Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 136)

3.2 .Nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

4.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Để thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao cần phải tuân thủ đúng theo các văn bản pháp luật, quy định hướng dẫn thực hiện đã được cơ quan nhà nước ban hành. Do đó, các giải pháp đề xuất phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Có thể kể đến các văn bản như: thông tư hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội được ban hành bởi Bộ lao động - thương binh và xã hội năm 2020; Quyết định ban hành chương trình phát triển cơng tác xã hội 2021-2030 của Thủ tướng chính phủ; Quyết định phê duyệt chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.

4.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các giải pháp đưa ra vừa đảm bảo tính cách mạng và tính kế thừa. Tính kế thừa của giải pháp nâng cao dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi thể hiện:

- Kế thừa kinh nghiệm triển khai dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi trên thế giới. - Kế thừa kinh nghiệm của các nhà quản lý trong triển khai dịch vụ công tác xã hội tại

các cơ sở trợ giúp xã hội trong giai đoạn phát triển.

- Kế thừa tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy nghề cơng tác xã hội nói chung và dịch vụ cơng tác xã hội nói riêng.

4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống các giải pháp phải đảm bảo tính hệ thống, thể hiện:

- Hệ thống các giải pháp đề xuất luôn phải đảm bảo tạo thành chỉnh thể thống nhất.

- Hệ thống các giải pháp có thể áp dụng thực hiện đồng bộ trong hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội.

- Các giải pháp nâng cao dịch vụ công tác xã hội phải được đặt tương quan, quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ khác đang triển khai tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

128

Các giải pháp đưa ra phải có khả năng thực hiện ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Các điều kiện về tài chính của cơ sở trợ giúp xã hội, ngân sách của chính quyền quản lý trực tiếp và mơ hình nhà nước hay tư nhân đều có khả năng đáp ứng để thực hiện. Các giải pháp đưa ra phải được đặt trong mối quan hệ xã hội, hài hịa với lợi ích của nhà nước và nhân dân, cá nhân và tập thể.

Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi phải đảm bảo phát huy được vai trị của người làm cơng tác xã hội tại trung tâm và nâng cao được chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Để đảm bảo tính thực tiễn và tính hiệu quả, khi đề xuất biện pháp cần lưu ý:

- Phù hợp về điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong q trình đơ thị hóa nhanh và thay đổi thành phần kinh tế, xã hội.

- Phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ quản lý cơ sở trợ giúp xã hội và trình độ chuyên môn của cán bộ công tác xã hội tại trung tâm.

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay.

- Phù hợp với chính sách, pháp luật về người cao tuổi, về ngành công tác xã hội.

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ công tác xã hội cho ngƣời cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội

4.2.1. Giải pháp 1: Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho việc thực hiện các dịch vụ

công tác xã hội đối với ngƣời cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Cơ sở vật chất là một yếu tố quyết định cho chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Khi các cơ sở trợ giúp xã hội tăng cường cơ sở vật chất thì việc thực hiện các dịch vụ cơng tác xã hội đối với người cao tuổi thuận lợi, đảm bảo hiệu quả và chất lượng tốt.

4.2.1.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện

Kết quả khảo sát cho thấy cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội được khảo sát còn hạn chế, nhất là các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và các cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân. Người cao tuổi tại các trung tâm tư nhân cũng khơng đánh giá cao và khơng có sự hài lịng với điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở họ ở, họ cũng cho rằng, kinh phí họ nộp so với cơ sở vật chất họ được thụ hưởng chưa thỏa đáng.

129

Các cơ sở trợ giúp xã hội cơng lập có khn viên và khơng gian khá rộng rãi, nhưng điều kiện ăn ở cho người cao tuổi lại cịn nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư cịn hạn chế. Một số hạng mục nhà ở đã xuống cấp.

Các cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân có khơng gian khá khiêm tốn (do giá trị đất đai quá cao), không gian để cho người cao tuổi đi dạo khá hạn hẹp, hầu như các trung tâm này khơng có khơng gian cho người cao tuổi chơi thể thao, tập thể dục. Các phòng ở tuy các trang thiết bị có tốt hơn các cơ sở trợ giúp xã hội công lập (do người cao tuổi phải trả tiền hàng tháng từ 10 – 15 triệu đồng), nhưng cũng khá chật hẹp.

