Giao diện phần mềm Crossplot và cách sử dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình xác định các thông số của tầng chứa dầu khí bằng phương pháp biểu đồ crossplot (Trang 68 - 100)

Khi khởi động phần mềm Crossplot sẽ có giao diện như trong Hình 3.7. Muốn chọn phương pháp nào để xử lý ta kích chuột chọn vào biểu tượng của phương pháp đó.

Phương pháp “biểu đồ cắt P” : khi ta kích biểu tượng của phương pháp

“biểu đồ cắt P” sẽ xuất hiện giao diện như Hình 3.8.

Nếu chúng ta có sẵn file số liệu cần xử lý thì ta sẽ kích chọn vào option

“THUC HIEN” để chạy chương trình, khi kích vào option này sẽ xuất hiện của sổ

như trong Hình 3.9. Bên trái cửa sổ có option “NHAP FILE SO LIEU” dùng để

nhập file số liệu xây dựng đường Sw = 100%. Sau khi có được đường Sw = 100%, nếu ta phân tích bằng tay các điểm số liệu thì ta nhập trực tiếp các thông số của

điểm cần phân tích vào phần “NHAP CAC THONG SO” bên phải cửa sổ và kích

vào option “HIEN THI” thì các điểm số liệu sẽ được hiển thị trên đồ thị. Để tính toán các điểm số liệu này ta kích vào option “TINH”, con trỏ sẽ xuất hiện, dùng con trỏ kích vào điểm số liệu cần tính, kết quả sẽ được hiển thị bên trái cửa sổ. Để tính toán các điểm số liệu trong file có sẵn ta kích vào option “FILE SO LIEU TINH”,

các điểm số liệu trong file sẽđược hiển thị trên đồ thị, nếu muốn lưu lại kết quả ta

Khi chúng ta không có file số liệu mà chỉ có các đường Logs, ta sẽ chọn

option “SO HOA” để lấy số liệu từ các đường Logs. Khi kích vào option “SO HOA”

sẽ xuất hiện cửa sổ như trong Hình 3.10. Sau khi nhập đầy đủ các thông số cần thiết cho quá trình số hóa ta kích vào option “Chon toa do” để tiến hành số hóa, cửa sổ

số hóa xuất hiện như trong Hình 3.11.

Trong cửa sổ số hóa ta chọn 3 điểm khống chế tọa độ, là 3 điểm “tròn” màu xanh như trên Hình 3.11. Các điểm “chữ thập” màu đỏ là điểm số liệu, còn các điểm “chữ thập” màu xanh là các điểm thể hiện độ sâu của các điểm số liệu đã số hóa trong đường Log thứ nhất, các điểm này dùng để số hóa đường Log thứ hai đảm bảo các điểm số liệu số hóa cùng một độ sâu.

Phương pháp “biểu đồ cắt H” : khi ta kích biểu tượng của phương pháp

“biểu đồ cắt H” sẽ xuất hiện giao diện như Hình 3.12.

Tương rự như phương pháp “biểu đồ cắt P” nếu chúng ta có sẵn file số liệu cần xử lý thì ta sẽ kích chọn vào option “THUC HIEN” để chạy chương trình, khi kích vào option này sẽ xuất hiện của sổ như trong Hình 3.13.

Tùy vào đặc điểm thạch học của lớp địa chất cần phân tích mà ta chọn option

“SANDSTONES” hoc “CARBONATES”, giao diện của 2 option này như trong Hình 3.14 và Hình 3.15. Bên trái cửa sổ có option “NHAP FILE SO LIEU” dùng để

nhập file số liệu xây dựng đường Sw = 100%. Để xây dựng đường Sw = 100% ta dùng 2 thanh trượt bên dưới option “NHAP FILE SO LIEU”. Sau khi có được

đường Sw = 100%, nếu ta phân tích bằng tay các điểm số liệu thì ta nhập trực tiếp các thông số của điểm cần phân tích vào phần “NHAP CAC THONG SO” bên dưới 2 thanh trượt và kích vào option “HIEN THI” thì các điểm số liệu sẽđược hiển thị

trên đồ thị.

Để tính toán các điểm số liệu này ta kích vào option “TINH”, con trỏ sẽ xuất hiện, dùng con trỏ kích vào điểm số liệu cần tính, kết quả sẽđược hiển thị bên phải cửa sổ. Tính toán các điểm số liệu trong file có sẵn ta kích vào option “FILE SO

LIEU TINH”, các điểm số liệu trong file sẽđược hiển thị trên đồ thị, nếu muốn lưu lại kết quả ta kích vào option “LUU KET QUA”.

