Nhìn chung pháp luật các nước đều trao cho chấp hành viên những quyền hạn khá lớn để có thể thực thi nhiệm vụ. Ví dụ: ở Inđơnêxia nếu người
bị phạt không chấp hành lệnh thi hành của Tịa án thì thẩm phán sẽ ra lệnh cho Thừa phát lại, với sự trợ giúp của Thư ký Tòa án, hoặc nếu cần, với sự hộ trợ của bộ máy nhà nước, buộc người bị phạt hoặc gia đình người đó phải rời bỏ nhà cửa hoặc vườn tược của mình. Đồng thời, Chánh án Tịa án quận, huyện có thể trao trát (lệnh) cho Thừa phát lại để bắt người phải thi hành án, người bị bắt có thể bị giam giữ trong thời hạn 3 năm.
Thừa phát lại ở Pháp được giao cho việc thi hành án nhân danh pháp luật và theo sự ủy nhiệm đương nhiên của cơ quan quyền lực Nhà nước. Với vị trí này, Thừa phát lại được can thiệp vào bất cứ lúc nào, thời gian nào, theo yêu cầu triệu dụng của người có quyền lợi bị xâm hại được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại là người duy nhất có quyền yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng công quyền.
Đối chiếu với quy định hiện hành của pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam có thể thấy chấp hành viên ở nước ta chưa được pháp luật trao đầy đủ quyền năng để thực thi nhiệm vụ. Qua kinh nghiệm của các nước và xuất phát từ yêu cầu của công tác thi hành án địi hỏi cần có các quy định của pháp luật cho phép chấp hành viên được quyền yêu cầu dẫn giải đương sự trong trường hợp đã triệu tập hợp lệ nhiều lần mà cố tình khơng đến; có quyền yêu cầu bắt giữ trong trường hợp đương sự chống đối, cản trở việc thi hành án; có quyền khám nhà, khám đồ vật trong trường hợp cần thiết...