Để tăng cường cơ sở vật chất cho việc thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thì các cơ sở trợ giúp xã hội cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Đầu tư cho nhà ăn của cơ sở trợ giúp xã hội để có nhà ăn khang trang, sạch sẽ, vệ sinh. Việc tổ chức nấu ăn cho người cao tuổi cần được quan tâm về chất lượng bữa ăn từ thực phẩm đến cách chế biến để các món ăn phù hợp với khẩu vị và điều kiện sức khỏe của người cao tuổi.

-Các cơ sở trợ giúp xã hội, nhân viên công tác xã hội cần huy động nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa để có thêm được nguồn kinh phí của các doanh nghiệp, cá nhân nhằm bổ sung thêm cho khẩu phần ăn của người cao tuổi và nâng cao chất lượng bữa ăn.

Các cơ sở trợ giúp xã hội nên có phịng tập thể dục với các dụng cụ tập phù hợp để người cao tuổi có điều kiện về sức khỏe và nhu cầu tập luyện hàng ngày. Các cơ sở trợ giúp xã hội cần tạo không gian cần thiết hoặc cải tạo không gian với cây xanh, cây cảnh có tính thẩm mỹ để người cao tuổi đi dạo, nghỉ ngơi tạo sự thư giãn. Khi sức khỏe thể chất của người cao tuổi tăng lên thì sức khỏe tâm thần được cải thiện. Người cao tuổi cảm thấy yên tâm hơn, vui hơn và hạnh phúc hơn.

Các cơ sở trợ giúp xã hội nên có phịng nên có phục hồi chức năng. Phịng này là nơi tiến hành các hoạt động trị liệu cho người cao tuổi đẻ giảm mệt mỏi về thể chất.Việc phục hồi chức năng cho người cao tuổi cần được những nhân viên y tế có tay nghề thực hiện. Đối với người cao tuổi việc phục hồi chức năng cũng cần thiết như cơm ăn nước uống.

Dịch vụ giáo dục – truyền thông và tham vấn tâm lý cho người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội đã được thực hiện, song hiệu quả chưa thật tốt. Một trong những

130

nguyên nhân của thực trạng này là cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ giáo dục – truyền thông và tham vấn tâm lý cho người cao tuổi còn hạn chế. Để thực hiện tốt dịch vụ giáo dục – truyền thông và tham vấn tâm lý cho người cao tuổi thì các cơ sở trợ giúp xã hội cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Các cơ sở trợ giúp xã hội cần có một phịng để tổ chức giáo dục – truyền thông cho người cao tuổi. Phịng này có thể là phịng sinh hoạt tập thể của trung tâm, cũng có thể là một phịng riêng biệt tùy thuộc vào khả năng của trung tâm. Phòng để tổ chức giáo dục – truyền thông cho người cao tuổi cần được đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật như máy chiếu, máy tính, loa đài, hệ thống âm thanh, chiếu sáng và đảm bảo nhiệt độ tốt. Phịng phải có đủ ghế ngồi cho người cao tuổi.

Các cơ sở trợ giúp xã hội cần có một phịng để tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý cho người cao tuổi. Phịng tham vấn tâm lý có hai loại: Phịng tham vấn tâm lý cá nhân và phòng tham vấn tâm lý nhóm. Các phịng này phải sạch sẽ, thống mát và không bị ảnh hưởng bởi bên ngồi. Trong phịng phải có bàn ghế, có trang trí một số bức tranh hay đố vật tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu cho người cao tuổi và chuyên viên tham vấn.

4.2.1.3. Điều kiện bảo đảm cho giải pháp thực hiện

- Điều kiện tài chính, nguồn kinh phí trong việc thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất cho dịch vụ công tác xã hội.

4.2.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng n ng cao năng lực, phát triển đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội

4.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Để các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các cơ sở trợ giúp xã hội có hiệu quả và chất lượng, bên cạnh các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, thì yếu tố nhân lực là yếu tố quyết định. Năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội cần thường xuyên được bồi dưỡng, phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người cao tuổi.

Cơ quan quản lí nhà nước về công tác xã hội chỉ đạo các cơ sở trợ giúp xã hội chú trọng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội nhằm khắc phục những bất cập về cả số lượng và chất lượng đội ngũ tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay.

131

4.2.2.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện

Cơ sở trợ giúp xã hội cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội của trung tâm mình, trên cơ sở xác định đúng những kiến thức, kỹ năng mà nhân viên công tác xã hội cần hoàn thiện, phát triển.

