Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 36)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

3.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

NHTM Việt Nam bằng hồi quy Tobit

Mơ hình tác giả đưa ra để kiểm định yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động ngân hàng dựa vào nghiên cứu của Lee và Kim (2013) như sau:

Efficiencyit = 0 + 1ASSETit + 2ASSET2it + 3RISKit + 4GOVERNMENTit +

5FOREIGNit + 6GDPGRt + 7GOVERNMENTit x GDPGRt +

8FOREIGNit x GDPGRt + 9M&Ait + it (3.7) Trong đó:

Efficiencyit là hiệu quả hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t; ASSETit đại diện quy mô biểu thị bằng logarit tổng tài sản;

RISKit đại diện rủi ro tín dụng được đo bằng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi;

GOVERNMENTit là biến sở hữu nhà nước, bằng 1 nếu chính phủ hoặc một cơ quan chính phủ là cổ đơng chi phối lớn nhất trong số các cổ đông với một tỷ lệ cổ phần hơn 10% trong ngân hàng i tại thời điểm t, và bằng 0 nếu ngược lại;

24

FOREIGNit là biến sở hữu nước ngoài, bằng 1 nếu kiểm soát quản lý của ngân hàng i thuộc về một quỹ mua lại nước ngoài tại thời điểm t, và bằng 0 nếu ngược lại;

GDPGRt biểu thị tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam tại thời điểm t; M&Ait là biến giả M&A, bằng 1 nếu ngân hàng i tham gia vào một giao dịch M&A tại thời điểm t, và bằng 0 nếu ngược lại;

và it = vi + uit là các sai số, trong đó vi đại diện cho tác động của ngân hàng cụ thể không được quan sát, và uit là sai số riêng.

Phân tích ảnh hưởng cụ thể của các biến độc lập như sau:

Quy mô. Trong hoạt động, ngân hàng thể hiện tính hiệu quả kinh tế theo quy mơ,

các ngân hàng lớn có thể hiệu quả hơn trong việc cải thiện hiệu quả quản lý. Berger và Mester (1997), Hughes và Mester (1998) tìm thấy tính kinh tế theo quy mô trong ngành ngân hàng Mỹ. Trong ngành ngân hàng, kích thước lớn hơn cho thấy khả năng đa dạng hóa được cải thiện như danh mục khoản vay và cơ sở tiền gửi khách hàng, rủi ro ít hơn và do đó tiết kiệm chi phí trong việc quản lý rủi ro và chi phí phát tín hiệu ra bên ngồi (Diamond, 1984). Tất nhiên, một ngân hàng lớn hơn, đa dạng hóa hơn có thể khơng ít rủi ro hơn. Nó có thể nhận nhiều rủi ro hơn làm giảm chất lượng tài sản, chất lượng tài sản giảm đòi hòi nhiều nguồn lực hơn để quản lý rủi ro giá tăng, chi phí tăng thêm cho các nguồn lực này làm giảm tính kinh tế nhờ quy mơ. Do đó, nếu các ngân hàng lớn phản ứng với một chi phí cận biên rủi ro giảm bằng cách nhận và quản lý nhiều rủi ro hơn, họ có thể có hiệu quả khơng đổi hoặc thậm chí giảm bởi những tốn kém từ thêm rủi ro. Drake và Hall (2003) tìm thấy sự phi hiệu quả kinh tế theo quy mô ở các ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, quy mô lớn làm giảm sút hiệu quả hoạt động của ngân hàng do các vấn đề phối hợp trong tổ chức. Ngồi tính kinh tế theo quy mơ, Flamini và cộng sự (2009) sử dụng logarit tổng tài sản và bình phương logarit tổng tài sản đại diện cho quy mơ chơ rằng quy mơ phát tín hiệu về rủi ro của ngân hàng. Chính phủ ít cho phép các ngân hàng lớn sụp đổ, cách tiếp cận rủi ro dự đốn rằng các ngân hàng lớn hơn sẽ địi hỏi lợi nhuận thấp hơn (ví dụ như thơng qua hạ lãi suất tính cho khách hàng vay). Tuy nhiên, nếu các ngân hàng lớn chiếm thị phần trong nước lớn và hoạt động trong một môi trường phi cạnh tranh, lãi suất cho vay có thể vẫn cao (trong khi lãi suất huy động thấp hơn vì chúng được coi là an tồn hơn) do đó có thể hưởng lợi nhuận cao hơn. Các bằng chứng hiện có cũng cho thấy khả năng có một mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động. Để xem xét quan hệ phi

25

tuyến tính, luận văn đưa vào biến đại diện cho quy mô ngân hàng bao gồm tổng tài sản và bình phương tổng tài sản trong kiểm định. Hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam so với các ngân hàng ở các nước trong khu vực và trên thế giới được xếp vào loại vừa và nhỏ. Như vậy, luận văn kỳ vọng hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ được cải thiện nếu quy mơ tăng.