Cũng tương rự như phương pháp “biểu đồ cắt P” nếu chúng ta không có file số liệu mà chỉ có các đường Logs, ta sẽ chọn option “SO HOA” để lấy số liệu từ

các đường Logs, cách sử dụng option này tương tư như phương pháp “biểu đồ cắt P”.

Phương pháp “biểu đồ M - N” : khi ta kích biểu tượng của phương pháp

“biểu đồ M - N” sẽ xuất hiện giao diện như Hình 3.16. Tùy vào đối tượng cần phân tích mà ta chọn các options trên cửa sổ Hình 3.16. Hình 3.17 và Hình 3.18 là giao diện chính của phương pháp “biểu đồ M - N” cho từng đối tượng. Để xác định xem các điểm số liệu có đặc tính thạch học như thế nào ta nhập các thông số của chúng vào các ô nhập thông số bên trái và kích vào option “HIEN THI” thì các điểm số

liệu sẽđược hiển thị lên trên đồ thị. Dựa vào vị trí của chúng xuất hiện trên đồ thị

chúng ta có thể kết luận được đặc tính thạch học của chúng. Nếu ta có file số liệu cần phân tích thì ta chọn option “FILE SO LIEU TINH” để hiển thị chúng lên đồ

thị.

CHƯƠNG 4

NG DNG CHƯƠNG TRÌNH CROSSPLOT XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG S VA CA CÁC TNG CHA CU TO X

BN TRŨNG CU LONG 4.1. Đặc điểm địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long 4.1.1. Vị trí địa lý

Bồn trũng Cửu Long chủ yếu nằm ở thềm lục địa Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long, có tọa độ 9o – 11o vĩ Bắc, 106o30’ – 109o kinh Đông, diện tích khoảng 56000 km2, chạy dài 400 km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (Hình 4.1).

4.1.2. Các thành tạo địa chất bồn trũng Cửu Long

Đặc điểm địa tầng của bồn trũng Cửu Long gồm các trầm tích Kainozoi và

đá móng trước Kainozoi :

Móng trước Kainozoi

Ở Bồn Trũng Cửu Long cho đến nay đã khoan hàng trăm giếng khoan sâu vào móng trước Kainozoi tại nhiều vị trí khác nhau trên khắp bồn trũng. Kết quả

nghiên cứu thạch học cho thấy đá móng bồn trũng Cửu Long được cấu tạo bởi các

đá xâm nhập bao gồm granit, granodiorit, diorit và gabrodiorit. Ngoài ra, cũng có các đá phun trào và trầm tích biến chất tham gia vào việc thành tạo khối móng. Như

vậy, đá móng bồn trũng Cửu Long chủ yếu là các đá xâm nhập sâu thuộc nhóm đá granitoid được thành tạo bởi nhiều pha khác nhau, có tuổi và thành phần khác nhau, như diorit thuộc phức hệ Hòn Khoai tuổi Trias muộn (khoảng 195 đến 250 triệu năm), granodiorit thuộc phức hệ Định Quán tuổi Jura (khoảng 130 đến 155 triệu năm) và granit 2 mica, biotit thuộc phức hệ Cà Ná Jura muộn (khoảng 90 đến 100 triệu năm).

Các thành tạo trầm tích trong Kainozoi

Nằm bất chỉnh hợp trên mặt đá móng kết tinh bào mòn và phong hóa là thành tạo Kainozoi hoặc núi lửa. Các thành tạo trầm tích trong Kainozoi gồm :

- Hệ Paleogen – Thống Eocen – Hệ tầng Cà Cối ( E2 cc)

- Hệ Paleogen – Thống Oligoxen dưới – Hệ tầng Trà Cú (E21tc)

- Hệ Paleogen – Thống Oligoxen trên – Hệ tầng Trà Tân ( E33tt) - Hệ Neogen – Phụ thống Mioxen hạ – Hệ tầng Bạch Hổ (N11 bh) - Hệ Neogen – Phụ thống Mioxen trung – Hệ tầng Côn Sơn (N12cs) - Hệ Neogen – Phụ thống Mioxen thượng – Hệ tầng Đồng Nai (N13đn) - Hệ Neogen – Thống Plioxen – Đệ Tứ - Hệ tầng Biển Đông (N2 – Qbđ)

4.1.3. Đặc điểm địa chất dầu khí của cấu tạo X bồn trũng Cửu Long

Cấu tạo X nằm ở lô 01/97 ngoài khơi Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu 160 km về phía Đông, cách thành phố Phan Thiết 70 km về phía Tây Nam. Về mặt

địa chất thì cấu tạo X thuộc lô 01/97 nằm ở khối nhô Sư Tử Nâu/Hổ Xám, cách mỏ

Sư Tử Đen khoảng 25 km về phía Tây Bắc và cách về phía Bắc mỏ Diamond khoảng 11 km (Hình 4.2).

