Hoạt động ứng dụng, mở rộng trang 70 HDTH lớp 5:

Một phần của tài liệu Tuyển tập giải sách giáo khoa tin học lớp 5 (Trang 47 - 51)

Tạo bài trình chiếu có nội dung giới thiệu về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, sau đó chèn đoạn video minh họa cho nội dung trình chiếu.

Trả lời

Em có thể tạo bài trình chiếu theo mẫu sau: Bài trình chiếu về chùa Keo, Thái Bình.

Em tạo một bài trình chiếu với nội dung gồm 6 trang: - Trang thứ nhất:

Tiêu đề: "Chùa Keo, Thái Bình"

Phía dưới ghi "Người soạn: <họ tên của em>" - Trang thứ hai:

Giới thiệu về vị trí địa lí và lịch sử của chùa:

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa có diện tích 58000 km2- nằm ven chân đê sông Hồng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Được xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632, hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa cịn lại 17 cơng trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".

- Trang thứ ba:

Giới thiệu về kiến trúc chùa Keo:

Kiến trúc chính của chùa gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tịa bao gồm chùa Ơng Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chng. Ngồi ra cịn có các khu tăng xá, nhà khách và khu nhà dành cho ban quản lí chùa.

Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chng với mái gác chng có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.

- Trang thứ tư:

Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Khơng Lộ, ngồi phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng.... - Trang thứ năm:

Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của chùa:

Chùa Keo là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình và cũng là một trong số danh thắng có kiến trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước. Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

- Trang cuối:

Nêu cảm nghĩ của em về danh thắng chùa keo.

Lời cảm ơn: Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi bài trình chiếu của em! - Em chèn một đoạn video ngắn về lễ hội chùa Keo vào trang thứ tư của bài trình chiếu:

Bước 1. Em nháy vào thẻ Insert, chọn Movie rồi chọn tiếp Movie from File. Bước 2. Mở thư mục có chứa tệp video về lễ hội chùa Keo và nháy chọn vào tệp video

Bước 3. Em nháy chọn Insert.

Ghi nhớ

- Để chèn đoạn video vào trang chình chiếu, em chọn trong thẻ Insert. - Video là dạng dữ liệu đa phương tiện trong bài trình chiếu.

- Nội dung video giúp các em thể hiện ý tưởng của mình một cách sinh động và thuyết phục hơn.

Bài 4: Chèn ô nhịp và thay đổi thông tin về bản nhạc A. Hoạt động cơ bản trang 125, 126, 127, 128 HDTH lớp 5: Câu 1

Chèn thêm một ô nhịp

Trả lời

Em hãy mở đoạn nhạc TDN số 1 rồi chèn thêm một ô nhịp theo hướng dẫn sau: - Chọn ô nhịp muốn được chèn thêm

- Nháy vào Thêm, chọn Ô nhịp, tiếp tục chọn Chèn một ơ nhịp hoặc nhấn phím phím Insert

- Ô nhịp mới được chèn thêm sẽ xuất hiện ngay trước ở ô nhịp đã được chọn lúc đầu như hình dưới

Câu 2

Chèn thêm nhiều ơ nhịp

Trả lời

Tương tự như cách chèn một ô nhịp ở trên, em hãy thực hiện chèn thêm ba ô nhịp mới theo hướng dẫn sau;

- Chọn Chèn nhiều ô nhịp hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Insert trên bàn phím

Câu 3

Thay đổi tựa đề, tiêu đề, tên nhạc sĩ, . . . của bản nhạc đã tạo

Trả lời

Để thay đổi thông tin tên nhạc sĩ, tựa đề, tiêu đề của bản nhạc, em nháy đúp chuột vào thơng tin đó, thay đổi nội dung hoặc kích thước chữ, loại chữ theo hướng dẫn dưới rồi thực hiện chỉnh sửa

B. Hoạt động thực hành trang 125, 126, 127, 128 HDTH lớp 5: Câu 1 Câu 1

Mở đoạn nhạc TDN số 1, chèn thêm hai ô nhịp và ghi thêm nốt nhạc vào hai ô nhịp mới, chơi thử đoạn nhạc đó.

Trả lời

Em hãy mở đoạn nhạc TDN số 1. - Chọn ô nhịp muốn được chèn thêm

- Nháy vào Thêm, chọn Chèn nhiều ơ nhịp hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +

Insert trên bàn phím

- Nhập số lượng ô nhịp muốn chèn (2) vào rồi nhấn Đồng ý Để nhập nốt nhạc vào khuông nhạc, em làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Nhấn phím N

Bước 2. Nhấn chọn trường độ nốt nhạc trên thanh công cụ

Bước 3. Nhấn chọn Vị trí cao độ nốt nhạc muốn nhập lên khuông nhạc

Bước 4. Lần lượt nháy vào dịng kẻ thích hợp để nhập nốt nhạc đến khi hồn thành bản nhạc, nhấn phím ESC để kết thúc qúa trình nhập nốt nhạc.

Câu 2

Tạo bản nhạc mới hoặc chép một bản nhạc em đã học trong sách Âm nhạc lớp

4 hoặc lớp 5. Soạn tựa đề, tiêu đề, tên nhạc sĩ, . . . của bản nhạc đã tạo. Chơi thử

đoạn nhạc đó.

Trả lời

Em chép lại bản nhạc Múa vui.

- Khởi động MuseScore rồi nháy chuột chọn vào Tạo bản nhạc mới.

- Nhập tựa đề Âm nhạc lớp 4, tiêu đề Múa vui và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, rồi nhấn Tiếp theo

- Chọn bản nhạc rồi nhấn Tiếp theo

- Chọn hóa biểu và nhịp độ, rồi nhấn Tiếp theo

- Tạo Số chỉ nhịp và Số lượng ô nhịp, rồi nhấn Tiếp theo - Để nhập nốt nhạc vào khuông nhạc, em làm theo hướng dẫn sau: Bước 1. Nhấn phím N

Bước 2. Nhấn chọn trường độ nốt nhạc trên thanh cơng cụ

Bước 3. Nhấn chọn Vị trí cao độ nốt nhạc muốn nhập lên khuông nhạc

Bước 4. Lần lượt nháy vào dịng kẻ thích hợp để nhập nốt nhạc đến khi hoàn thành bản nhạc, nhấn phím ESC để kết thúc qúa trình nhập nốt nhạc.

- Để ghi lời bản nhạc, em làm theo hướng dẫn sau: Bước 1. Nhấn chọn nốt nhạc muốn ghi lời

Bước 2. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + L, em sẽ thấy con trỏ xuất hiện bên dưới nốt nhạc đó

Bước 3. Gõ lời cho nốt nhạc đó, rồi nhấn phím Space để chuyển và ghi lời cho nốt nhạc tiếp theo

Bước 4. Nhấn phím ESC để hồn thành hoặc tạm dừng q trình ghi lời cho đoạn nhạc

Một phần của tài liệu Tuyển tập giải sách giáo khoa tin học lớp 5 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)