Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự quy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 72 - 73)

định chưa bảo đảm tính thống nhất

Chúng ta cùng xem xét vụ việc sau: Ngày 01/11/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Biên, có trụ sở tại Hải Phòng, gửi đề nghị giao kết hợp đồng dân sự cho Công ty cổ phần xây dựng & kinh doanh nhà Khánh Hưng, có trụ sở tại Hưng Yên với nội dung: Bán 100 tấn thép cây xây dựng, kích cỡ D8- D22, chất lượng loại 1, xuất xứ lô hàng là Việt Nam; giá bán: 9.500.000 VND/tấn (chưa bao gồm thuế VAT), thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; điều kiện giao hàng là giao hàng trên phương tiện của bên mua; nếu Công ty cổ phần xây dựng & kinh doanh nhà Khánh Hưng đồng ý mua thì trả lời bằng văn bản trước ngày 15/11/2009. Ngày 12/11/2009, Công ty cổ phần xây dựng & kinh doanh nhà Khánh Hưng có văn bản trả lời chấp nhận đề nghị giao kết với nội dung nêu trên (theo dấu bưu điện), nhưng đến ngày 17/11/2009 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Biên mới nhận được. Như vậy, trong trường hợp

này chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có được cơng nhận hay khơng? Khoản 1 Điều 397 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định:

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề

69

nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị [23].

Đối chiếu với trường hợp trên, trả lời chấp nhận đề nghị của Công ty cổ phần xây dựng & kinh doanh nhà Khánh Hưng được thực hiện trong thời hạn đã nêu trong đề nghị giao kết nên có hiệu lực; Nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Biên lại nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết chậm 3 ngày nên được coi là một đề nghị mới của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Khánh Hưng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Biên. Đây là điểm quy định không thống nhất của Khoản 1 Điều 397 Bộ luật Dân sự năm 2005, khi đồng thời vừa quy định theo "Thuyết tống phát" (việc trả lời chấp nhận có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đã được ấn định trả lời - tức là khi trả lời chấp nhận được gửi đi đã có hiệu lực), vừa theo "Thuyết tiếp nhận" (bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời - tức là trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực và được cơng nhận khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời trong thời hạn đã ấn định). Do đó, theo chúng tơi, Khoản 1 Điều 397 Bộ luật Dân sự năm 2005 cần phải được sửa đổi để bảo đảm tính thống nhất khi áp dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giao kết hợp đồng dân sự theo bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)