Địa tầng của cấu tạo X (Hình 4.3) theo thứ tự từ đối tượng cổ cho đến đối tượng trẻ gồm :

Móng có tuổi trước Đệ Tam (độ sâu 5228 mBRT cho đến 3559 mBRT)

Phần trên cùng của móng bắt đầu từđộ sâu 3695 mBRT cho tới 3559 mBRT có thành phần là đá trầm tích, chủ yếu là cát kết và bột kết. Chúng bị greisen hóa ở

lớp trên (3601 mBRT – 3610 mBRT), còn ở phần dưới của lớp này (3659 mBRT – 3610 mBRT) chúng bị cả greisen hóa và hornfel hóa. Sản phẩm của quá trình greisen hóa là một loạt các khoáng vật mới được hình thành như là thạch anh, muscovite, sericit. Đây là sản phẩm của quá trình biến chất tiếp xúc giữa thể magma xâm nhập từ dưới đi lên tiếp xúc với lớp đá trầm tích.

Móng có độ sâu từ 5228 mBRT đến 3695 mBRT : Thành phần thạch học của móng chủ yếu là granite biotite bị phong hóa từ mạnh đến trung bình. Granite bị

phong hóa và nứt nẻ có màu xám từ sáng cho đến trung bình, có dạng khối hoặc là phụ khối, tinh thểđều và có dạng hạt. Về thành phần khoáng vật, thành phần chính chủ yếu là thạch anh và feldspar chiếm tới 50 – 60 %. Nằm bên trên khoáng vật thạch anh và feldspar trong lát cắt thạch học là biotite, trong khi feldspar bị biến đổi thành kaolinite thì biotite bị biển đổi thành chlorite. Ngoài ra còn có các đai mạch calcite dạng calcite tinh thể và calcite khoáng vật thành phần mafic.

Từđộ sâu 4330 mBRT cho đến 3695 mBRT : Biotite granite có thành phần thạch anh, K-feldspar, plagioclase, mica, hornblende là các khoáng vật chính tạo đá, ngoài ra còn có apatite, ziacon, khoáng vật sét, chlorite, epidot, calcite, zeolite…

Từđộ sâu 5228 mBRT cho đến 4330 mBRT : Biotite bị phong hóa từ mạnh cho tới trung bình và sinh ra một lượng lớn các khoáng vật thứ sinh nhưđã đề cập ở

trên. Khoáng vật thứ sinh quan trọng có ở cả hai khoảng độ sâu là khoáng vật sét, chúng được lấp nhét trong các khe nứt và nứt nẻ trong móng.

Các thành tạo trầm tích có tuổi Kainozoi

Các thành tạo trầm tích tuổi Kainozoi gồm :

- Oligocene sớm - Hệ tầng Trà Tân dưới - Tập địa chấn Upper E (E2) (3559 mBRT - 3349 mBRT) :

Đá trầm tích trong tập này bao gồm cát kết và sét kết có tướng lục địa nằm xen kẽ với nhau. Cát kết sạch, có màu sáng, trong suốt đôi khi bắt gặp có màu xám sáng hoặc sáng olive. Cát kết ở đây là cát kết hạt rời, hạt từ mịn cho tới hơi thô, có chỗ rất thô. Hạt từ góc cạnh cho tới tròn cạnh, có độ chọn lọc kém. Ngoài ra, phổ

biến có cát kết hạt vừa cho đến hơi thô được gắn kết bởi xi măng kaolin. Trong lát cắt thạch học thấy có xuất hiện thành phần mảnh vụn và dấu vết của mica.

Sét kết có màu xám xanh đậm cho tới xám đậm, có cả màu xám vừa và xám sáng olive. Sét ởđây là sét mềm cho tới cứng, độ gắn kết yếu, có dấu vết của thành phần carbonate và micro mica.

- Oligocene muộn - Hệ tầng Trà Tân giữa - Tập địa chấn D (3349 mBRT – 2299 mBRT) :

Ranh giới của tập D được xác định dựa vào tài liệu Địa Vật Lý Giếng Khoan và các thay đổi về thạch học.

Sét của tập D nằm bất chỉnh hợp lên trên tập E và chúng có thành phần là sét carbonate có xen kẽ các mạch cát mỏng. Sét carbonate có màu xám nâu cho tới xám nâu đen, xám đậm cho tới xám xanh đậm, đôi khi đen nâu. Sét có độ gắn kết từ chắc cho tới cứng, ngoài ra đôi chỗ phân lớp mỏng cho tới rất mỏng và có thành phần bột và cát mịn ở trong kèm theo có các thành phần vật chất hữu cơ và các thành phần khoáng vật khác như pyrite và micro mica…

Cát kết ở đây chủ yếu là chưa gắn kết và thành phần hạt mịn, đôi chỗ có thành phần hạt thô. Ngoài ra, cát kết có dạng hơi góc cạnh cho tới hơi tròn cạnh, độ

chọn lọc trung bình và chúng được gắn kết bởi thành phần kaolin và một ít pyrite.

