CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT TRUNG TÂM VĂN HÓA
2.2. Hoạt động 2: Tổ chức lớp truyền dạy Ca tài tử cho đối thiếu nhi trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
* Duy trì và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:
Nghệ thuật Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, ghi lại đậm nét dấu ấn một thời tổ tiên chúng ta khai hoang, mở cõi tại phương Nam, là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian cần bảo tồn và phát huy. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí và chính thức cơng nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vinh dự không chỉ của Nam Bộ mà là tài sản quý giá của quốc gia, của nhân loại. Theo cam kết với UNESCO trong việc gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa “Đờn ca tài tử”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 5078/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Kế hoạch công tác năm 2013, giao Cục Cơng tác phía Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam tổ chức Hội thảo “Đờn ca tài tử Nam Bộ với việc nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng”, đây là sự kiện nhằm thể hiện và tiếp tục tìm kiếm các giải pháp để bảo tồn, phát triển, nâng cao chất lượng và sự lan tỏa của sinh hoạt Đờn ca tài tử. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có phong trào nghệ thuật Đờn ca tài tử phát triển mạnh, không ngừng nâng cao cả về chất lượng và số lượng tài tử đờn, tài tử ca, người mộ điệu; đi đầu trong công tác bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật này. Trung tâm Văn hóa Thành phố ln tìm tịi, sáng tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn trong hoạt động Đờn ca tài tử.
Bên cạnh các lớp truyền dạy ca tài tử, TTVH TP phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo các quận, huyện, tổ chức các suất diễn âm nhạc dân tộc, đờn ca tài tử tại các trường học. Nội dung chương trình được TTVH TP chọn lọc phù hợp với độ tuổi học sinh, giúp cho các em hiểu biết được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật Đờn ca tài tử, âm nhạc dân tộc, các làn điệu dân ca, hò, vè, lý cũng như các loại nhạc cụ dân tộc. Việc đưa văn hóa nghệ thuật dân gian và đặc biệt là loại hình Nghệ thuật Đờn ca tài tử vào trường học đã tạo điều kiện cho các nghệ nhân đờn, nghệ nhân ca “truyền lửa” đam mê cho thế hệ trẻ, giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết để từ đó khơi gợi niềm đam mê. Thế hệ trẻ là những người sẽ gánh trọng trách bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật độc đáo về Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và âm nhạc dân tộc trong tương lai.
Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thông qua công tác truyền dạy, phổ biến kiến thức và kỹ năng thực hành trình diễn.
- Giúp cho các cháu thiếu niên, nhi đồng biết thêm những làn điệu cổ truyền của bao thế hệ cha ông để lại, các giai điệu, lời ca trong sáng, vui tươi, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ hát. Truyền dạy đến cho các em chủ yếu là những nội dung mang ý nghĩa ca ngợi, răn dạy, khuyên nhủ, noi theo gương tốt, việc tốt, giáo dục thiếu nhi chăm ngoan…với các giai điệu trong sáng, vui tươi hào hùng.
- Đây cũng là dịp để các em có năng khiếu về âm nhạc tài tử thể hiện niềm yêu thích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia tốt trong các Liên hoan giọng ca tài tử thiếu nhi.
Trung tâm đã tổ chức đưa ra kế hoạch cho từng quận, huyện số lượng tổ chức lớp học là 11 lớp, tùy theo sự đăng ký và tự mở lớp của các quận, huyện. Thời
lượng: 15 buổi/lớp. Có thể bố trí tại Trung tâm Văn hóa huyện hoặc Trung tâm văn hóa, Thể thao xã, Trường học,…Các giảng viên là các nghệ nhân, nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền dạy về Đờn ca tài tử ở thành phố Hồ Chí Minh. Chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy, kinh phí tổ chức, phương tiện đưa đón, chi trả thù lao giảng viên, nghệ nhân, nghệ sĩ, in ấn tài liệu, cấp giấy chứng nhận cho học viên, Ban tổ chức, giáo vụ,…còn chịu trách nhiệm chiu sinh và tổ chức lớp tại địa điểm trụ sở là trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh – 97 Nguyễn Thị Minh Khai.
Việc bảo tồn, phát huy những giá trị tinh túy văn hóa của dân tộc nói chung và đờn ca tài tử nói riêng đang trở thành nhiệm vụ chiến lược và cấp bách nhằm phát huy nội lực mềm và sức mạnh tổng thể cho phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập và tồn cầu hóa, vì vậy để các giá trị di sản đờn ca tài tử, âm nhạc dân tộc là nguồn lực phát triển du lịch, thì các giá trị sản phẩm văn hóa tinh thần cần được đẩy mạnh về cơng tác tun truyền, giới thiệu, quảng bá với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết kế nhiều chương trình hay và lạn tạo nét riêng để hấp dẫn cho du khách. Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là góp phần để thành phố hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội, xứng đáng là một thành phố lớn, năng động, sáng tạo. Cũng như hoạt động 1 phịng đã phân cơng cơng việc và nhiệm vụ cho em phụ trách cùng hỗ trợ tổ chức các lớp học cụ thể các công việc ở bảng báo cáo nhật ký hầng tuần.
*Trong quá trình tham gia hoạt động em đã sử dụng những kiến thức của các môn như:
+ Môn câu lạc bộ học: Những kiến thức đã được học thì trong việc tổ chức các lớp học và truyền dạy thì hoạt động thơng tin- tun truyền về những nét đặc sắc, giá trị văn hóa của Đờn ca tài từ được duy trì và phát huy ngày càng tốt hơn. Tạo điều kiện cho những em có đam mê, sở thích loại hình nghệ thuật này được thõa sức học hỏi thể hiện mình.
+ Sân khấu đại cương, soạn thảo văn bản, quản lý công tác tổ chức: đã áp dụng kiến thưc đã học để duy trì các lớp học, từ chuẩn bị sách vở, giáo án,…có sự sáng tạo trong việc điểm danh bằng nhiều hình thức, am hiểu về nội dung giảng dạy loại hình nghệ thuật này hơn.
* Các hoạt tổ chức trong hoạt động này đã giúp em thêm được nhiều trải nghiệm về loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử, về cách cảm nhận âm nhạc, sự truyền dạy tận tâm của các nghệ sĩ mang lại cho bản thân nguồn cảm hứng yêu cái nghệ thuật này hơn.
* Trao dồi được các kỹ năng làm việc tổ chức, cũng như quản lý các lớp học theo trật tự và có sự kiểm tra đánh giá được thái độ học tập của các em khi tham gia lớp học này.
* Học hỏi, tiếp xúc được nhiều điều hay và nhiều bài học khi gặp các tình huống ngồi dự tính.