Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 64)

1.2.1 .Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống

Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

2.3.2.1. Phân tích tương quan

Nghiên cứu kiểm tra khả năng có thể xuất hiện đa cộng tuyến giữa các biến số bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan của các biến, được trình bày trong bảng 2.9. Theo đó, hệ số tương quan đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến, không phân biệt biến này phụ thuộc vào biến kia hay ngược lại. Dựa trên kết quả hồi quy, hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở ma trận trên đều nhỏ hơn 70%, cho thấy các biến độc lập trong mơ hình có sự tương quan với nhau là không cao và khả năng xuất hiện đa cộng tuyết trong mơ hình hồi quy là thấp.

Bảng 2.9: Ma trận tương quan giữa các biến số

| +

Zscore ROE DNTG DNTTS EA SIZE NIM EAT

Zscore | 1,0000 ROE | -0,2579 1,0000 DNTG | 0,1288 0,4063 1,0000 DNTTS | 0,1562 0,1569 0,6909 1,0000 EA | 0,2015 -0,4347 -0,0462 -0,0715 1,0000 SIZE | -0,0624 0,6006 0,1623 0,1624 -0,6916 1,0000 NIM | -0,2468 0,5406 0,4099 0,1592 0,2071 0,0657 1,0000 EAT | -0,0572 0,0769 -0,0527 -0,0461 -0,0847 0,0517 0,0193 1,0000

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 13)

2.3.2.2. Kết quả hồi quy

Kết quả hồi quy của các mơ hình xác định mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam được thể hiện tại Bảng 4. Mơ hình hồi quy Pool cho thấy có 2 biến là EA và NIM có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 2 biến SIZE, DNTG có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cả bốn biến này mang dấu tương quan đúng như kỳ vọng của tác giả. Tuy nhiên, mơ hình hồi quy Pool cho ra kết quả với R-bình phương điều chỉnh chỉ đạt 25,81%, tức các biến độc lập chỉ giải thích được 25,81% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Tác giả tiếp tục sử dụng mơ hình FEM và mơ hình REM để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc Z-score. Cụ thể, kết quả của cả hai mơ hình đều cho thấy có 3 biến là ROE, EA, SIZE có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và biến ΔEAT có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tiếp theo, để lựa chọn mơ hình phù hợp giữa FEM và Pooled OLS, tác giả sử dụng kiểm định F và nhận được kết quả là 268,36 với mức ý nghĩa 0,0000 (<5%). Với mức ý nghĩa này cho phép bác bỏ giả thuyết H0, tức FEM phù hợp để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến

thuộc hay không. Kết quả của kiểm định LM là 149,77 với mức ý nghĩa 0,0000 (<5%), tức giả thuyết H0 bị bác bỏ, REM phù hợp hơn Pooled OLS. Cuối cùng, để kiểm tra giữa FEM và REM thì mơ hình nào phù hợp hơn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam hơn, tác giả sử dụng kiểm định Hausman. Trong bảng kết quả, kiểm định Hausman có giá trị Chi2 = 5,14 với xác suất là 0,6428. Với mức ý nghĩa 5%, xác suất này cho phép bác bỏ giả thuyết H0, tương ứng với việc Ui và các biến độc lập khơng có sự tương quan. Điều này có nghĩa các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam được xác định một cách ngẫu nhiên. Do đó, mơ hình phù hợp nhất để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là mơ hình tác động ngẫu nhiên.

Sự phù hợp của mơ hình tác động cố định được thể hiện ở: (i) kết quả của mô hình có mức ý nghĩa R-bình phương điều chỉnh là 76,29%, tức các biến độc lập giải thích được 76,29% sự thay đổi của biến phụ thuộc Z-score, mức ý nghĩa này khá cao và có thể sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM; (ii) các biến độc lập có hệ số hồi quy với mức ý nghĩa 5% bao gồm ROE, EA và ΔEAT có tương quan với biến phụ thuộc đúng với kỳ vọng của tác giả, ngoại trừ biến SIZE có tương quan ngược lại với kỳ vọng (bảng 2.10). Tiếp sau đây, đề tài tập trung vào các kết quả ước lượng được từ mơ hình REM và sử dụng các kiểm định để kiểm tra các khuyết tật của mơ hình như: phương sai sai số thay đổi, tương quan chuỗi và đa cộng tuyến.

