3.1.2.1 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – C)
Tác giả nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTM ở Việt Nam đều tăng dần lên qua các năm (phụ lục 01). Vào năm 2011, các ngân hàng chỉ dừng lại ở con số 8.386.391 triệu đồng. Đến năm 2016, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã tăng lên 12.956.522 triệu đồng (bình quân vốn của các ngân hàng đã tăng lên gấp 1,5 lần so
với năm 2011). Nguyên nhân là trong những năm vừa qua có sự sáp nhập giữa các ngân
hàng làm cho vốn chủ sỡ hữu tăng lên, mặt khác các ngân hàng cũng thường tăng vốn điều lệ qua các năm bằng việc phát hành cổ phiếu.
27
Với đà tăng trưởng vốn chủ sở hữu trên, theo phụ lục 01 quy mô tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam cũng đã gia tăng vượt bậc. Nếu vào năm 2011, tài sản của các ngân hàng dừng lại ở ngưỡng 122.835.957 triệu đồng; thì đến năm 2016, tổng tài sản đã vượt lên đến 230.754.348 triệu đồng (bình quân tài sản của các ngân hàng đã tăng lên
gần gấp 2 lần so với năm 2011).
Như vậy, theo phụ lục 01 từ năm 2011 cho đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngận hàng đều tăng giảm không đồng đều. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng tổng tài sản từ năm 2011 đến năm 2016 đạt lần lượt qua mỗi năm là 20,31%; 5,85%; 11,21%; 15,42%; 16,92%; 18,23%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại các mốc thời gian tương ứng lần lượt là: 18,86%; 15,34%; 8,71%; 2,48%; 13,1%; 6,3% . Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng trong những năm gần đây đã cố gắng gia tăng “bức tường an tồn” vốn chủ sở hữu của
mình. Tuy nhiên, với hai chỉ tiêu trên, ta nhận thấy rằng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản của các ngân hàng ở mức trung bình chỉ đạt khoảng 6,64% (cụ thể, qua từng năm như
sau: năm 2011 là 6,83%; năm 2012 là 7,44%; năm 2013 là 7,27%; năm 2014 là 6,46%; năm 2015 là 6,24%; năm 2016 là 5,61%. Xét về tốc độ, tỷ lệ này có vẻ như đã tăng dần
lên qua các năm, và năm 2012 là đạt ngưỡng cao nhất (7,44%). Nhưng dù vậy, nhìn một cách tổng quát, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng (nhỏ hơn 9%). Điều này cho thấy rằng các ngân hàng vẫn chú trọng tận
dụng tối đa địn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tổng quát lại, khả năng an toàn vốn của các ngân hàng luôn ở mức đảm bảo nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam vẫn cần phải gia tăng hơn nữa vốn điều lệ của mình (nhằm đảm bảo tối đa mức độ an toàn và hạn chế tối thiểu những
rủi ro không mong đợi phát sinh).
3.1.2.2 Chất lượng tài sản (Asset Quality – A)
Chất lượng tài sản ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận thu nhập trong tương lai, khả năng tái tạo đồng vốn cũng như những vấn đề về rủi ro tổn thất thiệt hại của các ngân hàng. Xét về cả lý thuyết và thực tiễn, chỉ tiêu này chủ yếu được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu. Quả thực, tỷ lệ này có được kiểm sốt tốt và chặt chẽ hay khơng chính là biểu hiện rõ ràng cho hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Đầu tiên, vào năm 2011, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và lạm phát tăng cao, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu
28
lại tiếp tục gia tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và đã giảm dần qua các năm. Theo phụ lục 02, khởi điểm là
năm 2011, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,86%; năm 2012 là 4,2%; năm 2013 là 3,6%; năm 2014 là 3,7%; năm 2015 là 2,9%; đến cuối năm 2016, tỷ lệ này chỉ còn lại 2,46%.