- Oligocene muộn - Hệ tầng Trà Tân trên - Tập địa chấn C (2299 mBRT - 1976 mBRT) :

Tập địa chấn C thì mỏng hơn nhiều so với tập D nằm bên dưới và phân bố ở độ sâu 2299 mBRT tới 1976 mBRT. Trầm tích của tập này bao gồm sét kết và xen kẽ cát kết đồng thời có một ít bột kết và đá vôi.

Sét kết có màu xám sáng cho tới hơi sáng, xám xanh, xám sáng olive. Mức

độ gắn kết từ mềm cho tới cứng. Bên cạnh đó còn có các thành phần bột, dấu vết của khoáng vật pyrite và dấu vết của carbonate bở rời.

Cát kết có thành phần thạch anh hạt rời, trong suốt; hạt mịn cho tới trung bình, đôi chỗ hạt thô cho tới rất thô; hình dạng từ tròn cạnh cho tới hơi tròn cạnh.

- Miocene sớm - Hệ tầng Bạch Hổ dưới - Tập địa chấn BI.1 (1976 mBRT - 1786.5 mBRT) :

Trầm tích ở đây bao gồm phần lớn cát kết xen kẽ sét kết và một ít đá vôi. Cát kết ở đây nói chung là có màu xám sáng cho tới hơi sáng, xám sáng olive cho tới xám olive, trong suốt. Ngoài ra thành phần cỡ hạt từ mịn cho tới trung bình, đôi chỗ

thô cho tới rất thô. Hạt thì góc cạnh cho tới hơi tròn cạnh và cả dạng hơi hình cầu.

Độ chọn lọc từ kém cho tới trung bình; có dấu vết của mảnh vụn đá, khoáng vật pyrite và mica.

Sét kết ở đây phổ biến là màu xám sáng cho tới xám hơi sáng, xám xanh, xám sáng olive, thỉnh thoảng gặp xám đậm, xám nâu, nâu đen. Mức độ gắn kết từ

mềm cho cứng, trong sét còn có cả dấu vết của thành phần carbonate và micro mica. Thỉnh thoảng, có vài lớp đá vôi rất mỏng cũng được tìm thấy trong tập này.

- Miocene sớm - Hệ tầng Bạch Hổ trên - Tập địa chấn BI.2 (1786.5 mBRT - 1467 mBRT) :

Nóc của tập BI.2 được đánh dấu tại độ sâu 1467.0 mBRT và điều này đã

được minh chứng bởi tài liệu Địa Vật Lý Giếng Khoan và tài liệu cổ sinh, đồng thời

đã ăn khớp với tài liệu địa chấn.

Về thành phần thì ở tập này chủ yếu là sét (shale) ở phần trên, xuống dần phía dưới là sét kết có xen lẫn cát kết.

Sét ở phần trên có màu chủ yếu là xám hơi sáng cho tới sáng. Mức độ gắn kết từ chắc cho tới cứng chắc, sét có dạng khối hoặc phụ khối, thỉnh thỏang phân lớp, có các dấu vết của pyrite, mica và thành phần carbonate.

Cát kết có màu xám sáng cho tới hơi sáng, xám sáng olive cho tới xám olive, trong suốt. Về thành phần hạt, hạt từ mịn cho tới trung bình, phổ biến là cỡ hạt trung bình, hình dạng hạt hơi góc cạnh cho tới hơi tròn cạnh. Độ chọn lọc từ kém cho tới trung bình, thường có các hạt thạch anh rời, thỉnh thoảng các hạt cát được gắn kết bởi xi măng calcite, còn có dấu hiệu của mica và pyrite.

- Miocene giữa – muộn - Hệ tầng Côn Sơn – Đồng Nai - Tập địa chấn BII- B.III (1467 mBRT - 600 mBRT) :

Tập này phân bố từ 1467 mBRT đến 600 mBRT, bao gồm một loạt chủ yếu là lớp dày cát kết có xen kẽ sét kết, ngoài ra còn có các sợi mỏng là bột kết và vài dấu vết của than đá. Sét kết nhìn chung màu xám sáng olive cho tới xám sáng trung bình, xám xanh sáng cho tới xám xanh.

Cát kết thì có sự thay đổi nhiều về màu sắc từ sạch, trong suốt, xám sáng olive cho tới xám xanh sáng, thỉnh thoảng gặp xám nâu. Về thành phần hạt, chủ yếu

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình xác định các thông số của tầng chứa dầu khí bằng phương pháp biểu đồ crossplot (Trang 68 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)