Quan hệ giữa cha mẹ và con được quy định tại chương IV Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. So với Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã bổ sung các quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng; nghĩa vụ và quyền giáo dục con; người có quyền yêu cầu
Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con cái chưa thành niên; việc định
đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên (các điều 36, 37, 38, 46). Đồng thời
những quy định của chương này đã cụ thể hóa các nghĩa vụ và quyền hạn của
cha mẹ và con đối với nhau. Mặt khác, pháp luật còn ghi nhận quyền và nghĩa vụ của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng (Điều 38) thể hiện nguyên tắc Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
Trong 13 điều của chương IV về quan hệ cha mẹ và con có thể chia làm hai loại chính là các điều quy định chung về quan hệ cha mẹ và con, và các điều quy định về quan hệ cha mẹ con trong các trường hợp cụ thể. Đó là các điều quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con.
Hệ thống pháp luật Việt Nam có sự thừa nhận tính độc lập và phân định tài sản giữa cha mẹ và con. Vì vậy giữa cha mẹ và các con có quan hệ sở hữu chung thì đó là sở hữu chung theo phần.
Con có quyền có tài sản riêng và nghĩa vụ đối với cuộc sống chung của gia đình.
Xuất phát từ những đổi mới của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
trong gia đoạn hiện nay và nhằm cụ thể hóa các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu, các quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi tham gia các giao dịch dân sự ở những độ tuổi nhất định, luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định một cách tồn diện và cụ thể hơn vấn đề về quyền có tài sản riêng của con trong gia đình, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của con.
Điều 44 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.
2. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên cịn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình [25].
Như vậy, tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác. Cha mẹ phải quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên như tài sản của chính mình. Cha mẹ
được sử dụng tài sản của con cái để chăm sóc, chi dùng cho những yêu cầu
cần thiết của con cái. Tuy nhiên, khi con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập
thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bên cạnh việc quy định về quyền có tài sản riêng của con, nhằm gắn kết trách nhiệm giữa con cái với gia đình, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định con từ đủ 15 tuổi trở lên cịn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình. Ở đây, con cái từ đủ 15 tuổi trở lên hồn tồn có thể đỡ đần gánh vác với cha mẹ một số việc trong gia đình, thể hiện sự đồng lịng chung sức để xây dựng gia đình ngày một tốt hơn. Hơn nữa, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu có tài sản riêng, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng, hoặc có thu nhập từ lao động phù hợp với lứa tuổi phải có trách nhiệm đóng góp một phần vào sinh hoạt chung của gia đình, nhất là khi cha mẹ khó khăn, thu nhập khơng đủ trang trải các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, khơng chỉ có cha mẹ mới có trách nhiệm chăm lo cuộc sống của gia đình mà cả con cái trong gia đình trong những trường hợp có thể cũng phải có trách nhiệm cùng cha mẹ chăm lo cho gia đình. Việc quản lý tài sản, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người chưa thành niên thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Việc quản lý tài sản riêng của con cũng được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000:
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc có những trường hợp khác theo quy định của pháp luật [25].
Như vậy, bên cạnh việc quy định quyền có tài sản riêng của con, luật còn quy định con từ đủ 15 tuổi trở lên mà có tài sản riêng nếu có đủ khả năng thì có thể tự mình quản lý tài sản của chính mình hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Quy định như vậy là phù hợp với hệ thống các quy định trong luật Dân sự và luật Lao động khi người từ đủ 15 tuổi trở lên đã có thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự thông thường, hoặc có thể tham gia vào quan hệ lao động trong các công việc đơn giản. Về mặt pháp lý thì cá nhân ở độ tuổi 15 được đánh giá là đã có những suy nghĩ và nhận thức nhất định có thể tự mình làm được nhiều việc độc lập và cũng có thể tự mình quản lý tài sản của mình trong những trường hợp nếu thấy đủ khả năng.
Trong trường hợp con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự
mà có tài sản riêng thì tài sản đó do cha mẹ quản lý hoặc cha mẹ có thể ủy
quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Bộ luật Dân sự quy định vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:
1. Người giám hộ phải quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
2. Việc sử dụng, định đoạt tài sản của người được giám hộ chỉ được thực hiện vì lợi ích của người đó. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. 3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu [28, Điều 79].
Như vậy, cha mẹ phải quản lý tài sản riêng của con cái như tài sản của chính mình, phải bảo quản, giữ gìn cẩn trọng và chu đáo tài sản của con cái.
Đối với tài sản có khả năng sinh lợi thì cha mẹ tận dụng, phát triển khả năng đó để làm tăng giá trị tài sản. Đối với tài sản cần có sự bảo dưỡng, sửa chữa như máy móc, nhà ở thì cha mẹ phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ hoặc khi tài sản bị hư hỏng.