Rủi ro tín dụng. Yếu tố nội bộ tiếp theo được xem xét trong phân tích thực nghiệm

là rủi ro tín dụng. Luận văn sử dụng tỷ lệ cho vay trên tiền gửi để đo lường rủi ro tín dụng. Flamini và cộng sự (2009) lập luận rằng tỷ lệ này cung cấp một thước đo dự báo sự vỡ nợ và suy giảm chất lượng tài sản trong tương lai.

Sở hữu nhà nước. Đặc điểm tiếp theo được xem xét trong mơ hình phân tích các

yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động ngân hàng là cơ cấu sở hữu. Trong thực tế, các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng cơ cấu sở hữu có thể là một yếu tố nội bộ quan trọng ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Quan điểm phát triển cho thấy rằng trong một số quốc gia thể chế kinh tế không phát triển tốt, sở hữu nhà nước đối với các ngành kinh tế chiến lược như ngân hàng là cần thiết để bắt đầu bước nhảy phát triển về tài chính, kinh tế, tăng trưởng. Theo quan điểm chính trị, các chính phủ có được sự kiểm sốt ngân hàng để cung cấp việc làm và đem lại lợi ích cho những người ủng hộ, đóng góp và hối lộ. Sở hữu nhà nước nhiều hơn ở các nước có hệ thống tài chính và các quyền tài sản kém phát triển (La Porta và cộng sự, 2002). Flamini và cộng sự (2009) lập luận các ngân hàng cơng có thể có những mục tiêu khác hơn là lợi nhuận hoặc giá trị tối đa hóa. Short (1979) đưa ra bằng chứng xuyên quốc gia rằng sở hữu nhà nước rõ ràng làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Barth và cộng sự (2004) cũng cho thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước (các ngân hàng có tỉ lệ sở hữu nhà nước từ 50% trở lên) và hiệu quả ngân hàng dựa trên cơ sở dữ liệu bao gồm 107 quốc gia. Sở hữu của nhà nước liên quan đến các chính sách hạn chế hoạt động của ngân hàng, giảm cạnh tranh, rào cản hội nhập tài chính quốc tế như cấm vay nước ngồi và cản trở sự giám sát của khu vực tư. Tuy nhiên, một số kết quả thực nghiệm đặt ra câu hỏi liệu có tồn tại một khoảng cách thực sự có ý nghĩa trong hoạt động của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước (Bourke, 1989; Bonin và cộng sự, 2004; Bhaumik và Dimova, 2004). Molyneux và Thornton (1992) thậm chí cung cấp bằng chứng xuyên quốc gia về mối tương quan dương giữa sở hữu nhà nước và lợi nhuận ngân hàng. Các

26

ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước được xem xét trong mẫu gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank với tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 50%.

Sở hữu nước ngoài. Một dạng khác thu hút nhiều sự chú ý trong các nghiên cứu về

hiệu quả hoạt động của ngân hàng là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện có liên quan đến sở hữu nước ngồi có nhiều mâu thuẫn. Ví dụ, Sturm và Williams (2004) thấy rằng các ngân hàng nước ngồi nhìn chung hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước khi xem xét ở các ngân hàng Úc. Flamini và cộng sự (2009) cho rằng các nước đang phát triển, các ngân hàng nước ngồi có thể có lợi thế về cơng nghệ và hiệu quả. Nếu những lợi thế này bù đắp những bất lợi về thông tin so với các ngân hàng trong nước, khả năng sinh lời có thể cao hơn ở các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là nếu không hoạt động trong một mơi trường cạnh tranh và có thể chuyển những lợi thế này thành lợi nhuận. Ngoài ra, các điều khoản của các khoản vay của họ nhìn chung là ngắn, khơng quá sáu tháng và thường ít hơn một năm để giảm rủi ro thanh toán, sự thận trọng này tăng cơ hội tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, Hasan và Hunter (1996), Mahajan và cộng sự (1996), và Chang và cộng sự (1998) kết luận rằng các ngân hàng nước ngồi có hiệu quả chi phí kém hơn so với các ngân hàng Mỹ trong nước. Demirguc-Kunt và Hui inga (1999) và Claessens và cộng sự (2001) cho rằng tác động của sở hữu nước ngoài sẽ khác nhau tùy theo mức độ phát triển kinh tế của nước chủ nhà. Về lợi nhuận, các ngân hàng nước ngoài sẽ tốt hơn các ngân hàng trong nước ở các nước đang phát triển, nhưng tụt hậu so với các ngân hàng trong nước ở các nước cơng nghiệp hóa. Choi và Hasan (2005) cung cấp bằng chứng về tác động có lợi của sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng của Hàn Quốc, họ thấy có tương quan dương mạnh mẽ về mặt thống kê giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trong việc xác định sở hữu nước ngoài, các tác giả bao gồm tất cả các nhà đầu tư nước ngồi kể cả cổ đơng thiểu số, người khơng kiểm soát quản lý ngân hàng. Nghiên cứu này, theo Lee và Kim (2013), chỉ xem xét các cổ đơng nước ngồi có cổ phần chi phối. Do các ngân hàng nước ngồi khơng cơng bố thơng tin báo cáo tài chính, nghiên cứu chỉ đem vào mơ hình hai ngân hàng liên doanh có cơng bố số liệu kiểm tốn là Indochina và Publicbank.

