Tổng quan về hoạt động tín dụng tại EIB.TSN

Một phần của tài liệu Nâng cao rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (eximbank) CN tân sơn nhất (Trang 34)

2.1.1 .Tóm tắt q trình hình thành và phát triển của ngân hàng

2.1.5. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại EIB.TSN

2.1.5.1. Nguyên tắc tín dụng tại EIB.TSN

Các đơn vị tổ chức xét duyệt cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.

Các bộ phận thuộc bộ phận tín dụng thực hiện cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định tín dụng, tách bạch giữa bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận thẩm định giá tài sản đảm bảo là bất động sản, tách bạch giữa bộ phận thẩm định với bộ phận hỗ trợ tín dụng. Với các quy định này, EIB.TSN đã gia tăng tính trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với món tín dụng do mình phụ trách làm tăng hiểu quả tín dụng.

2.1.5.2. Quy trình tín dụng

EIB.TSN sử dụng quy trình tín dụng chung cho tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Tại EIB.TSN, quy trình tín dụng được phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, quy trình được sử dụng chung cho tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp của EIB.TSN, quy trình gồm các bước:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.

Bước 6: Giải ngân.

Bước 3: Điều tra, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh.

Bước 5: Lập báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 4: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn.

Bước 8: Thanh lý tín dụng. Bước 7: Thu nợ và giám sát tín dụng.

24

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tân Sơn Nhất. nghiệp tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tân Sơn Nhất.

2.2.1. Quy định về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại EIB.TSN

Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng và cũng là hoạt động đem về thu nhập chính cho ngân hàng. Cho dù đối tượng đi vay là cá nhân hay tổ chức thì đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc tín dụng ngân hàng cũng như các quy định pháp lý về cho vay.

Quy định pháp lý về cho vay doanh nghiệp được áp dụng đối với chi nhánh là quyết định số 05/2006/QĐ – HĐQT – TD ngày 01/09/2006 về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư, xuất nhập khẩu,… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.

Các hình thức cho vay:

- Cho vay ngắn hạn (thời hạn vay dưới 12 tháng), có 2 hình thức phổ biến:

+ Cho vay theo món: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và giải ngân nhiều lần theo hạn mức đó.

- Cho vay trung dài hạn (trung hạn trên 12 tháng đến 60 tháng và dài hạn trên 60 tháng) bao gồm cho vay mua sắm thiết bị, cho vay đầu tư dự án.

Lãi suất cho vay được áp dụng tại EIB.TSN:

- Đối với đồng nội tệ (VNĐ): lãi suất ngắn hạn là từ 10% đến 11%, trung dài hạn từ 11.5% đến 13.5%.

- Đối với đồng đô la Mỹ (USD): lãi suất ngắn hạn là từ 4% đến 5%, không hỗ trợ cho vay trung dài hạn.

2.2.2. Tình hình dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Năm 2012 là năm EIB.TSN bắt đầu thay đổi chính sách hoạt động, tách phịng tín dụng tổng hợp ra thành 2 phịng: Phịng tín dụng cá nhân và phịng tín dụng doanh

25

nghiệp. Hoạt động tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng mạnh.

Bảng 2.2. Tình hình dƣ nợ của EIB.TSN ĐVT: Triệu đồng. Dƣ nợ Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm (%) (2) - (1) (3) -(2) Năm 2013 Năm 2014 Cho vay cá nhân 296,962 499,854 665,867 202,892 166,013 68.32 33.21 Cho vay doanh nghiệp 215,926 459,559 629,594 243,633 170,035 112.83 37.00 Tổng dƣ nợ 512,888 959,413 1,295,461 446,525 336,048 87.06 35.03 Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN

Thông qua bảng số liệu ta thấy, hiệu quả tín dụng của EIB.TSN đang có chuyển biến tích cực, tổng dư nợ qua các năm tăng mạnh. Năm 2012 tổng dư nợ là 512,888 triệu đồng, năm 2013 là 959,413 triệu đồng tăng 446,525 triệu đồng tăng 87.06%. Đến năm 2014 tổng dư nợ tiếp tục tăng thêm 336,048 triệu đồng, tăng 35.03% đạt ở mức 1,295,461 triệu đồng. Dư nợ tăng mạnh do EIB.TSN đang mở rộng cho vay.

