Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 50 mẫu hàm của 50 sinh viên có khớp cắn loại I, lứa tuổi từ 18 đến 25.
Chúng tôi chọn nhóm tuổi này vì đây là nhóm tuổi mà khớp cắn đã phát triển hoàn thiện và ổn định, ảnh hưởng của bệnh lý vùng răng miệng đối với khớp cắn ít hơn các lứa tuổi khác. Chúng tôi chọn những đối tượng có bộ răng đầy đủ, có 28-32 chiếc, chưa trải qua phẫu thuật hay chỉnh nha, Không có tiền sử chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. Chúng tôi loại trừ những đối tượng có các đặc điểm ảnh hưởng tới khớp cắn như mất răng, tổn thương lớn tổ chức cứng của răng , hoặc những đối tượng có răng mọc quá lệch lạc, nằm ngoài cung hàm.
Chúng tôi lựa chọn và thực hiện nghiên cứu trên 50 đối tượng có khớp cắn loại I vì trong cộng đồng, khớp cắn loại I Angle là loại khớp cắn có tỷ lệ cao nhất [1] [2] [4] [6].
4.2. VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.2.1. Hình dáng cung răng
Hình dáng cung răng rất đa dạng, mỗi cung răng của mỗi người lại có một đặc điểm hình dáng riêng biệt, hiện nay đã có nhiều phương tiện máy móc hiện đại giúp xác định hình dáng cung răng một cách chính xác nhất, tuy nhiên với điều kiện hạn chế của nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích hình dáng cung răng một cách định tính, sử dụng thước Orthor Form của hãng 3M với 3 hình dạng chính là hình vuông, hình ô van và hình thuôn dài.
Trong 50 đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chủ yếu cung răng có dạng hình ôvan và hình thuôn dài, tỉ lệ cung răng có dạng hình vuông rất thấp (14% với cung răng hàm trên và 8% với cung răng hàm dưới), số liệu này có sự khác biệt với nghiên cứu trước đây về hình dạng cung răng của người Việt cũng như của người Châu Á.
Ở nghiên cứu của Mùi Thị Trung Hậu [2] có: cung răng dạng hình vuông chiếm 35,3%, ôvan 36%, thuôn dài 28,7%.
Đặng Thị Vỹ [16] có: 58% cung răng dạng hình vuông, 34% dạng hình ôvan và 8% dạng hình thuôn dài, trong đó ở khớp cắn bình thường đa số cung răng có dạng hình ôvan, khớp cắn Angle II đa số cung răng dạng hình thuôn dài, Anlge III chủ yếu dạng hình vuông.
Nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Trần Mỹ Thúy[8], cung răng dạng hình vuông và ôvan là 92%, hình thuôn dài 8% .
Kunihiko Nojima [26] nghiên cứu trên người Nhật Bản thu được kết quả: cung răng hình vuông và ôvan 90%, 10% là dạng hình thuôn dài.
Theo nghiên cứu của các tác giả này, chủ yếu cung răng có dạng hình vuông và ôvan, tỉ lệ cung răng hình thuôn dài là rất thấp. Mặc dù cùng được thực hiện trên người da vàng trưởng thành nhưng các nghiên cứu khác được thực hiện trên tất cả cộng đồng, với cả những đối tượng có khớp cắn loại II, III, nên có thể có một chút sự khác biệt về kết quả.
Trong số 50 mẫu đã nghiên cứu nhận thấy có 8 trường hợp có sự khác biệt về hình dáng giữa cung răng hàm trên và hàm dưới, chiếm tỉ lệ là 16%. Bình thường, hai cung răng hàm trên và hàm dưới có hình dáng giống nhau, đảm bảo sự ăn khớp giữa hai hàm. Trong một loạt những nghiên cứu của Ricketts về hình dạng cung răng đã đưa ra các kết luận, một trong những kết luận đó là: hình dạng cung răng hàm trên đồng dạng với hình dạng cung răng
hàm dưới [29]. Những yếu tố như: áp lực của lưỡi, các cơ vòng môi, sẽ quyết định hình dáng của cung răng, ở những trường hợp hai cung hàm có hình dáng không đồng nhất có thể bị gây ra bởi những nguyên nhân như: bất thường về đường thở (gây hẹp hàm trên), lưỡi có vị trí bất thường, lưỡi có hình dáng bất thường (rộng hàm dưới),…. Mỗi một nguyên nhân dẫn đến thay đổi các yếu tố trên sẽ dẫn đến thay đổi hình dáng của cung hàm.
