Các nghiệp vụ khác

Một phần của tài liệu Bài tập lớn đầu tư môn thị trường chứng khoán (Trang 25 - 38)

4. GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG

4.3. Các nghiệp vụ khác

Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi...

Các bước thực hiện lưu ký chứng khoán mà nhóm đã thực hiên là:

Bước 1 : Tại trang web giao dịch trực tuyến, chọn menu Giao dịch đặc biệt rồi đến menu Lưu ký trực tuyến. Một cửa sổ mới sẽ hiện ra.

Bước 2 : Nhập hồ sơ lưu ký

- Nhập mã chứng khoán vào ô “Mã CK”. Ở đây nhóm em chọn là SHB

- Chọn loại chứng khoán ở ô “Loại CK” là “Tự do chuyển nhượng”, hoặc “Hạn chế chuyển nhượng”

- Nhập số lượng chứng khoán lưu ký vào ô “Số lượng”

- Nhập “Mật khẩu giao dịch” và nhấn “Gửi lệnh”

Bước 3 : In hồ sơ lưu ký

Sau khi nhấn Gửi lệnh, thông tin về việc lưu ký sẽ được thể hiện ở màn hình “Các lệnh đã thực hiên” như bên dưới. Có thể sửa, xóa thông tin lưu ký bằng cách ấn các phím tương ứng

Bước 4 : Gửi hồ sơ lưu ký về FPTS Hồ sơ gồm có :

- Phiếu gửi chứng khoán: 02 bản gốc ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) của Chủ tài khoản

- Sổ/Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần: 01 bản gốc

- CMND/Hộ chiếu (Giấy CN ĐKKD và CMND của Người đại diện theo

pháp luật đối với tổ chức): 01 bản copy còn hiệu lực và mới nhất. Bước 5 : Hoàn tất lưu ký

4.3.2. Ứng trước tiền bán chứng khoán.

Trong quá trình đầu tư, ngày 2/10/2013 nhóm có tìm hiểu và thực hiện nghiệp vụ ứng trước tiền bán. Ứng trước tiền bán chứng khoán là khi bán chứng khoán thì sau 3 ngày tiền mới về tài khoản, trong vòng 3 ngày đó khách hàng có thể ứng trước một khoản tiền nhỏ hơn tổng giá trị lượng tiền bán được chứng khoán, và phải trả một mức phí cho mỗi hợp đồng ứng trước tiền bán, hàng ngày sẽ phải trả lãi cho khoản ứng trước tiền bán đó, khoản lãi đó do công ty chứng khoán qui định, được hiểu như là khách hàng đi vay công ty chứng khoán.

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có những qui định khác nhau về hợp đồng ứng trước tiền bán chứng khoán, dưới đây xin dưới thiệu nghiệp vụ ứng trước tiền bán của công ty chứng khoán FPTS.

Đăng nhập vào trang giao dịch trực tuyến chọn Giao dịch tiền rồi chọn Ứng trước tiền bán chứng khoán.

Bước 2: Chọn Mục đích Ứng trước

Trước khi thực hiện yêu cầu ứng trước, khách hàng cần chọn mục đích ứng trước là Giao dịch hay Rút/Chuyển tiền.

Bước 3: Nhập thông tin yêu cầu Ứng trước

Ở đây có thể điền Số tiền yêu cầu ứng trước hoặc điền Số tiền được nhận trước vào các cột tương ứng.

Bạn có thể nhập Số tiền yêu cầu ứng trước hoặc Số tiền được nhận trước tương ứng với từng ngày bán chứng khoán (trên từng dòng).

Hoặc nhập tổng Số tiền được nhận trước, hệ thống sẽ tự phân bổ vào các ngày bán theo thứ tự thời gian.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, chọn "Chấp nhận".

Bước 4: Xác nhận Yêu cầu ứng trước

• Sau khi kiểm tra các thông tin yêu cầu ứng trước, nếu đã chính xác, Khách hàng có thể nhập mật khẩu giao dịch và chọn Chấp nhận.

• Nếu muốn thực hiện lại yêu cầu, Khách hàng có thể chọn Làm lại.

