Bảo vệ quyền con người bằng chế định hỗn chấp hành hình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 35 - 38)

1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp

1.2.4. Bảo vệ quyền con người bằng chế định hỗn chấp hành hình

phạt tù

Khi bản án có hiệu lực pháp luật thì các cá nhân, tổ chức có liên quan phải tôn trọng, người bị kết án phải chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng các quy định của pháp luật về hình phạt. Đây là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến pháp, điều này thể hiện tầm quan trọng của việc thi hành án. Tuy nhiên, vì những lý do đặc biệt nhất định thuộc về nhân thân người bị kết án như hoàn cảnh, điều kiện gia đình hoặc nhu cầu cơng vụ mà người bị kết án phạt tù chưa thể đi thi hành án ngay được, khi đó người bị kết án phạt tù có thể được xem xét hỗn chấp hành hình phạt tù.

Chấp hành hình phạt tù là việc người phạm tội phải chấp hành phán quyết của Tòa án dành cho họ, đây là hình thức tước bỏ hoặc hạn chế quyền tự do của người bị kết án với mục đích để giáo dục, cải tạo, cách li họ khỏi đời sống xã hội, hạn chế, ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ có thể gây ra. Tuy nhiên, pháp luật của nhà nước ta mang bản chất nhân đạo, vì vậy trong những trường hợp đặc biệt có liên quan đến nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh của người bị kết án, nhà nước ta có thể xem xét hỗn chấp hành hình phạt tù trong một khoảng thời gian nhất định để người phạm tội có thời gian, điều kiện khắc phục, giải quyết khó khăn, để sau đó tồn tâm, tồn ý cho việc chấp hành hình phạt, giúp cho việc cải tạo của người phạm tội được tốt hơn, thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta, nâng cao tính giáo dục, giúp người phạm tội thêm tin tưởng vào chính sách, pháp luật của nhà nước ta, giúp họ sớm tái hòa nhập cộng đồng và trở thành những công dân tốt sau khi chấp hành xong hình phạt.

Ngược lại, nếu trong điều kiện, hồn cảnh nhân thân đặc biệt của người phạm tội như bị bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi,... nếu họ không được hỗn chấp hành hình phạt tù thì người phạm tội sẽ khơng thể chấp hành hình phạt hoặc khơng tồn tâm, tồn ý cho việc chấp hành hình phạt, dẫn đến hiệu quả chấp hành hình phạt sẽ khơng cao, mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội khó có thể đạt được. Vì vậy, việc hỗn chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định đối với những trường hợp có hồn cảnh, điều kiện đặc biệt là hết sức cần thiết, giúp tạo điều kiện cho người phạm tội có điều kiện chấp hành hình phạt được tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội, thể hiện đúng chính sách nhân đạo trong pháp luật hình sự của Nhà nước ta.

Chế định hoãn chấp hành hình phạt tù là sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người, chế định này được thể hiện qua việc ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định (có điều kiện), chế định này chỉ có thể được áp dụng đối với người đã bị kết án và họ chưa chấp hành hình phạt tù. Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ quy định điều kiện được hỗn chấp hành hình phạt tù chứ khơng quy định cụ thể hình phạt tù đó là tù có thời hạn hay khơng có thời hạn, chế định này khơng những thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam mà còn cho thấy tính cơng bằng, khách quan trong việc bảo vệ quyền con người của pháp luật Việt Nam.

Lần đầu tiên, vấn đề hỗn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1985, điều luật này đã quy định điều kiện để hỗn chấp hành hình phạt tù. Vấn đề hỗn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999 và tiếp tục được ghi nhận đầy đủ hơn tại Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, cũng giống như Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng khơng đưa ra được khái niệm hỗn chấp hành hình phạt tù mà chỉ quy định về các điều kiện để được hỗn chấp hành hình phạt tù.

Trước tiên, như đã nói ở trên, "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó".

Đối với khái niệm "chấp hành", theo Từ điển Tiếng Việt thì chấp hành dùng để chỉ việc "thi hành, thực hiện những điều quy định trong chính sách, pháp luật, kế hoạch, mệnh lệnh, phán quyết" [60, Chấp_hành]. Tuy nhiên, dưới góc độ luật hình sự thì chấp hành là việc thi hành những quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.

Khái niệm "hoãn" theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là "chuyển thời điểm định làm việc gì đó sang thời điểm khác, muộn hơn" [60, Hỗn]. Dưới góc độ luật hình sự thì "hỗn" là tạm dừng, chưa phải chấp hành một quyết định nào đó của cơ quan có thẩm quyền mà lẽ ra mình phải bị chấp hành.

Xoay quanh vấn đề khái niệm về miễn chấp hành hình phạt tù, các nhà khoa học cũng chưa đưa ra được một khái niệm thống nhất, theo GS. TSKH Lê Văn Cảm,“Hỗn chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng lại trong một

thời hạn nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu

người này chưa chấp hành hình phạt tù đó” [11, tr.794]; GS.TS Nguyễn

Ngọc Hịa cho rằng: "Hỗn chấp hành hình phạt tù là chuyển việc thi hành hình phạt tù sang thời điểm muộn hơn" [28, tr.310]; còn với TS. Trịnh Tiến Việt: "Hỗn chấp hành hình phạt tù là việc Tòa án cho phép người bị kết án chuyển việc thi hành án phạt tù sang thời điểm muộn hơn. Nói một cách khác, đó là việc cho phép người bị kết án tiếp tục sống và làm việc ngoài xã hội, chưa buộc người này phải vào trại giam để chấp hành hình phạt tù" [59, tr.435].

Qua nghiên cứu, phân tích, tác giả đưa ra khái niệm hỗn chấp hành hình phạt như sau: Hỗn chấp hành hình phạt tù là chuyển việc chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án nhưng chưa chấp hành hình phạt tù sang

thời điểm muộn hơn so với thời điểm được quy định tại bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án.

Từ khái niệm khoa học về hỗn chấp hành hình phạt tù nên trên, có thể khẳng định bản chất pháp lý của chế định này như sau: Hỗn chấp hành hình phạt tù là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, được thể hiện thơng qua việc Tịa án quyết định chuyển việc chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án (nhưng chưa chấp hành hình phạt đó) sang thời điểm muộn hơn so với thời điểm đã được quy định tại bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án đối với người phạm tội, trong một thời gian nhất định khi có đầy đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định.

Ví dụ: Tháng 6 năm 2015, Nguyễn Văn Hậu, 25 tuổi (có đủ năng lực trách nhiệm hình sự) thường trú tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên có mâu thuẫn với Dương Văn Hùng 27 tuổi, ở cùng xã với Hậu. Hai bên xô sát, Hậu dùng ống tuýp kẽm đánh Hùng gẫy xương bả vai và đa chấn thương nhiều vùng trên cơ thể. Kết quả giám định, Hùng bị thương tật 12%. Căn cứ hồ sơ vụ án và Điểm a, Khoản 1, Điều 104 Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Tòa án nhân dân huyện Đại Từ tuyên phạt Nguyễn Văn Hậu 24 tháng tù. Trước khi chấp hành hình phạt tù, Nguyễn Văn Hậu đã có Đơn đề nghị Tịa án cho hỗn chấp hành hình phạt tù với lý do Hậu là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt. Sau khi xác minh, Tịa án đã ra quyết định hỗn chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hậu, thời gian được hoãn chấp hành hình phạt là 12 tháng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)