Bảng 2.3. Cơ cấu dƣ nợ ĐVT: Triệu đồng

Dƣ nợ

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay cá nhân 296,962 57.90 499,854 52.10 665,867 51.40 Cho vay doanh nghiệp 215,926 42.10 459,559 47.90 629,594 48.60 Tổng dƣ nợ 512,888 100 959,413 100 1,295,461 100 Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN

26

Trong cơ cấu dư nợ, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân luôn cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2012 tổng dư nợ EIB.TSN đạt 512,888 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 296,962 triệu đồng chiếm 57.90%, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 215,926 triệu đồng chiếm 42.10%. Sang năm 2013, tổng dư nợ đã tăng lên 959,413 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 499,854 triệu đồng chiếm 52.10%, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 459,559 triệu đồng chiếm 47.90%. Qua năm 2014, dư nợ khách hàng cá nhân tăng lên là 665,867 triệu đồng chiếm 51.40% trong tổng dư nợ, dư nợ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng lên 629,594 triệu đồng chiếm 48.60%.

Biểu đồ 2.2. Biến động dƣ nợ EIB.TSN ĐVT:Triệu đồng

Thông qua biểu đồ ta thấy cơ cấu dư nợ EIB.TSN đang chuyển biến rõ rệt, mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhưng đang có xu hướng giảm đi, tỷ trọng dư nợ khách hàng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ đang tăng từ năm 2012 chiếm 42.10%, năm 2013 chiếm 47.90%, đến năm 2014 chiếm 48.60%. Chứng tỏ EIB.TSN đang chuyển hướng, đẩy mạnh cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp.

27

Bảng 2.4. Biến động dƣ nợ theo thời hạn vay ĐVT:Triệu đồng. Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) Mức tăng/giảm Tỷ lệ tăng/giảm (%) (2) - (1) (3) -(2) Năm 2013 Năm 2014 Ngắn hạn 179,703 379,593 578,936 199,890 140,727 111.23 37.07 Trung và dài hạn 36,223 79,966 50,658 43,743 (29,308) 120.76 (36.65) Tổng 215,926 459,559 629,594 243,633 170,035 112.83 37.00 Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN

Thông qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ ngắn hạn tại EIB.TSN năm 2012 là 179,703 triệu đồng đến năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là 379,593 triệu đồng, tăng 199,890 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 111.23%. Cùng chung xu hướng, sang giai đoạn 2013 – 2014 thì tình hình dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng, cụ thể đến năm 2014 thì dư nợ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là 578,936 triệu đồng, tăng 140,727 triệu đồng, tăng 37.07%.

Đối với dư nợ theo thời hạn vay trung dài hạn, giai đoạn 2012-2013 dư nợ có xu hướng tăng nhanh từ 36,223 triệu đồng năm 2012, tăng thêm 43,743 triệu đồng làm cho dư nợ năm 2013 đạt mức 79,966 triệu đồng, tăng 120.76 %. Bước sang giai đoạn 2013- 2014, xu hướng hoàn toàn ngược lại dư nợ trung và dài hạn giảm xuống 29,308 triệu đồng, từ 79,966 triệu đồng năm 2013 còn 50,658 triệu đồng năm 2014, giảm 36.65%. Do đặc điểm của khoản nợ trung dài hạn có thời gian luân chuyển trên 1 năm nên dư nợ năm 2012, 2013 chiếm tỷ trọng cao, đến năm 2014 do các khoản nợ đã đến thời hạn thanh toán, đồng thời trong giai đoạn này lãi suất không ổn định, để hạn chế rủi ro do lãi suất khách hàng đã hạn chế vay trung dài hạn nên dư nợ trung và dài hạn giảm.