Cụ thể hóa thực trạng, nếu nhìn lại kết quả hoạt động trong năm 2016, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các NHTM lớn đều duy trì tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an tồn (khoảng dưới
3%) (Phụ lục 02). Tuy nhiên, đâu đó vẫn cịn xuất hiện những ngân hàng có nợ xấu tăng
lên rất cao: điển hình là Eximbank với nợ xấu chiếm 2,95% và Sacombank với nợ xấu chiếm đến 5,35% trên tổng dư nợ (cao hơn cả ngưỡng 3% của toàn hệ thống) với nguyên nhân là do phải gánh vác thêm nợ xấu sau vụ Ngân Hàng Phương Nam sáp nhập vào.
Nhìn chung, chất lượng tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn đầu khảo sát vào năm 2011 đều ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, bước sang năm 2016 trở đi, chất lượng tài sản có xu hướng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đã giảm đi nhiều so với những năm trước đó. Chính vì vậy, nền kinh tế sẽ có một hệ thống ngân hàng “khỏe mạnh”, phát triển ổn định và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như các cổ đông và nhà đầu tư do những ngân hàng hoạt động yếu kém, thua lỗ sẽ được NHNN mua lại hoặc cho sáp nhập với ngân hàng khác. Các ngân hàng khi đó có cơ hội tăng trưởng thần tốc về quy mô, về tổng tài sản, vốn điều lệ, nhân sự, mạng lưới chỉ trong thời gian ngắn mà khơng phải mất nhiều năm mới có được. Dù thế nào đi chăng nữa, các NHTM Việt Nam vẫn phải ln cảnh giác và tìm ra các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất để có thể nâng cao chất lượng tài sản và gia tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động trong môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn quá nhiều rủi ro như hiện nay.
3.1.2.3 Năng lực quản lý (Management – M)
Khả năng quản lý của các ngân hàng được đánh giá là nhân tố năng động nhất, chủ đạo nhất. Thật vậy, điều hiển nhiên là nếu năng lực quản lý tốt thì ta có thể biến một ngân hàng yếu kém trở thành một ngân hàng hoạt động tốt hơn (thậm chí là tốt nhất với nhiều bài học kinh nghiệm trong quá khứ được tích lũy và trau dồi).
Đánh giá một cách tổng quan, trong những năm gần đây, khả năng quản lý của các ngân hàng Việt Nam về tổ chức, nhân sự, chính sách, tài sản nợ, tài sản có, các loại rủi ro trong kinh doanh (như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng), ứng
dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại hóa hệ thống, v.v…có xu hướng cải thiện rõ rệt so với buổi đầu hoạt động sơ khai còn non kém. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng năng lực
29
quản lý vẫn còn nhiều gút mắt, nan giải (điển hình như năm 2012 khi phải chịu nhiều tác
động từ các ngoại lực bên ngoài đã dẫn đến ngành ngân hàng vào cuối năm với quá nhiều biến động và bất ổn – xét về cả quản lý nội bộ lẫn cạnh tranh thị trường). Đồng
thời, các loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh vẫn luôn là những mối lo hàng đầu làm trăn trở các nhà hoạch định chính sách ngân hàng.
Đi trên chiếc cầu quá hẹp với nhiều sự cố ln rình rập, ngành ngân hàng nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng phải ln khơng ngừng hồn thiện và nâng cao hơn nữa khả năng quản trị của chính mình (thơng qua con đường tự tích lũy và học tập từ
các nước tiên tiến hơn). Từ đó, các ngân hàng mới thực sự có đủ năng lực để sinh tồn, trụ
vững, cạnh tranh trên thị trường nội địa và có thể hội tụ đủ tiềm lực tài chính để vươn ra các cường quốc hùng mạnh sau này.
3.1.2.4 Khả năng sinh lời (Earnings – E)
Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung đều có xu hướng tăng giảm khơng đồng đều (phụ lục 04). Tuy nhiên, với những biến cố của ngành ngân hàng Việt Nam trong những thời gian
vừa qua, lợi nhuận sau thuế bình quân đã tăng lên rất nhiều so với năm 2013. Thật vậy, vào năm 2014: lợi nhuận sau thuế bình quân là 1.198.261 triệu đồng. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế bình quân tăng lên 1.250.043 triệu đồng. Vào cuối năm 2016, thì lợi nhuận sau thuế bình quân đã tăng lên đến 1.602.696 triệu đồng (tăng 500.913 triệu đồng
tương đương 145,46%) so với năm 2013.