4.2.2. Kích thước cung răng
Với mỗi chủng tộc khác nhau, vùng miền địa lý khác nhau lại có những đặc điểm về các chỉ số trên cơ thể khác nhau,vì vậy không thể đưa các chỉ số của các chủng người khác trên thế giới để áp dụng cho người Việt. Nghiên cứu bước đầu đưa một vài chỉ số về chiều dài, rộng cung răng của người Việt trưởng thành trong một nhóm nhỏ (50 người có khớp cắn loại I). Việc xác định chỉ số về kích thước cung răng giúp phát hiện sự sai lệch thuộc về cung răng hàm trên hay cung răng hàm dưới trong trường hợp hai cung hàm quá bất tương xứng, có hiện tượng cắn chéo…
Về kích thước được thống kê, chúng tôi thấy rằng các kích thước cung răng của nam đều lớn hơn của nữ (tuy nhiên, với số lượng mẫu nghiên cứu còn hạn chế, sự khác biệt về kích thước cung răng của nam và nữ chưa có ý nghĩa thống kê). Điều này là hợp lý vì các chỉ số nhân trắc trên cơ thế người đều cho thấy các chỉ số của nam hầu hết lớn hơn của nữ, ví dụ: chiều cao trung bình, cân nặng trung bình, các chỉ số ở vùng đầu mặt như chiều dài mặt, chiều rộng mặt,….
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả : Hoàng Tử Hùng và Huỳnh Thị Kim Khang (1992) [7], Lê Đức Lánh 2001[11], Đặng Thị Vỹ 2004[16], Mùi Thị Trung Hậu 2006 [2].
So sánh kích thước cung răng hàm trên với một số tác giả:
Bảng 4.1: Bảng so sánh kích thước cung răng hàm trên với một số tác giả
KTCR (mm) Huỳnh Thị Kim Khang 1992 Lê Đức Lánh 2001 Đặng Thị Vỹ 2004 Bùi Thị Trung Hậu 2006 Tác giả 2012 TB SD TB SD TB SD TB SD TB SD R33 38,54 37,07 36,0 35,0 36,0 35,3 36,29 34,98 37,06 34,91 R66 59,36 51,17 54,4 52,9 55,4 52,9 55,96 54,8 54,08 51,14 D31 9,58 9,47 9,8 9,0 9,8 9,0 8,4 8,13 10,35 7,91 D61 33,9 33,45 28,4 28,3 28,3 26,0 28,6 27,78 28,94 25,83
So sánh số liệu nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trong nước thấy phù hợp, kích thước cung răng của nam lớn hơn của nữ trong cộng đồng người Việt nói chung.
So với số liệu nghiên cứu của Benjamin G.Burris[21] trên người Mỹ da đen và da trắng, chúng tôi thấy các kích thước cung răng của người Việt lớn hơn các kích thước cung răng của người Mỹ da trắng nhưng nhỏ hơn kích thước cung răng của người Mỹ da đen.
So với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng năm 1999 [12] đã so sánh kích thước cung răng của người Việt với người Ấn Độ và người Trung Quốc thấy cung răng người Việt có chiều rộng và chiều dài hơn cung răng người Ấn Độ nhưng lại gần với người Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và kết quả nghiên cứu trên người Nhật bản của Nojima [26] . Qua đó ta có thể khẳng định sự khác biệt về kích thước cung răng ở các chủng tộc khác nhau.
Chúng tôi cũng đã so sánh kích thước cung răng của các dạng cung răng khác nhau là dạng cung răng hình vuông, hình ôvan, hình thuôn dài. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về kích thước của mỗi dạng cung răng này.
- Về chiều rộng, dạng cung răng có chiều rộng lớn nhất là dạng cung răng hình vuông, rồi đến dạng cung răng hình ôvan, nhỏ nhất là dạng cung răng hình thuôn dài.
- Về chiều dài thì ngược lại, cung răng có chiều dài lớn nhất là dạng cung răng hình thuôn dài, rồi đến dạng cung răng hình ôvan, nhỏ nhất là dạng cung răng hình vuông.
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thị Vỹ [16] và Nojima trên người Nhật bản và người da trắng [26]. Như vậy, dạng cung răng hình vuông thì rộng, nhưng lại ngắn, còn dạng cung răng hình thuôn dài thì hẹp và dài.