Với diễn biến tình hình dư nợ trên, ta thấy rõ trong năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn đều tăng mạnh. Lý giải cho điều này đó là tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong năm 2013 diễn ra sôi nổi, nhu cầu sử dụng vốn của các khách hàng ngày càng tăng, EIB đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh

28

nghiệp. Sự gia tăng song song này chứng tỏ ngoài việc chú trọng cho vay ngắn hạn, EIB.TSN cũng bắt đầu quan tâm các khoản vay trung và dài hạn mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro hơn các khoản cho vay ngắn hạn nhưng nó lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn vay

ĐVT: Triệu đồng

Căn cứ vào biểu đồ cho thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cả 3 năm. Điều này có 2 nguyên nhân: Một là yếu tố rủi ro, độ rủi ro tỷ lệ thuận với thời gian khoản tài trợ, điều này có nghĩa xét trên một khía cạnh nào đó, tín dụng ngắn hạn ít rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Hai là chi phí vốn, chi phí vốn dùng cho khoản tín dụng ngắn hạn ít hơn và dễ huy động hơn khoản tín dụng trung và dài hạn. Chứng tỏ, EIB.TSN đang rất thận trọng trong các khoản cho vay của mình. Hơn nữa là do các doanh nhiệp thường tập trung vào các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc chỉ có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền nhanh lại vừa hạn chế được rủi ro không trả được nợ cho ngân hàng. Năm 2012 là năm EIB.TSN bắt đầu thay đổi chính sách hoạt động, tách phịng tín dụng tổng hợp ra thành 2 phịng: Phịng tín dụng cá nhân và phịng tín dụng doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động tài trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng mạnh. Hơn

29

nữa, năm 2014 Nhà nước thắt chặt tín dụng, giảm đầu tư công, khiến các khoản giải ngân trung dài hạn giảm mạnh và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ của EIB.TSN.

2.2.2.2. Dƣ nợ theo đối tƣợng vay

Bảng 2.5. Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo đối tƣợng vay ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) Mức tăng/giảm tăng/giảm (%) Tỷ lệ (2) - (1) (3) -(2) Năm 2013 Năm 2014 Doanh nghiệp lớn 89,927 189,230 219,120 99,303 29,890 110.43 15.08 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 125,999 270,329 410,474 144,330 140,145 114.55 51.84 Tổng 215,926 459,559 629,594 243,633 170,035 112.83 37.00

Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN.

Ta có thể thấy dư nợ theo đối tượng vay của EIB.TSN có cùng xu hướng là tăng qua các năm. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp lớn thì tình hình dư nợ tăng trong 3 năm. Năm 2013, dư nợ nhóm khách hàng này đạt 189,230 triệu đồng tăng thêm 99,303 triệu đồng so với năm 2012 là 89,927 triệu đồng, tương đương tăng 110.43%. Năm 2014, dư nợ cũng tiếp tục tăng lên đạt 219,120 triệu đồng tăng 29,890 triệu đồng, tăng 15.08% so với năm trước đó.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dư nợ cho vay là 125,999 triệu đồng năm 2012 đến năm 2013 dư nợ tăng lên 270,329 triệu đồng, tăng 144,330 triệu đồng, tương đương 114.55%. Chung với xu hướng như giai đoạn 2012 – 2013, giai đoạn 2013 – 2014 dư nợ cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng từ 270,329 triệu đồng năm 2013 lên 410,474 triệu đồng, tăng 140,145 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 51.84% vào năm 2014. Lý giải cho điều này là do bắt đầu năm 2013 EIB.TSN đang xúc tiến, năm 2014 đẩy mạnh, mở rộng qui mô hoạt động cho vay đối với các doanh