Để làm tốt vấn đề này, các cơ sở trợ giúp xã hội cần làm rõ và nắm chắc những nội dung như: tiêu chuẩn của đội ngũ công tác xã hội; mục tiêu; yêu cầu phát triển của cơ sở trợ giúp xã hội trong tương lai; u cầu về trình độ; chun mơn đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo chuẩn chức danh nghề nghiệp; thực trạng của chất lượng đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Bao gồm:

+ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Bên cạnh những nội dung cơ bản về chuẩn chức danh nghề nghiệp, các cơ sở trợ giúp xã hội cần bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng làm việc với người cao tuổi như: kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tham vấn, tư vấn...

+ Về hình thức đào tạo và bồi dưỡng: Có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau như tham gia hội thảo chuyên đề công tác xã hội; bồi dưỡng trực tuyến; mở các lớp bồi dưỡng do trung tâm hoặc đề nghị cấp trên tổ chức; cử đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn; tự bồi dưỡng của nhân viên công tác xã hội thơng qua nghiên cứu tài liệu có sự hướng dẫn, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các tổ nghiệp vụ nhằm trao đổi nội dung, các vấn đề khó khăn, phức tạp, vấn đề mới... mà người cao tuổi đang gặp phải

+ Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng

Xây dựng tốt chính sách đãi ngộ cho việc đào tạo, bồi dưỡng trong việc tự học, tự nghiên cứu cũng như tạo điều kiện về mặt thời gian; hỗ trợ tài chính cho việc đi học, nghiên cứu đề tài, chun đề, sáng kiến..

Có cơ chế, chính sách phù hợp trong việc thu hút chuyên gia giỏi làm công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên cơng tác xã hội. Đồng thời có chính sách đãi ngộ tốt

132

với đội ngũ nhân viên cơng tác xã hội có năng lực giởi làm nịng cốt trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm.

4.2.2.3. Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện

- Sở lao động – thương binh và xã hội ra các văn bản chỉ đạo về công tác bồi dưỡng nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội

- Lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội tự ý thức được việc bồi dưỡng, đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội là sự sống còn trong việc phát triển của trung tâm.

- Điều kiện tài chính, nguồn kinh phí đào tạo trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội.

- Cục bảo trợ xã hội thực hiện chế độ bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, khen thưởng… bình đẳng giữa trung tâm nhà nước và trung tâm tư nhân.

- Các trung tâm xây dựng tiêu chí, chuẩn đánh giá, cơng khai đánh giá, xếp loại cán bộ, nhân viên công tác xã hội.

4.2.3. Giải pháp 3: Đào tạo nâng cao năng lực quản lý công tác xã hội

4.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý công tác xã hội cho cán bộ là giải pháp tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Biện pháp này có tác động tích cực đến việc gia tăng trình độ chun mơn và kỹ năng làm việc với người cao tuổi cho cán bộ quản lý như kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát. Khi được đào tạo, kiến thức và kỹ năng của nhân viên và quản lý sẽ được củng cố vững vàng hơn về mặt lý thuyết khoa học và sáng tạo, linh hoạt trong các phương pháp hoạt động thực tiễn.

4.2.3.2. Nội dung giải pháp và cách thực hiện

Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý là yêu cầu thường xuyên và tất yếu để nhà quản lý có thể làm việc chuyên nghiệp hơn. Cán bộ quản lý và nhân viên cần được học các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng dưới sự hướng dẫn của các chun gia có trình độ chun mơn cao và có bề dày kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Việc chăm sóc người cao tuổi là một cơng việc mang tính đặc thù, người chăm sóc người cao tuổi cần có kiến thức về người cao tuổi đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, tình trạng sức khỏe,… cán bộ

133

quản lý muốn làm việc được với người cao tuổi phải có kiến thức về cơng tác xã hội với người cao tuổi, kỹ năng công tác xã hội khi làm việc với người cao tuổi, kỹ năng quản lý hoạt động.

Việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cần được triển khai để các cán bộ tại trung tâm có đủ khả năng hồn thành cơng việc một cách hiệu quả. Đào tạo phải có kế hoạch, có thời gian, địa điểm, có nội dung, có chương trình cụ thể có cơ sở khoa học. Có sự hướng dẫn, sắp xếp khoa học và đội ngũ giảng viên uy tín để truyền đạt nhiều kinh nghiệm đến người học. Phương pháp đào tạo đa dạng, phong phú về hình thức, linh hoạt về mặt nội dung.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay (Trang 136)