KẾT LUẬN
1 Tỉ lệ các dạng cung răng ở người có khớp cắn loại I
Trong 50 cung răng nghiên cứu, 42 cung răng có hình dáng hàm trên và dưới giống nhau, 8 cung răng có hình dáng hàm trên và hàm dưới không tương đồng.
Hình dáng cung răng hàm trên:
- Cung răng hình ôvan chiếm tỉ lệ cao nhất (54%) - Cung răng hình thuôn dài (32%)
- Cung răng hình vuông (14%) Hình dáng cung răng hàm dưới:
- Cung răng hình ôvan chiếm tỉ lệ cao nhất (50%) - Cung răng hình thuôn dài (42%)
- Cung răng hình vuông (4%)
2 Kích thước cung răng
Các kích thước cung răng hàm trên lớn hơn kích thước cung răng hàm dưới. Kích thước cung răng hàm trên:
- Chiều dài trước: 9,25±1,72 - Chiều dài sau: 27,55±2,45 - Chiều rộng trước: 36,09±2,45 - Chiều rộng sau: 52,78±3,53 Kích thước cung răng hàm dưới:
- Chiều dài trước: 5,67±1,29 - Chiều dài sau: 22,93±2,27 - Chiều rộng trước: 26,86±2,56 - Chiều rộng sau: 45,17±3,00
3 Kích thước cung răng phân bố theo giới
Các kích thước cung răng hàm trên của nam lớn hơn của nữ. Các kích thước cung răng hàm dưới của nam lớn hơn của nữ.
4 Kích thước cung răng ở các dạng cung răng khác nhau:
Có sự khác biệt về kích thước giữa các dạng cung răng khác nhau. Với cả hàm trên và hàm dưới, về chiều rộng: lớn nhất là cung răng hình vuông, rồi đến dạng cung răng hình ôvan, nhỏ nhất là dạng cung răng hình thuôn dài. Về chiều dài thì ngược lại, lớn nhất là dạng cung răng hình thuôn dài, rồi đến dạng cung răng hình ôvan, nhỏ nhất là dạng cung răng hình vuông.
KIẾN NGHI
Trong nghiên cứu này, cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ, một số tiêu chí có số lượng chưa đủ để thống kê vì thế chưa thể đại diện cho cộng đồng. Chúng tôi mong muốn được nghiên cứu trên một số lượng đối tượng lớn hơn nhiều, đủ để đại diện cho cộng đồng và đưa ra được những kết quả có giá trị. Qua
nghiên cứu này đã phần nào làm sáng tỏ hơn về hình dạng và một số kích thước cung răng ở sinh viên có khớp cắn loại I. Do tính đa dạng về hình thái của cung răng và những đặc trưng di truyền của mỗi chủng tộc khác nhau nên không thể áp dụng những số đo của người Châu Âu với người Việt. Cung răng người Việt cần có những nghiên cứu sâu hơn, từ đó có những lưu ý thay đổi về thực hành phù hợp trong chẩn đoán và điều trị.
Trong điều trị chỉnh nha, tối ưu nhất là bảo tồn hình dáng cung răng ban đầu, để đạt được trạng thái cân bằng giữa cung răng và các thành phần mô mềm, để việc duy trì kết quả sau điều trị được tốt nhất, tránh việc tái phát. Cung răng bình thường người trưởng thành không can thiệp điều trị không phải chỉ có một hình dạng duy nhất mà có ít nhất 3 dạng, các nhà sản xuất vật liệu nha khoa đã sản xuất các dây cung chỉnh răng bẻ sẵn dựa trên số liệu người Âu Mỹ. Nếu chỉ đơn thuần dùng cung bẻ sẵn rồi cắt ngắn đi thì không phù hợp với cung răng người Việt. Do vậy trong tương lai cần đặt vấn đề sản xuất dây cung chỉnh nha riêng, phù hợp với kích thước cung răng của người Việt và hình dạng dây cung cũng cần đa dạng hơn.
TIẾNG VIỆT
1. Đặng Tiến Đạt (2011), Nhận xét đặc điểm tương quan hai hàm trên nhóm sinh viên lứa tuổi 18-25 có lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle,
Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Mùi Thị Trung Hậu (2006), Nhận xét về hình dạng kích thước cung
răng người trưởng thành tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Dương Hồng (1969) Răng Hàm Mặt tập 1, Bộ môn Răng Hàm Mặt,Trường Đại học Y Hà Nội: 246- 250.
