Vốn đầu tư gián tiếp của tư nhân nước ngồi thơng qua thị trường vốn quốc tế

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN NƯỚC NGỒ

4. Vốn đầu tư gián tiếp của tư nhân nước ngồi thơng qua thị trường vốn quốc tế

quc tế

Trong điều kiện tồn cầu hố nền kinh tế thế giới hiện nay, việc tham gia hoạt động trên thị trường vốn quốc tế thơng qua phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế được nhiều nước thực hiện cĩ hiệu quả. Đối với Việt Nam, do nguồn vốn trong nước cịn hạn hẹp, việc huy động vốn từ nước ngồi dưới hình thức ODA, FDI gặp nhiều khĩ khăn nên chúng ta đã sớm nghĩ đến việc huy động vốn thơng qua phát hành trái phiếu quốc tế và coi đĩ là nguồn vốn cĩ tầm quan trọng và lâu dài. Nghị định 23/CP của Chính phủ ngày 23/03/1995 về việc phát hành trái phiếu quốc tế đã quy định trái phiếu quốc tế bao gồm 3 loại: trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng thương mại quốc doanh và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước. Điều kiện để doanh nghiệp, ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành trái phiếu quốc tế theo Nghị định này gồm:

• Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

• Hoạt động sản xuất kinh doanh cĩ lãi liên tiếp trong 3 năm trước khi phát hành trái phiếu, tình hình tài chính lành mạnh, và cĩ triển vọng phát triển, khơng vi phạm pháp luật và kỷ luật tài chính, cĩ chứng nhận của Cơng ty kiểm tốn độc lập.

• Dự án đầu tư cĩ hiệu quả được cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt.

• Phương án phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, trên trực tế chưa cĩ doanh nghiệp Việt Nam nào phát hành trái phiếu quốc tế. Điều này là do bên Việt Nam cĩ định mức tín nhiệm rất thấp trên thị trường vốn quốc tế (Nhà nước Việt Nam được đánh giá định mức tín nhiệm ở mức B1 theo Moddy’s và mức CCC theo Standart & Poor). Do đĩ, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam muốn phát hành trái phiếu ra thị trường Eurobond hoặc thị trường Yankee bond thì sẽ phải chịu mức lãi suất cao, cộng thêm các chi phí phát hành khác thì tổng mức chi phí sẽ là rất cao (theo tính tốn của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế thì lãi suất thấp nhất cũng khoảng 10%/năm. Trong khi đĩ, lãi suất huy động USD trong nước cùng thời điểm cũng chỉ khoảng 6,5%/năm. Điều này đã hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.

Đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, Việt Nam cĩ các điều kiện thuận lợi như : ổn định về chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá cao, lạm phát đã được kiềm chế. Ngay từ đầu những năm 1990 Bộ Tài chính đã xúc tiến việc nghiên cứu xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế (đã cĩ đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngồi vào năm 1995 với khối lượng từ 100 đến 150 triệu USD). Tuy nhiên, do những trở ngại về vấn đề nợ Chính phủ (việc đàm phán nợ tại Câu lạc bộ LonDon chưa dứt điểm), và do thời điểm chưa thuận lợi (theo các chuyên gia quốc tế, hiện tại Việt Nam khơng nên phát hành trái phiếu quốc tế mà nên triệt để sử dụng vốn vay ưu đãi

ODA, hạn chế vay thương mại, giảm bớt gánh nặng trả nợ nước ngồi), việc phát hành trái phiếu quốc tế tạm thời chưa thực hiện được. Về lâu dài, khi điều kiện thuận lợi, chắc chắn Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường vốn quốc tế, vì đây là nguồn vốn dồi dào và ít bị ràng buộc hơn rất nhiều so với các khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi và các khoản vay ODA.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)