3.1.1. Vị trí địa lý
Cái Bè là huyện nằm ở vị trí cửa ngỏ kinh tế về phía Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Tiền Giang, là 1 trong 7 huyện của tỉnh, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km, có địa giới phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Đơng giáp huyện Cai lậy.
Có mạng lưới sơng ngồi chằng chịch, nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu ơn hịa, đất đai màu mở và hàng năm được bồi đắp phù sa. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện và đặc biệt là kinh tế nơng nghiệp.
3.1.2. Dân số
Tình hình dân số sẽ giúp ngân hàng xác định được số lượng người trong độ tuổi lao động trên địa bàn hoạt động. Nếu địa bàn nào số người trong độ tuổi lao động nhiều, việc phát triển sản xuất nhiều và phát sinh nhu cầu vay vốn cao.
Địa bàn hoạt động của ngân hàng bao gồm 24 xã và một thị trấn. Tổng dân số của huyện là 287.481 người (theo niên giám thống kê năm 2005 của huyện Cái Bè), trong đó lượng lao động chiếm khoảng 85% dân số, còn lại là trẻ em và người già. Phần lớn sống trải điều trên các làng xã và thị trấn.
Về dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh, Khơme,…với các tính ngưỡng tơn giáo khác nhau như: Phật, Tin lành, đạo Cao đài, cơ đốc giáo, Công giáo,…
3.1.3. Điều kiện kinh tế Huyện Cái Bè
Huyện Cái Bè có tổng diện tích đất tự nhiên là 42.089,8 ha, có mạng lưới sơng dầy đặc với nhiều nhánh sông lớn hằng năm được bồi đấp lượng phù sa lớn, làm tăng độ màu mỡ cho đất, đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu quanh năm cho đồng ruộng, khí hậu ơn hịa là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.
Về giao thông với hơn 40 km quốc lộ chạy xuyên qua địa bàn huyện từ Cai Lậy lên tới Mỹ Thuận. Ngoài ra trong địa bàn huyện bên cạnh những con đường lớn cịn có những con đường tráng đan trải khắp làng xã.
Về sản xuất lúa, nhìn chung thì sản xuất lúa đã đi vào chun canh giống lúa thơm và diện tích gieo sạ có giảm do chuyển đổi trồng hai vụ lúa, một vụ hoa màu như: dưa hấu, đậu nành, bắp lai,…tạo thêm thu nhập cho bà con nông dân.
Vườn trái cây cải tạo mới 900 ha, nên đến nay tồn huyện có 14.954 ha với sản lượng trái cây ước tính khoảng 205 ngàn tấn.
Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn ni cũng phát triển không kém với nhiều chủng loại: gia súc, gia cầm, tôm, cá trong mương, vườn, bãi bồi ven sông Tiền,…
Về ngành tiểu thủ công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh giải quyết việc làm cho người lao động với nhiều ngành: cơ sở xay xát lau bóng gạo, cơng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, các lị sản xuất gạch ngối, vật liệu xây dựng,…
Ngành thương mại – dịch vụ cũng có những bước phát triển rất nhanh, các chợ xã cũng được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, vườn trái cây quốc gia của huyện cũng được quan tâm đúng mức thu hút được khách hàng mua bán nhiều loai trái cây góp phần phát triển kinh tế huyện.