Bảng 2.10: Tóm tắt kết quả hệ số hồi quy của mơ hình Pooled OLS, FEM và REM

Các biến độc lập Pooled OLS Tác động cố

định Tác động ngẫu nhiên ROE -60,04 31,91*** 29,49*** EA 281,9*** 216,5*** 219,3*** SIZE 6,556** -9,696*** -8,520*** DNTG 45,60** 2,659 2,126 DNTTS -1,324 8,314 8,178 NIM -749,2*** 17,36 8,713 ΔEAT 0,0282 0,302** 0,288** Hằng số -212,3** 324,5*** 286,8*** Số quan sát 95 95 95 R-squared điều chỉnh 25,81% 76,41% 76,29% Kiểm định F 268,36 (0,0000) Kiểm định LM 149,77 (0,0000)

Kiểm định Hausman Chi2= 5,14 (0,6428)

(***);(**);(*) thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5% và 1%

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 13)

2.3.2.3. Kiểm định khuyết tật mơ hình

Tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm tra liệu rằng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mơ hình ước lượng tác động ngẫu nhiên không với giả thuyết H0: khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả của kiểm định này là P-Value > Chi2(18) = 0,0000 (bảng 2.11) bé hơn mức ý nghĩa 5% nên

Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge (Wooldridge test) để kiểm tra liệu rằng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình ước lượng tác động ngẫu nhiên khơng với giả thuyết H0: khơng có tự tương quan. Kiểm định này cho ra kết quả xác suất là 0,0000 (bảng 2.11) bé hơn mức ý nghĩa nên 5% nên không bác bỏ giả thuyết H0, tức là xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi trong mơ hình ước lượng REM. Khi đó, các hệ số t ứng với các hệ số hồi quy có thể nhận giá trị lớn bất thường, tức làm gia tăng ý nghĩa của các hệ số hồi quy một cách hình thức trong khi thực tết khơng phải như vậy. Đồng thời, các phương sai của các ước lượng sẽ có tính chệch và do đó các phép kiểm định t và F khơng có ý nghĩa, các ước lượng sẽ khơng có tính chính xác. Cuối cùng, kết quả của kiểm định đa cộng tuyến VIF trung bình là 2,29 (bảng 2.11) nhỏ hơn 10 nên khơng có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.

Bảng 2.11: Kết quả các kiểm định khuyết tật mơ hình

Kiểm định Kiểm định nhân tử

Lagrange

Kiểm định

Wooldridge

Kiểm định đa cộng tuyến

Kết quả P-Value > Chi2(18) = 0,0000

Prob > F = 0,0000 VIF trung bình = 2,29

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 13)

2.3.2.4. Khắc phục các khuyết tật bằng mơ hình ước lượng bình phương nhỏ nhất khái quát hóa khái qt hóa

Phương pháp bình phương nhỏ nhất khái qt hóa (GLS) được vận dụng trong tình huống mà ma trận phương sai - đồng phương sai của phần sai số trong phương trình hồi quy khơng bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngồi đường chéo, và/hoặc khơng có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự hồi quy và phương sai thay đổi. Kết quả của mơ hình REM tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi do đó mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất khái qt hóa GLS sẽ được sử dụng bởi mơ hình này kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Khi những vấn đề này nảy sinh, phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường khơng phải là phương pháp ước lượng khơng trệch tuyến tính tốt nhất, mà chỉ có phương pháp bình phương nhỏ nhất khái qt hố mới có được tính chất đó (Nguyễn Văn Ngọc, 2012).

Bảng 2.12: Kết quả mơ hình hồi quy theo phương pháp GLS

Các biến độc lập Hệ số hồi quy Giá trị kiểm định P

ROE -60,04196 0,258 EA 281,869 0,001 SIZE 6,55583 0,019 DNTG 45,60245 0,016 DNTTS -1,323964 0,958 NIM -749,1858 0,002 ΔEAT 0,0281755 0,974 Hằng số -212,2782 0,024 Số quan sát 95

(Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 13) Sau khi chạy mơ hình hồi quy theo phương pháp GLS, mơ hình đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, kết quả hồi quy ở bảng 2.12 cho thấy có 4 biến độc lập được đề xuất có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các biến cịn lại khơng có nghĩa thống kê gồm: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế do đó tác giả chưa tìm thấy sự tương quan giữa các biến này đối với sự ổn định tài chính của các NHTM. Như vậy, phương trình hồi quy của biến phụ thuộc Z-score được viết lại như sau:

Z-score = -212,2782 + 281,869EA + 6,55583SIZE + 45,60245DNTG - 749,1858NIM + ε

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 64)