Kéo theo vấn đề trên là từ năm 2014 (Phụ lục 03), các tỷ số ROA và ROE đã
tương đối ổn định, tăng nhẹ khơng cịn biến động nhiều so với từ những năm 2013 trở về trước và so với mức bình quân của ngành.
Rõ ràng là khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam là khá tốt trong giai đoạn đầu, nhưng lại có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn cuối (nhất là năm 2013 với quá nhiều bất ổn diễn ra liên tiếp). Hay nói đúng hơn, vào những thời điểm cịn nhiều thuận
lợi tiềm năng, ngành ngân hàng đã đạt được các khoản lợi nhuận kếch xù và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao so với những ngành kinh doanh khác (được đánh giá là
ngành đầu tư hấp dẫn). Tuy nhiên, đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế, tỷ số ROA và ROE
đều có dấu hiệu chững lại (thậm chí ROA và ROE cịn sụp giảm rất mạnh đến mức thấp
30
chấm dứt những năm tháng hoàng kim sinh lời cao ngất ngưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh.
Tổng kết lại, do những biến động của các cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, xung đột chính trị, quá nhiều bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng Việt Nam trong những thời gian vừa qua (hàng loạt các vụ bắt bớ kiện tụng, nợ xấu tăng cao, hay
vấn đề sở hữu chéo, sáp nhập v.v…) nên cái tên gọi “ngành đầu tư hấp dẫn cao” ban đầu
dường như khơng cịn phù hợp nữa. Thêm vào đó, cái bánh sinh lời của ngành ngân hàng ngày càng phải chia sẻ cho q nhiều thành viên. Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần phải cơ cấu lại nhiều mặt để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh ln có lãi và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế
3.1.2.5 Khả năng thanh khoản (Liquidity – L)
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà các ngân hàng cần phải quản trị chặt chẽ. Để đánh giá đúng khả năng thanh khoản cần một hệ thống đánh giá rất phức tạp. LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) là chỉ tiêu đơn giản và phần nào phản ánh được tình trạng thanh khoản của NH Nhìn tổng quát,
(theo phụ lục 05) tỷ lệ cho vay / huy động có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn đầu
khảo cứu (2011 với 94,73%; 2012 với 95%), giảm ở năm tiếp theo (2013 với 82,4%), hồi phục ở giai đoạn sau đó và tiếp tục tăng ở năm cuối (2016 với 86.8%) . Bên cạnh đó, tổng tiền gửi và cho vay khách hàng đều tăng dần qua các năm (trong đó, đối với năm 2016, tình hình huy động khách hàng được đánh giá là cao hơn nhiều so với cấp tín dụng)
(theo phụ lục 05).
Đầu tiên, nếu xét trong giai đoạn 2011 – 2012, (theo phụ lục 05) ta nhận thấy
rằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng cao nhất so với những năm còn lại mặc dù nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối cao (trên 90%) nhưng các ngân hàng vẫn có đủ nguồn vốn để chuẩn bị. Nhưng từ năm 2013 trở đi, thanh khoản của các ngân hàng có chiều hướng giảm xuống. Lãi suất huy động và cho vay đều giảm xuống mạnh mẽ. Tăng trưởng huy động được đánh giá là tương đối cao hơn so với tăng trưởng tín dụng. Do vậy, tình hình thanh khoản của các ngân hàng vào những năm này được đánh giá là tương đối ổn định và khả quan hơn.
Suy cho cùng, dù tình trạng thanh khoản có hay khơng có ổn định đi chăng nữa thì các ngân hàng Việt Nam vẫn phải luôn luôn chuẩn bị các chiến lược cụ thể và rõ ràng để đối phó với rủi ro thanh khoản. Một khi kế hoạch được đưa ra càng chi tiết và khoa
31
học bao nhiêu thì khả năng đối phó với rủi ro thanh khoản sẽ càng chủ động và hiệu quả hơn bấy nhiêu.