1.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc áp dụng các biện pháp giám sát,
1.3.1. Anh và xứ Wales
Cảnh cáo
Ở Anh và xứ Wales, những nhà lý thuyết và thực tiễn đều nhìn nhận vấn đề người dưới 18 tuổi phạm pháp từ góc độ thuyết “gắn mác”. Lý thuyết này chỉ ra rằng đối với rất nhiều người dưới 18 tuổi phạm tội, những hình phạt chính thức của pháp luật chỉ góp phần thêm vào việc làm hình thành bản
chưa thành niên, họ sẽ tiếp thu những thái độ và hành vi tội phạm. Do đó, thay vì giúp người dưới 18 tuổi từ bỏ hành vi phạm tội, việc xử phạt chính thức sẽ chỉ làm củng cố thêm tính cách và hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi đó [61, tr.28].
Do việc viện đến Tòa án để xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội ở Anh và xứ Wales được coi là giải pháp cuối cùng bất đắc dĩ, biện pháp cảnh cáo đã được áp dụng ngày càng phổ biến từ những năm 1980. Các cán bộ công an được trao quyền tự quyết trong việc áp dụng biện pháp cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm pháp những lỗi tương đối nhẹ thay vì bắt họ để truy tố chính thức.
Các nghiên cứu về biện pháp cảnh cáo thường chỉ đánh giá tính hiệu quả của biện pháp này dựa trên kết quả giảm số lượng người dưới 18 tuổi bị xử lý bằng hệ thống tư pháp chính thống. Một căn cứ khác mang tính kinh nghiệm trong đánh giá hiệu quả của biện pháp cảnh cáo là tìm hiểu xem biện pháp này có giúp giảm hành vi tái phạm của người bị cảnh cáo hay không. Cả hai phương pháp đánh giá này đều cho thấy biện pháp khiển trách là có hiệu quả: các nghiên cứu cho thấy số người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử lý chính thức tại Tịa án và bị xử phạt tù có xu hướng giảm bền vững thấy rõ khi áp dụng cảnh cáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy biện pháp cảnh cáo còn tỏ ra hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng tái phạm của người dưới 18 tuổi phạm pháp “tỷ lệ tái phạm trong số người vi phạm bị cảnh cáo so với những
người chưa từng bị cảnh cáo hoặc chưa từng phải ra trước tòa chỉ là khoảng một phần mười” [61, tr.33].
Phong trào tăng cường sử dụng biện pháp cảnh cáo và nhu cầu có thêm những biện pháp xử lý chuyển hướng trước khởi tố đã dẫn đến việc ra đời của các đội liên ngành. Những đội này bao gồm đại diện Công an, Dịch vụ xã hội, Ngành giáo dục, Dịch vụ thanh thiếu niên và Tình nguyện viên.
18 tuổi có cần được hỗ trợ, can thiệp để giúp họ tránh tham gia vào các hoạt động tội phạm về sau này hay không. Biện pháp can thiệp được chọn thường là dưới hình thức các chương trình giáo dục, chương trình xã hội, chương trình xử lý hành vi vi phạm và khắc phục đền bù cho người bị hại và cộng đồng.
Biện pháp bán giam giữ (IT)
Biện pháp xử lý bán giam giữ được Bộ Y tế và An ninh Xã hội chính thức đưa vào áp dụng từ năm 1983. Dự án này đã tiêu tốn của Chính phủ 15 tỷ bảng nhưng bù lại đã được 4.500 “cơ sở tại cộng đồng” cho người dưới 18 tuổi phạm pháp đã phạm những tội nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần. Các cơ sở này là phương án thay thế cho việc giam giữ người dưới 18 tuổi phạm pháp và có chức năng quản lý giám sát chặt chẽ, đồng thời vạch ra các chương trình giúp người dưới 18 tuổi giảm nguy cơ tái phạm thông qua việc xử lý sớm những xu hướng tội phạm trong số họ [61, tr.527].
Do các chương trình IT là biện pháp thay thế cho giam giữ nên các cơ sở này buộc phải giữ “kỷ luật thép” tương tự như trong trại giam, nghĩa là có quản lý giám sát chặt chẽ trong khi người dưới 18 tuổi vẫn được tham gia vào các chương trình tại cộng đồng.