• Nếu yêu cầu đã được ghi nhận vào hệ thống của FPTS, một thông báo sẽ xuất hiện:

Để theo dõi lịch sử ứng trước bạn nhấp vào Giao dịch tiền chọn lịch sử ứng trước tiền bán chứng khoán.

Màn hình sẽ hiện ra:

Các trạng thái Giao dịch ứng trước:

• “Chờ xử lý”: Yêu cầu ứng trước đã được chuyển vào hệ thống của FPTS để chờ xử lý.

• “Đang xử lý”: Yêu cầu ứng trước đang được FPTS thực hiện hạch toán. • “Đã xử lý”: Yêu cầu ứng trước đã được FPTS chấp nhận và hạch toán xong. • “Bị từ chối”: Yêu cầu ứng trước đã bị từ chối bởi FPTS.

• “Đã hủy”: Yêu cầu ứng trước đã bị hủy bởi chính Khách hàng.

• Để hủy một yêu cầu ứng trước,bạnvào Lịch sử ứng trước, bấm vào nút Hủy tại cuối dòng giao dịch muốn hủy.

Khi lệnh hủy được xử lý, hệ thống sẽ thông báo lệnh hủy có được chấp nhận hay không:

Bước 5 : Sửa lệnh Ứng trước tiền bán chứng khoán

Với các lệnh ứng trước để “Giao dịch”, bạn có thể sửa lệnh trong khoảng thời gian từ 15h15 đến 15h45. Để sửa lệnh ứng trước, trong màn hình “Lịch sử ứng trước”, khách hàng nhấn nút “Sửa lệnh”.

Bạn nhập số tiền cần ứng (để sửa cho các lệnh ứng tạm thời để Giao dịch), nhập mật khẩu giao dịch rồi nhấn “Đồng ý”. Hệ thống tự động tính toán Số tiền cần ứng tối thiểu sau khi tính toán số tiền bạn đã giao dịch trong buổi sáng để giúp bạndễ dàng hơn trong việc xác định số tiền để Sửa lệnh ứng trước.

Sau 15h45, các lệnh ứng trước để Giao dịch, dù có được sửa hay không được sửa đều tự động chuyển thành lệnh ứng trước để Rút/ Chuyển tiền.

Dưới đây là hình ảnh về Lịch sử ứng trước tiền bán của nhóm.

4.4. Tất toán tài khoản.

Đến ngày 15/10/2013 nhóm đã hoàn thành việc bán chứng khoán cuối cùng và hoàn thành công tác đầu tư. Ngày 17/10/2013 khoản tiền bán chứng khoán đã về đến tài khoản. Ngày 18/10/2013 chủ tài khoản đã đến công ty chứng khoán để đóng tài khoản và xử lí một số giầy tờ liên quan. Dưới đây xin trình bày về số tiền

lúc đầu tư và số tiền còn lại sau quá trình đầu tư, các giấy tờ chứng minh sẽ được đính kèm ở phía sau.

Số dư cuối kì: 450000 VND Số dư cuối kì 404403VND

Do vậy nhóm đã lỗ 45597 VND, tương ứng với 10,13% tổng số vốn ban đầu. Thực ra quá trình mua bán chứng khoán đã có sinh lời, nhưng do nhóm sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán dẫn tới tài khoản bị trừ đi 60000VND tiền phí, do đó đã dẫn tới tình trạng lỗ.

5. KẾ HOẠCH TĂNG VỐN.

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Kỹ thuật Việt Nam

5.1. Thông tin cơ bản về việc tăng vốn

- Nhóm ngành : Dịch vụ khai thác dầu khí

- Mã chứng khoán : PVS – Sàn giao dịch chứng khoán HNX

Ngày 23/11/2012 Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Việt Nam đã nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký phát hành và chào bán cổ phiếu ra công chúng số 51/GCN-UBCK.( có bản đính kèm). Trong đó:

- Số lượng cổ phiếu phát hành mới : 148.901.047 trong đó :

+ Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu : 44.670.314 với tỷ lệ thực hiện quyền 20:3