30

nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng vay

ĐVT: Triệu đồng

Nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng của EIB.TSN có sự khác biệt rõ rệt giữa các đối tượng có nhu cầu vay tại EIB.TSN. Ta thấy trong tổng dư nợ, thì cả 3 năm dư nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ln chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Điều này là do, với các doanh nghiệp lớn, nhu cầu sử dụng vốn vay là rất lớn, do quy mô nguồn vốn của EIB.TSN một phần không thể đáp ứng được nhiều cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này. Phần khác do chính sách xác định quyền hạn cấp hạn mức tín dụng của EIB đối với EIB.TSN, cho các khoản vay lớn không thuộc thẩm quyền của chi nhánh. Mặc khác tại chi nhánh phần lớn cán bộ tín dụng cịn khá trẻ, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên việc cấp hạn mức cũng như theo dõi các khoản vay lớn này sẽ rất khó khăn, khi có rủi ro nhóm khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh gây khó khăn cho việc chi trả nợ cho ngân hàng thì EIB.TSN khơng đủ khả năng xử lý tổn thất do món nợ lớn này gây ra. Hơn nữa, do đặc điểm khách hàng cũng như chính sách đẩy mạnh cho vay chủ yếu của EIB.TSN phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.2.3. Dƣ nợ theo tài sản đảm bảo.

Một trong những điều kiện cho vay là khách hàng phải có tài sản đảm bảo, nó phải có tài sản đảm bảo, nó là “chiếc phao” cuối cùng mà ngân hàng dùng để thu hồi lại khoản

31

nợ khi mà khách hàng gặp rủi ro, mất khả năng thanh toán khoản nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện đủ trong việc xét duyệt cho vay, là nguồn dự phòng khi nguồn thu nợ gặp rủi ro dẫn đến ngân hàng không thu hồi được cả vốn và lãi.

Bảng 2.6. Biến động dƣ nợ theo tài sản đảm bảo ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) Mức tăng/giảm tăng/giảm (%) Tỷ lệ (2) - (1) (3) -(2) Năm 2013 Năm 2014 Bất động sản 103,644 229,780 346,277 126,135 116,497 121.70 50.70 Động sản khác 2,807 11,029 6,296 8,222 (4,733) 292.92 (42.92) Giấy tờ có giá 64,778 105,699 176,286 40,921 70,588 63.17 66.78 Hàng hóa 21,593 59,743 25,184 38,150 (34,559) 176.68 (57.85) Tín chấp 23,104 53,309 75,551 30,205 22,242 130.73 41.72 Tổng 215,926 459,559 629,594 243,633 170,035 112.83 37.00 Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN.

Qua số liệu về biến động dư nợ theo tài sản đảm bảo của EIB.TSN cho thấy tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo đang rất biến động. Cụ thể đối với hình thức cho vay đảm bảo bằng bất động sản, năm 2013 đạt mức 229,780 triệu đồng tăng 126,135 triệu đồng, tăng 121.70% so với năm 2012 dư nợ ở mức 103,644 triệu đồng. Sang đến năm 2014, dư nợ cho vay có đảm bảo bằng bất động sản tiếp tục tăng thêm 116,497 triệu đồng, tăng 50.70% so với năm trước đó, ở mức 346,277 triệu đồng.

Đối với cho vay có đảm bảo bằng động sản khác, dư nợ tăng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013 nhưng lại giảm đáng kể ở năm 2014. Cụ thể, năm 2013 dư nợ ở khoản vay này là 11,029 triệu đồng tăng 8,222 triệu đồng so với năm 2012 là 2,807 triệu đồng tăng 292.92%. Đến năm 2014, dư nợ lại giảm xuống chỉ còn 6,296 triệu đồng, giảm 4,733 triệu đồng so với năm trước.

Đối với cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá có chung xu hướng với cho vay có đảm bảo bằng bất động sản là tăng đều qua các năm. Cụ thể, dư nợ năm 2012 là 64,778 triệu đồng, năm 2013 là 105,699 triệu đồng tăng 40,921 triệu đồng tăng 63.17%.

32

Năm 2014 tiếp tục tăng so với năm 2013 với dư nợ đạt 176,286 triệu đồng, tăng 70,588 triệu đồng, tăng 66.78%.

Đối với các món vay đảm bảo bằng hàng hóa lại cùng chung xu hướng với các món vay có bảo đảm bằng động sản khác, giai đoạn 2012 – 2013 tăng nhưng đến năm 2014 lại giảm xuống. Có thể thấy rõ hơn, năm 2013 dư nợ món vay này tăng từ 21,593

Một phần của tài liệu Nâng cao rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (eximbank) CN tân sơn nhất (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)