Tư pháp phục hồi cảnh cáo “3R” (xử lý chuyển hướng trước khởi tố)
Trong suốt 10 năm vừa qua, các chương trình xử lý chuyển hướng phục hồi mới đã được phát triển mạnh mẽ tại Anh và xứ Wales. Tuy nhiên, chương trình đầu tiên trong số đó thì lại khơng hồn tồn mới vì nó chính là phiên bản mang thêm tính phục hồi của biện pháp cảnh cáo đã triển khai trước đó. Chương trình này ra đời vào năm 1997 sau thắng lợi của Công đảng trong cuộc bầu cử Chính phủ. Chương trình thứ hai trong số này được Đạo luật về Chứng cứ hình sự và tư pháp thanh thiếu niên quy định vào năm 1999 tập trung vào mơ hình lệnh chuyển tuyến. Các lệnh chuyển tuyến được sử dụng
để chuyển người dưới 18 tuổi phạm pháp cho các Đội công tác người dưới 18 tuổi phạm pháp xử lý [61, tr.534].
Chính phủ Cơng đảng của Anh và xứ Wales đã triển khai quy trình cảnh cáo 3R; Cảnh sát vùng Thames Valley đã thực thi quy trình này từ năm 1998. Quy trình này cũng tương tự như biện pháp cảnh cáo trước đó, trừ việc các nhân viên Chính phủ đã cộng gộp, lồng ghép 3R dựa trên các nguyên tắc tư pháp phục hồi vào biện pháp này. Các cán bộ áp dụng biện pháp cảnh cáo 3R được đào tạo trước khi tham gia vào lĩnh vực này; chương trình đào tạo của họ tập trung vào kỹ năng điều hành các cuộc thảo luận với người dưới 18 tuổi vi phạm thông qua việc bàn thảo phân tích về hành vi vi phạm và làm thế nào để khắc phục những thiệt hại gây ra do hành vi đó.
Phục hồi (Restoration), Tái hòa nhập (Reintegration) và Chịu trách nhiệm (Responsibility) đã tạo nên tên gọi 3R của biện pháp này và thể hiện sự cần thiết của việc người dưới 18 tuổi phạm pháp phải giải quyết các hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Mục tiêu này được thực hiện thơng qua việc người dưới 18 tuổi xin lỗi, sửa chữa hành vi của mình, trả “món nợ” với cộng đồng và thừa nhận trách nhiệm đối với hành vi vi phạm cũng như những thiệt hại mà họ đã gây ra cho người bị hại và cộng đồng [61, tr.544].
Lệnh chuyển tuyến
Các đội công tác người dưới 18 tuổi phạm pháp (YOP) tương tự như mơ hình ban tham mưu của Canada ở khía cạnh cơ cấu thành viên, mục tiêu và tổ chức. Người vi phạm lần đầu là người từ 10 tuổi đến 17 tuổi bị kết luận là có tội được chuyển tới Đội cơng tác YOP nếu họ khơng được Tịa án miễn trách nhiệm hoàn toàn mà vi phạm của họ được cho là không nghiêm trọng đến mức phải xử phạt giam giữ [61, tr.548].
Các đội công tác này bao gồm đại diện từ nhiều cơ quan đoàn thể, ít nhất là bao gồm 2 thành viên từ cộng đồng và một đại diện cha mẹ người
dưới 18 tuổi phạm pháp (nếu chúng từ 16 tuổi trở xuống). Tương tự như mơ hình Ban tham mưu Canada, các đội YOP cũng hoạt động trên nguyên tắc phục hồi. Chính vì vậy, người bị hại và đại diện cộng đồng được mời tham gia cùng với cán bộ hỗ trợ hoặc cán bộ mạng lưới xã hội dành cho người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
Thỏa thuận đạt được trong biện pháp này cũng tương tự như quá trình cùng thống nhất ra quyết định trong mơ hình Ban tham mưu của Canada bao gồm việc vạch ra các biện pháp giúp người vi phạm khắc phục thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Việc khắc phục này được thực hiện thông qua bồi thường thiệt hại đối với những người bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm (người bị hại hoặc cộng đồng); đồng thời, yêu cầu người vi phạm phải tham gia vào các chương trình xử lý phù hợp. Các chương trình được chọn dựa trên tiêu chí các bên đều thống nhất rằng các chương trình đó sẽ giúp người dưới 18 tuổi tránh vi phạm trong tương lai.