấu đạt tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp, cần thực hiện các nội dung sau:

 Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những

nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngồi những vấn đề liên quan đến mơi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính cơng khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định…

 Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ

cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại; Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện…

 Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các

mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Cần yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu

23

và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến q trình chuyển giao cơng nghệ.

 Thứ tư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại

hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.

 Thứ năm, kiểm sốt chặt chẽ những dự án đầu tư khơng phù hợp với nhu cầu phát

triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ năng lực về công nghệ (cụ thể là không cấp phép hoặc không cho phép đầu tư ở các khu cơng nghiệp có chất lượng cao, khơng áp dụng các ưu đãi về thuế...).

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn dịch chuyển dịng vốn nước ngồi và những lợi thế về việc sớm ký kết FTA với EU. Dịch bệnh đang diễn ra nhưng đây lại “cơ hội vàng” để Việt Nam bứt tốc thu hút vốn FDI.

Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo: Môi trường kinh doanh lành mạnh; Sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư...

24

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đánh giá thực trạng Việt Nam

- Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%, đây phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất kinh doanh trong quý II/2021 khả quan hơn quý I/2021.

- Trong tháng 3/2021, cả nước có 11.171 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 113 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 72,8 nghìn người, tăng 39% về số doanh nghiệp, giảm 37,1% về vốn đăng ký và tăng 27,8% về số lao động so với tháng 02/2021. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,1 tỷ đồng, giảm 54,8% so với tháng trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. - Trong tháng, cả nước cịn có 4.529 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước; 2.213 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 38,4% và giảm 9,7%; 3.458 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 32,7% và tăng 24,2%; 1.608 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 7,2% và tăng 22,2%. - Tính chung 3 tháng đầu năm 2021, cả nước có 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245,6 nghìn lao động, giảm 1,4% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký và tăng 0,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đạt 15,3 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 525,3 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9,6 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2021 là 973,1 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cịn có

25

14,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 44 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

- Theo khu vực kinh tế, trong 3 tháng đầu năm nay có 472 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2020; 8,1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0,4%; 20,7 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 2,3%. Một số lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng: Kinh doanh bất động sản tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất phân phối điện, nước, gas tăng 16,4%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 12%; khai khoáng tăng 7%; vận tải kho bãi tăng 6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,4%; giáo dục và đào tạo tăng 0,1%. Có 8 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 18%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 13,5%; thông tin và truyền thông giảm 11,8%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác giảm 6,5%; nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 4,1%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 3,5%; xây dựng giảm 3,1%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy giảm 1,9%.

- Cũng trong 3 tháng đầu năm nay, có 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 23,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,3%; 5,2 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,4%, trong đó có 4,7 nghìn doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 27,6%; 49 doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 21%. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, xe máy có 1.946 doanh nghiệp; cơng nghiệp chế biến, chế tạo có 616 doanh nghiệp; xây dựng có 462 doanh nghiệp; khoa

26

học, cơng nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chun mơn khác có 318 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 289 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 254 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 247 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 243 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 181 doanh nghiệp; thơng tin truyền thơng có 164 doanh nghiệp; sản xuất phân phối điện, nước, gas 108 doanh nghiệp. Trung bình mỗi tháng có 13,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

- Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý I/2021, có 55,1% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 49,5% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 33,1% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 27,1% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu; 27% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 26,6% số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 23,9% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao; 21,3% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao; 21,2% số doanh nghiệp cho rằng thiết bị công nghệ lạc hậu.

- Hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao qua những thành cơng đạt được từ cơng cuộc phịng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Đây là cơ hội “vàng” để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an tồn và sẵn sàng đón nhận các dịng vốn chuyển dịch.

- Giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các DN tự kiểm chứng được sức chịu đựng và khả năng thích nghi của mình; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, cải tiến mơ hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững.

27

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ; đem lại cơ hội thị trường mới cho các DN Việt Nam có thể tận dụng. Bên cạnh đó, một số chính sách hội nhập quốc tế mới được ký kết và có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu, hình thành chuỗi giá trị mới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ những vấn đề cơ bản về công ty tư nhân, hợp danh, liên doanh liên hệ thực tiễn tại việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)