+ Chào bán cho cổ đông hiện hữu : 104.230.733 với tỷ lệ thực hiện quyền 20:7

- Ngày giao dịch không hưởng quyền : 10/12/2012

- Ngày đăng ký cuối cùng : 12/12/2012

- Giá cổ phiếu trước khi tăng vốn : Giá đóng cửa ngày 7/12/2012 là 14800 đồng

5.2. Tính giá tham chiếu tại ngày GDKHQ

Công thức : 3 2 1 3 3 2 2 1 1 0 1 ) ( n n n N p n p n p n D P N P + + + + + + − =

Trong đó : P1 : Giá tham chiếu cổ phiếu vào ngày GDKHQ P0 : Giá cổ phiếu trước khi tăng vốn

D : Cổ tức bằng tiền mặt

p1 , p2 , p3 là giá phát hành cổ phiếu bằng tiền mặt, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu

n1 : Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu

n2 : Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức bằng cổ phiếu n3 : Số cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu

N n N n N n p P P 3 1 1 1 0 1 1 * + + + =

Do công ty tăng vốn theo trường hợp chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu nên công thức rút gọn là :

Thay số : P0 = 14800 p1 = 10000 n1 / N = 7/20 n2 / N = 3/20 12200 20 / 3 20 / 7 1 20 / 7 * 10000 14800 1 = + + + = P Vậy

Qua bảng tổng hợp lịch sử giá của chứng khoán PVS từ ngày 7/12/2012 đến ngày 12/12/2012 có thể thấy giá tham chiếu tại ngày 10/12/2012 ( ngày GDKHQ ) là 12200 đồng, giống với kết quả tính toán của nhóm.

6. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT.

Đồ thị SMA-MACD-Bolinger band-RSI-ACB

6.1. Đường trung bình động giản đơn SMA:

Ta xét đường SMA(10) và SMA(25): Ngày 9/5/2013 đường SMA(10) cắt đường SMA(25) từ dưới lên và có chiều hướng đi lên, đây là tín hiệu mà NĐT nên mua CP.

Ngày 19/6/2013 đường SMA(10) cắt đường SMA(25) từ trên xuống và có chiều hướng đi xuống, đây là tín hiệu mà NĐT nên bán CP ra để cắt lỗ. Theo thực tế thì giá ACB liên tục giảm đến cuối tháng 9 mới có xu hướng tăng trở lại.

Đến ngày 24/9/2013 đường SMA(10) lại cắt đường SMA(25) từ dưới lên và có chiều hướng đi lên, NĐT nên mua CP và chờ cơ hội đạt đỉnh thì bán ra thu lãi.

6.2. Đường chỉ báo MACD:

So sánh đường MACD với đường 0, đường tín hiệu EXP(9) và đường giá:

Vào cuối tháng 4/2013, MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên kèm theo xu thế MACD và đường giá tăng. Đây là tín hiệu cho thấy giá CP ACB có xu hướng tăng. Giữa tháng 5/2013 đường MACD cắt đường 0 và đi lên cho thấy xu hướng giá tăng, đây là tín hiệu mua vào để thu lãi. Và thực tế thì giá CP biến động dập dềnh nhưng vẫn tăng đến giữa tháng 6.

Vào giữa tháng 6/2013, MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống kèm theo xu thế MACD và đường giá giảm. Đây là tín hiệu cho thấy,giá CP ACB có xu hướng giảm. Cách thời điểm này 7 ngày thì chúng ta nhận thấy tín hiệu bán khi MACD cắt đường 0 và đi xuống. Thực tế giá tiếp tục giảm mạnh cho đến cuối tháng 9 thì MACD cắt đường 0 từ dưới lên, tại đây ta nhận được tín hiệu mua.

6.3. Đường Bollinger band:

Vào đầu tháng 4/2013 giá thấp hơn đường Lower band và tiếp tục kéo dài, tín hiệu này cho thấy giá sẽ tiếp tục giảm mạnh và đồng thời dự báo có sự đảo chiều. Nhưng trong giai đoạn này giá biến động dập dềnh nên khó đưa ra được quyết định nếu chỉ dựa vào mỗi đường Bollinger band.