Chu kỳ kinh tế. Sang yếu tố bên ngồi, nghiên cứu kiểm sốt tác động của biến

động kinh tế vĩ mô trong mơ hình. Chu kỳ kinh tế có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong một cuộc suy thối kinh tế, cho vay ngân hàng có nhiều

27

khả năng chậm lại, chất lượng của các khoản nợ xấu đi và rủi ro vỡ nợ gia tăng do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hng. Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1998) tỡm thy tng quan dương giữa lợi nhuận ngân hàng và chu kỳ kinh doanh. Bikker và Hu (2002) và Flamini và cộng sự (2009) cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ chu kỳ lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng tăng trưởng GDP đại diện cho các hiệu ứng đầu ra theo chu kỳ. Trong mơ hình, tỷ lệ tăng trưởng GDP được xem xét tương tác với biến giả sở hữu để xác định xem độ nhạy của hiệu quả hoạt động ngân hàng theo chu kỳ kinh doanh khác nhau như thế nào tùy thuộc vào cơ cấu sở hữu của chúng.

Sáp nhập và mua lại. Cuối cùng, một biến giả được đưa vào để kiểm soát hiệu ứng

sáp nhập và mua lại. Theo hiểu biết truyền thống, sáp nhập có thể và đã thành cơng trong việc cải thiện tỷ lệ chi phí và hiệu quả chi phí đối với một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học khơng tìm thấy sự cải thiện này, tính trên trung bình, cho dù xét đơn giản khi so sánh tỷ lệ kế toán trước và sau khi sáp nhập, hoặc phức tạp hơn khi các phân tích sử dụng các hàm chi phí biên (Berg, 1992; Berger và Humphrey, 1992b; Rhoades, 1993; Peristiani 1996; DeYoung, 1997b). Mặc dù nhiều vụ sáp nhập đã khá thành cơng trong việc cải thiện chi phí hoạt động, nhiều vụ khác có tỷ lệ chi phí hoặc hiệu quả chi phí giảm, vì vậy tính trên trung bình khơng có cải thiện có ý nghĩa. Tuy nhiên, ngoại lệ có thể xảy ra nếu tồn tại điều kiện tiên quyết đáng tin cậy để nâng cao hiệu quả chi phí. Đầu tiên, một sáp nhập thành cơng nếu mức độ chồng chéo thị trường địa phương cao giữa các đơn vị sáp nhập bởi sáp nhập loại trừ các khoản chi trùng lặp cho các chi nhánh và hoạt động văn phòng. Thứ hai, sáp nhập sẽ thành cơng hơn khi cơng ty mua lại có hiệu quả chi phí cao hơn so với các cơng ty được mua lại, bởi đội ngũ quản lý cấp trên sẽ được nắm quyền kiểm soát và sử dụng khả năng của mình để cải thiện cơng ty kém hiệu quả (Berger và Humphrey, 1992b). Akhavein, Berger và Humphrey (1997) cho thấy hiệu quả lợi nhuận cải thiện đáng kể từ sự sáp nhập của các ngân hàng lớn. Ngân hàng sáp nhập có xu hướng chuyển danh mục của họ từ mua chứng khoán thành các khoản vay, điều này làm tăng hiệu quả lợi nhuận vì các khoản vay tạo ra nhiều giá trị hơn (và rủi ro thường là nhiều hơn) so với mua chứng khoán. Sự thay đổi này xảy ra bởi các ngân hàng sáp nhập có thể đa dạng hóa rủi ro tốt hơn so với quản lý trước đó, cho phép tỷ lệ cho vay/tài sản cao hơn với cùng một số tiền vốn (Benston, Hunter và Wall, 1995; Hughes, Lang, Mester và Moon, 1996). Trong giai đoạn 2011-2016, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm các thương

28

vụ NHTMCP Sài Gòn sáp nhập với NHTMCP Tín Nghĩa và Đệ Nhất năm 2011, LienvietPostBank sáp nhập công ty Tiết kiệm Liên Việt và SHB sáp nhập HBB năm 2012, HDBank sáp nhập Đại Á và Cơng ty Tài chính Việt Société Générale năm 2013, PVcombank là kết quả hợp nhất giữa ngân hàng Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam năm 2013, NHTMCP Xây Dựng là kết quả sáp nhập giữa NHTMCP Đại Tín và Tập đồn Thiên Thanh năm 2013, Maritimebank sáp nhập MDB, Sacombank sáp nhập Phương Nam và BIDV sáp nhập MHB vào năm 2015.

29

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)