Những vấn đề đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật bảo vệ mơi trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

mơi trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.1. Tính hệ thống và đồng bộ của pháp luật

Để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội, hệ thống pháp luật bảo vệ mơi trường khơng khí ở Việt Nam phải bảo đảm tính khoa học. Về mặt nội dung, trước tiên, tính hệ thống và đồng bộ của pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí địi hỏi pháp luật đó phải bảo đảm sự nhất quán. Điều này thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực bảo vệ mơi trường khơng khí đều phải thống nhất trong việc xác lập hành vi nhất định, những quan hệ xã hội cơ bản phát sinh trong hoạt động bảo vệ mơi trường khơng khí phải được quy định đầy đủ và tồn diện. Tránh tình trạng tồn tại những điểm chưa thống nhất trong cùng hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí. Ví dụ: Điểm c khoản 7 Điều 17 mâu thuẫn với Điều 14 về đối tượng đánh giá môi trường chiến lược:

Điểm c, khoản 7, Điều 17 quy định các đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND và HĐND tỉnh có quyền tổ chức Hội đồng thẩm định.

Điều 14 chỉ đề cập tới các đối tượng đánh giá môi trường chiến lược thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan mà không đề cập đến đối tượng ở điểm c, khoản 7, Điều 17.

Về phương diện hình thức, tính hệ thống và đồng bộ của hệ thống pháp luật bảo vệ mơi trường khơng khí cịn được thể hiện qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật. Cũng là các quy phạm cùng điều chỉnh về một quan hệ pháp luật bảo vệ mơi trường, nhưng tính hệ thống đòi hỏi những quy phạm pháp luật về mơi trường được quy định trong Hiến pháp phải có giá trị pháp lý cao nhất, sau với đến những quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các bộ luật và luật, thứ nữa mới đến các quy phạm pháp luật chứa đựng trong các VBQPPL khác. Như vậy, dưới góc độ này, tính hệ thống của pháp luật bảo vệ mơi trường khơng khí phải bảo đảm trên hai mức độ: một là sự thống nhất trong chính luật bảo vệ mơi trường khơng khí, hai là tính thống nhất trong tồn bộ hệ thống pháp luật.

1.2.2.2. Tính minh bạch khả thi của pháp luật bảo vệ mơi trường

khơng khí ở Việt Nam.

Ngồi tính hệ thống và đồng bộ đã nêu trên thì hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí ở Việt Nam cần phải đảm bảo tính minh bạch và khả thi. Tức là nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để tất cả mọi người đều nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình để tuân thủ nghiêm túc và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Do đó hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cần phải thiết lập thêm cơ chế cơng khai hóa, dân chủ hóa trong hoạt động bảo vệ mơi trường bởi hoạt động bảo vệ mơi trường sẽ khó đạt được hiệu quả nếu thiếu sự tham gia rộng rãi, tích cực của người dân.

Bên cạnh đó cần tích cực xây dựng hệ thống pháp luật có tầm hiệu lực pháp lý cao hơn để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo

vệ mơi trường khơng khí. Để làm được điều này, pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí cần phải tuân theo những yêu cầu sau:

Thứ nhất các nội dung được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện tại. Nếu văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường khơng khí phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề thực tiễn của mơi trường khơng khí đang diễn ra hàng ngày thì nó sẽ tạo địn bẩy thúc đẩy phát triển nền kinh tế- xã hội, đồng thời các nội dung của văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí cũng mang tính khả thi cao hơn.

Thứ hai, các nội dung đó phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, lợi ích chung của xã hội. Với tư cách là phương tiện cơ bản của Nhà nước trong quản lý, các văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí phải có nội dung phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong q trình thể chế hóa thành pháp luật hoặc trong việc tổ chức thực hiện trên thực tế các đường lối, chính sách đó, có như vậy mới bảo đảm thực hiện có hiệu quả và mới bảo vệ hữu hiệu lợi ích cơ bản của các tầng lớp xã hội. Bởi vậy, khi văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí đảm bảo được lợi ích chung của đa số tầng lớp trong xã hội thì hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ được tự giác thực hiện và nhờ đó có khả năng tác động cao hơn.

1.2.2.3. Tính phù hợp với Luật pháp quốc tế.

Các quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí khơng chỉ phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, với hệ thống pháp luật quốc gia mà còn phải phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong xu hướng hội nhập và hợp tác hiện nay, vấn đề này ln địi hỏi phải được chú trọng và trong những giới hạn có thể hệ thống pháp luật quốc gia cần phải phù hợp với các công ước, điều ước và thông lệ

quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia. Hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay phải được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế đã tham gia, tiếp thu và sử dụng có hiệu quả lý luận, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nước khác trên thế giới.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước tham gia nhiều các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việc tham gia các công ước này mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích thiết thực không chỉ về mơi trường mà cịn cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Đồng thời thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về mơi trường tồn cầu. Mặt khác, Việt Nam sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật, tài chính góp phần bảo vệ và cải thiện mơi trường khơng khí, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt để gia tăng các sức ép môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ. Buộc các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng môi trường trong sản xuất kinh doanh của mình để đáp ứng với các yêu cầu của nền kinh tế hội nhập.

1.2.2.4. Tính hợp hiến

Theo Điều 63 Hiến pháp 2013 quy định: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” [15, Điều 63]. Như vậy theo quy định của hiến pháp thì các tổ chức cá nhân có hành vi gây ơ nhiễm môi trường cần phải xử lý nghiêm minh và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó các văn bản pháp luật về lĩnh vực môi trường không khí cần có những quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với từng trường hợp trong từng hồn cảnh nhất định có hành vi gây ơ nhiễm, hủy hoại mơi trường khơng khí để phù hợp với quy định của Hiến pháp. Nội

dung các quy phạm pháp luật trong bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường khơng khí nói riêng khơng được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệ thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến pháp. Tính hợp hiến khơng chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp.

Nói chung việc điều chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay cần phải đảm bảo các yêu cầu trên trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật nói riêng là một nguyên tắc, yêu cầu khách quan, tất yếu của mọi Nhà nước. Khơng những thế, đây cịn là căn cứ để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hồn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)