Cho đến giữa tháng 5/2013 thì giá biến động dập dềnh tạo các đỉnh liên tiếp nằm trên đường Upper band của dải rồi sau đó có sự đảo chiều giảm giá. Đây là tín hiệu để bán CP. Xu hướng này kéo dài đến cuối tháng 8/2013 giá nằm dưới đường Lower band, sau đó có sự đảo chiều và tăng mạnh. Đây là tín hiệu cho thấy nên mua vào.

6.4. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI:

Đầu tháng 4/2013, đường RSI đạt 13/30, đây được coi là điểm đáy, giá sẽ có xu hướng phục hồi và tăng trong thời gian tới, đây là tín hiệu mua vào.

Giữa tháng 5/2013 đường RSI đạt 82/70, đây được coi là đỉnh điểm và sau mức này giá ACB sẽ giảm , đây là tín hiệu bán ra.

Đến cuối tháng 6 đường RSI đạt 18/30 đây lại là tín hiệu mua vào vì sau mức này giá sẽ có xu hướng tăng.

Đầu tháng 9/2013, đường RSI đạt 26/30, tín hiệu này không rõ nhưng giá cũng có xu hướng tăng nên nhóm đầu tư quyết định mua vào.

6.5. Kết luận:

Vào giữa tháng 4, đường giá đi xuống dưới đường SMA(10) và nằm thấp hơn đường Lower band rồi đi dốc thẳng lên cắt đường SAM(25), tại đây RSI đạt 13/30, đối chiếu lên đường MACD thấy MACD đạt -188. Những điều đó cho thấy giá CP đang ở đáy và sẽ có xu hướng tăng, đó là dấu hiệu NĐT nên mua vào. Sau đó giá CP biến động tăng mạnh, giảm mạnh rồi lại tiếp tục tăng mạnh tiếp.

Giữa tháng 5 giá CP vượt lên trên đường Upper band, tại đây RSI đạt 82/70 và MACD đi lên mốc 0, MACD cắt đường trung bình động của chính nó rồi tiếp tục nằm trên đường EXP(9). Những dấu hiệu đó cho thấy NĐT nên bán CP ra vì giá

CP có xu hướng giảm hoặc dập dềnh sau đó. Đường giá dập dềnh nằm trên đường SMA(10) rồi sau đó liên tục nằm dưới đường này và giảm liên tục tới cuối tháng 8. Đầu tháng 9 thì đường SMA(10) cắt đường SMA(25) từ dưới lên và nằm trên đường giá, đồng thời RSI đạt 27/30, và MACD đạt -147. Những dấu hiệu đó cho thấy tại thời điểm này NĐT nên mua CP vì giá sẽ có xu hướng tăng sau đó.

Nhìn lại quá trình đầu tư ACB của nhóm:

Ngày giao dịch Số lượng CP mua vào Số lượng CP bán ra Giá (VNĐ) 11/9/2013 1 15,100 24/9/2013 7 15,300 2/10/2013 8 15,600

6.6. Nhận định xu hướng tăng, giảm giá của CP ACB trong thời gian tới:

Hiện nay đường SMA(10) đang đi lên và nằm trên đường SMA(25), nhóm tin tưởng đường SMA(10) sẽ còn tiếp tục đi lên và nằm trên đường SMA(25), sự tách biệt nhau giữa 2 đường này là khá lớn nên giá sẽ tăng mạnh vào thời gian gần. Đồng thời đường MACD cũng đang có xu hướng đi lên và tiếp tục nằm trên đường 0 và đường EXP(9) trong thời gian gần, đường giá cũng sẽ đi lên và vượt ra ngoài dải bằng, giải băng lại có xu hướng nới rộng ra. Bên cạnh đó RSI tại thời điểm hiện tai đạt 64/70, kỳ vọng RSI sẽ còn tăng và vượt qua mốc 70. Những điều đó khiến nhóm đầu tư kỳ vọng giá CP sẽ tiếp tục tăng mạnh và đạt đỉnh vào thời gian tới cụ thể là vào cuối tháng 10 đầu tháng 11.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn đầu tư môn thị trường chứng khoán (Trang 25 - 38)