Đảm bảo là một đoạn văn hồn chỉnh, có câu mở đoạn, thân đoạn và kết

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA TẶNG (Trang 30 - 35)

đoạn.

- Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ

- Đảm bảo các quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả

- Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, song hành…sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận.

b. Về nội dung

- Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học đang bị mai một bởi một sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internét, thay vì cầm sách người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng. Nhịp sống hiện đại người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn, lướt ý… kiểu “mì ăn liền” nên khơng giúp người ta có khả năng thấu hiểu, cảm thơng…

- Thực tế những tác phẩm văn học có giá trị vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người vì: đem lại những giá trị nhận thức, thẫm mĩ, giáo dục…

- Cần hình thành thói quen thường xun đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở nên thơng minh và tốt tính, trở thành người có khả năng thấu cảm tốt và làm cho văn học thịnh hành hơn.

ĐỀ 17: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho mn lồi, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn vẫn đang sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.

Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học B.F.Skinner kết luận rằng: lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi.

Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy.Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy, các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lịng u thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn ...

1.Hãy chỉ ra thái độ thường có của cha mẹ khi giao tiếp với con cái được nêu trong đoạn trích ?

2. Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình ? 3.Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner ?

4. Em có cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho mn

lồi, trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử: “Người chê ta mà

chê phải là thầy ta” khơng? Vì sao ?

5.Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) bàn về ý kiến được nêu Trong đoạn trích: “Lời khen như tia nắng mặt trời...".

GỢI Ý:

1. Thái độ thường có của cha mẹ khi giao tiếp với con cái được nêutrong đoạn trích là: hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là phê phán, quát mắng và la rầy.

2. Theo tác giả, con cái thực sự cần lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn từ các bậc cha mẹ của mình

3. Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner: "Lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi." . Giúp đoạn văn có sức thuyết phục, có giá trị chứng thực và ý nghĩa hơn.

4. Học sinh có thể có các cách trả lời khác nhau, trình bày và lí giải theo ý kiến riêng nhưng phải đảm bảo được những ý sau:

- Hai ý kiến trên không mâu thuẫn bởi: khen cũng tốt, mà chê cũng là tốt: + Người chê ta mà chê phải là thầy của ta: Dám chê người khác phải là người trung thực, thẳng thắn. Chê vì người đó nhìn thấy khiếm khuyết của ta, cái mà ta khơng nhìn thấy, để nhắc nhở, khuyên bảo, mong ta tiến bộ. => Những người như thế đáng là thầy ta, đáng được ta trân trọng, cảm phục. - Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho mn lồi, trong đó có con người phát triển: Lời khen là cần thiết, là điều nên có trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng cho đi lời khen đề thúc đẩy nhau tiến bộ trong cuộc sống.

5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) bàn về ý kiến đượcnêu Trong đoạn trích: “Lời khen như tia nắng mặt trời...".

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho mn lồi, trong đó có con người phát triển

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của lời khen trong cuộc sống - có trích dẫn "Lời khen như tia nắng mặt trời...".

(Giải thích: Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thẩn của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp; Mặt trời: tỏa ra ánh sáng tươi vui, ấm áp cho vạn vật, mang lại sự sống cho mn lồi)

- Câu nói đã khẳng định vai trị quan trọng của lời khen trong cuộc sống, giúp cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn và nỗ lực nhiều hơn....

- Trong cuộc sống sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình khơng có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. (dẫn chứng) => Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc.

- Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ khơng tiến bộ được, thậm chí cịn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.

- Chúng ta đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng

Đề 18: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Ước làm một hạt phù sa

Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi

Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”

(Lê Cảnh Nhạc - Xin làm hạt phù sa, 2005)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Đoạn thơ trên gợi cho em liên tưởng đến một bài thơ nào đã học

trong chương trình Ngữ văn 9? Nêu tên tác giả bài thơ đó?

Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ có sử dụng trong đoạn thơ trên. GỢI Ý:

1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2 - Nêu được tên một trong hai bài thơ (hoặc cả hai) đã học trong chương trình Ngữ văn 9: Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Mùa xuân

- Nêu chính xác tên tác giả, tác phẩm

3 Gọi tên và chỉ rõ các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ “Ước làm” nhắc lại 4 lần (HS có thể chỉ “ước làm”, “một” hoặc “ước một”

- Liệt kê các hình ảnh “một hạt phù sa”, “tiếng chim ca”, “tia nắng vàng tươi”, “hạt mưa rơi” (Nếu HS chỉ gọi tên mà khơng chỉ rõ thì

cho một nửa số điểm)

Đề 19: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại khơng có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như khơng hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giơng bão cả phía bên trong và bên ngồi của bạn.

Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

(Lư Tơ Vỹ, Con khơng ngốc, con chỉ thơng minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)

Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và cịn thiếu loại

sách nào?

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết

được người khác cần gì”?

Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc “làm thế nào để đối thoại với

chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có

Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao) là lời “đối thoại với chính mình” của Chí Phèo khơng? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” khơng?

Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khng […] Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xơng lên cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà cịn ai nấu cho mà ăn nữa!( Chí Phèo – Ngữ văn 11 Tập 1)

Câu 4: Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị rút ra cho mình thơng

điệp gì? Hãy bình luận ngắn gọn về thơng điệp ấy.

Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

HƯỚNG DẪN CHẤMCâu Nội dung Câu Nội dung

1 Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách dạy con người tương tác và giao

tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại khơng có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình.

2 tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần

gì”. Vì phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân mới đủ sâu sắc hiểu được nhu cầu của

người khác. Khơng hiểu rõ bản thân mình sẽ khó có sự cảm thông để hiểu người khác.

3 - Đoạn văn được trích viết về những lời độc thoại nội tâm, cũng chính là đối thoại với chính mình của Chí Phèo.

- Sau những lời ấy, Chí Phèo bắt đầu tỉnh táo, ý thức sâu sắc về những buồn tủi, cay cực trong cuộc đời mình.

4 HS có thể tự rút ra những thơng điệp phù hợp và bình luận thơng điệp ấy. Sau đây là một số gợi ý:

- Hãy cố gắng hiểu mình sâu sắc để biết thêm yêu bản thân mình và mọi người xung quanh.

khác,....

5 Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình vàhiểu người. hiểu người.

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA TẶNG (Trang 30 - 35)