Việc sử dụng, định đoạt tài sản của con cái chỉ được thực hiện vì lợi
ích của con. Vì vậy, cha mẹ khi sử dụng, định đoạt tài sản riêng của con cái
mà gây thiệt hại cho con thì phải bồi thường. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc tài sản có giá trị lớn của con cái phải có sự đồng ý của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ cư trú. Quy định như vậy là để phịng ngừa và bảo tồn tài sản của con cái.
Các giao dịch dân sự giữa cha mẹ với con cái có liên quan đến tài sản riêng của con cái đều vô hiệu, nhằm tránh sự lạm dụng việc quản lý tài sản này để trục lợi, gây thiệt hại cho con cái.
Trong những trường hợp cha mẹ ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con thì người được ủy quyền cũng phải tuân thủ các quy định trên của Bộ luật Dân sự về quản lý tài sản riêng của con.
Không phải trong mọi trường hợp cha mẹ đều là người quản lý tài sản của con, nếu tài sản riêng của con do người khác tặng cho hoặc được thừa kế và trong đó có chỉ định sẵn người quản lý tài sản này thì cha mẹ khơng có quyền quản lý tài sản đó. Trách nhiệm của người quản lý tài sản được xác định theo quy định tại Điều 638, 639, 640 Bộ luật Dân sự về quản lý di sản thừa kế.
Như vậy, trong quan hệ về tài sản và quyền sở hữu giữa cha mẹ và con áp dụng nguyên tắc phân định và độc lập tài sản. Các con dù còn ở chung với cha mẹ có quyền có tài sản riêng. Cha mẹ có quyền quản lý tài sản của con chưa thành niên dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Khi quản lý tài sản của con, cha mẹ có quyền định đoạt tài sản đó nhưng phải vì lợi ích
của con. Con đủ 15 tuổi trở lên cịn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình. Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 606 của Bộ luật Dân sự.
Việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên cũng được pháp luật quy định rõ (Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình):
1. Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ [25].
Như vậy, trường hợp con dưới mười lăm tuổi có tài sản riêng do cha mẹ quản lý thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản riêng đó gắn liền với nhau nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con cái. Cha mẹ khơng chỉ có nghĩa vụ quản lý mà cịn có quyền sử dụng tài sản đó để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết, hợp lý của con cái. Đó là những nhu cầu về ăn, mặc, ở, học hành, đi lại. Những nhu cầu này cần phải được đáp ứng để
đảm bảo sự phát triển của con cái nói chung, việc sử dụng tài sản riêng của
con phải đúng mục đích này. Trong quá trình sử dụng tài sản của con, cha mẹ chỉ được phép thanh toán từ tài sản của con cho những công việc cần thiết như sửa chữa tài sản để duy trì chất lượng của nó hoặc đưa tài sản vào khai thác để thu lợi cho con cái.
Con cái từ đủ chín tuổi trở lên đến dưới mười tám tuổi có tài sản riêng thì việc sử dụng, định đoạt tài sản riêng này phải tính đến nguyện vọng của
con. Quy định như vậy xuất phát từ trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái trong việc quản lý tài sản của con và nhằm bảo vệ tài sản của con chưa thành niên. Cha mẹ có nghĩa vụ giữ gìn và sử dụng hợp lý tài sản của con vì lợi ích của con. Việc định đoạt tài sản của con như bán một tài sản của con hoặc mua thứ gì bằng tiền thuộc tài sản của con phải xuất phát từ lợi ích của con, không được tự tiện lấy tài sản riêng của con để mua bán khơng vì lợi ích của con.
Trường hợp con đã đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng thì có quyền tự mình định đoạt khối tài sản riêng đó. Tuy nhiên, đối với tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. Đây là điểm mới của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Trẻ em đủ điều kiện về độ tuổi theo pháp luật quy định cũng được trao quyền tự quản lý tài sản riêng của mình và có quyền tự định đoạt tài sản đó. Chỉ đối với những tài sản có giá trị lớn hoặc khi sử dụng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích của con cái, bởi ở lứa tuổi dưới 18, trẻ em chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất, chưa có đủ kinh nghiệm để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần có sự quan tâm, chỉ bảo của cha mẹ để tránh gây thiệt hại cho khối tài sản riêng của con cái.
Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự (trừ trường hợp có người giám hộ
hoặc người khác đại diện theo pháp luật). Cha mẹ có nghĩa vụ đại diện cho con cái trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con cái mình. Như vậy, trong quan hệ này thì tài sản chung của gia đình được sử dụng chung, phục vụ lợi ích của cả gia đình, nghĩa là khi con chưa thành niên hoặc con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự có hành vi gây thiệt hại cho bên thứ ba thì cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường. Khoản 2, 3 Điều 606 Bộ luật Dân sự quy định:
- Khi người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà con cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại, thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Khi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ, thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường [28].