4. Hoàng Tử Hùng(2005), Cắn khớp học, Khoa răng hàm mặt, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh: 104-111.
5. Hoàng Tử Hùng (1993), Đặc điểm hình thái nhân học bộ răng người Việt, Luận án tiến sĩ khoa học Y học, Trường Đại học Y-Dược TP Hồ Chí Minh, 150: 87-95.
6. Hoàng Tử Hùng(2003), Giải phẫu răng, Nhà xuất bản y học: 40- 49 7. Hoàng Tử Hùng, Huỳnh Thị Kim Khang (1992), Hìnhthái cung răng
trên người Việt. Tập san hình thái học, 2(2): 4-8.
8. Hoàng Tử Hùng, Trần Mỹ Thúy (1996), Hình thái cung xương ổ răng người Việt- Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
9. Phạm Thị Mai Hương (2001), Nhận xét khớp cắn chức năng ở một nhóm thanh niên người Việt Nam lứa tuổi 18-25, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
bác sỹ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Lê Đức Lánh (2001), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở tre em từ 12 -15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tiến sỹ y học, 147: 109- 116.
12. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (1999), Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người Việt. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2000, Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh: 95-106.
13. Lê Thị Bích Nga (2004), Nhận xét tình trạng bất thường răng mặt của học sinh từ 12 – 15 tuổi trường PTCS Trần Phú – Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
14. Trần Thúy Nga và cộng sự (2001) “Sự hình thành và phát triển cung răng”_ Nha khoa tre em, Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh: 56-73
15. Cao Thị Hoàng Yến (2007), Nhận xét tình trạng khớp cắn của sinh viên Đại Học Y Hà Nội lứa tuổi 18 – 25 . Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Đặng Thị Vỹ (2004), Nhận xét hình dạng và kích thước cung răng tương quan với khuôn mặt và răng cửa hàm trên, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện , chuyên ngành Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Phúc Diên Thảo và Hoàng Tử Hùng (1993), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái vận động biên cửa điểm răng cửa trên mặt
18. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2000), Khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt Nam trong độ tuổi 17 -27, Công trình nghiên cứu khoa học. 19. Đống Khắc Thẩm và cộng sự (2000), Chỉnh hình răng -mặt, Khoa
Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
TIẾNG ANH
20. Andrew LF (1972) The six keys to nomal occlusion. Am.J.Orthod; 62,pp. 296-309.
21. Burris B. G., Harris E.F . (2000): “Maxillary arch size and shape in American Blacks and Whites”. Angle Orthod; 70: 279-302.
22. Fleming J, Buschang PH, Kim KB, Oliver DR. Posttreatment Occlusal Variability Among Angle Class I Nonextraction Patients. Angle Orthodontist, Vol 78, No 4, 2008; 625 - 630.
23. Huang S. T., Miura F ., Soma k. (1991): “ A dental anthropological study of Chinese in Taiwan . Teeth size, dental arch dismesions and forms”. Gaoxiong Yi Xue Ke Xue Za Zhi; 7 (12): 635-643.
24. Kuntz TR, Staley RN, Bigelow HF, Kremenak CR, Kohout FJ, Jakobsen JR. Arch Widths in Adults with Class I Crowded and Class III Malocclusions Compared with Normal Occlusions. Angle Orthodontist, Vol 78, No 4, 2008; 597 - 603.
25. Mutinelli S., Manfredi M., Cozzani M. (2003): “ A mathematic- geomatic model to calculate variation in mandibular arch form”.
form. Angle Orthod; 71:195-200.
27. Pinkham J.R. (1999) Pediatric dentistry: Infancy Through Adolescence, W.B. Saunders Company, Philadenphia; 478: 245-268.
28. Onyeaso CO. Prevalence of malocclusion among adolescents in Ibadan, Nigeria. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2004 Nov; 126(5):604-7.
29. Ricketts RM, Roth RH, Chaconass SJ, Schulholf RJ, Engel GA.
Orthodontic diagnosis and planning. Denver, Colo: Rocky MT data system, 1982: 194- 200.
30. Walkow T. M.,Peck S. (2002): “Dental arch width in class II Division 2 deepbite malocclusion”. Am J Orthop Dentofacial Orthop; 122: 608- 613.
I. HÀNH CHÍNH - Họ và tên: - Tuổi: - Giới: - Lớp: - Tổ: - Ngày khám: II. ĐÁNH GIÁ.
1. Cung răng hàm trên
1.1 Hình dáng cung răng hàm trên:
1.2 Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh):